Thế nào là tính độc lập trong kiểm toán

Ý kiến của kiểm toán viên (KTV) trên báo cáo tài chính (BCTC) có thể ảnh hưởng rất lớn đến các nhà quản lý, nhà đầu tư, ngân hàng... Vì thế, KTV cần tuân thủ theo những yêu cầu, nguyên tắc về các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Trong đó, yếu tố đầu tiên và quan trọng là tính độc lập của KTV.

Tính độc lập - chuẩn mực của nghề kiểm toán

Yêu cầu tính độc lập đặt ra cho KTV phải trung thực, có tính trách nhiệm và không bị tác động bởi bất cứ yếu tố khách quan hay chủ quan nào.Năm 1991, thị trường dịch vụ kiểm toán độc lập đã được hình thành với sự ra đời của Công tyDịch vụKiểm toán và Công ty Dịch vụ Kế toán. Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính đến ngày 20-5-2022 có hơn 200 doanh nghiệp (DN) kiểm toán trên cả nước, với hơn 2.500 người có chứng chỉ KTV và đã đăng ký hành nghề. Cùng với sự phát triển của hoạt động kiểm toán độc lập, yêu cầu về chất lượng kiểm toán ngày càng cao và điều đó càng đòi hỏi đội ngũ KTV độc lập cần tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp một cách chặt chẽ. Ngày 8-5-2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 70/2015/TT-BTC kèm theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Thông tư đề cập cách tiếp cận tính độc lập cũng như các nguy cơ ảnh hưởng tới tính độc lập. Chuẩn mực yêu cầu: “Thành viên nhóm kiểm toán, các DN kiểm toán và các công ty mạng lưới phải duy trì tính độc lập đối với khách hàng kiểm toán”.

Thế nào là tính độc lập trong kiểm toán
Thế nào là tính độc lập trong kiểm toán
Thế nào là tính độc lập trong kiểm toán
Thế nào là tính độc lập trong kiểm toán
Thế nào là tính độc lập trong kiểm toán
Đoàncánbộ kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công. Ảnh:MINH THÚY

Tính độc lập được đề cập ở đây bao gồm hai dạng:Thứ nhất, độc lập về tư tưởng, đây là trạng thái tư tưởng cho phép KTV đưa ra các xét đoán chuyên môn và hành động một cách chính trực, vận dụng được tính khách quan cũng như thái độ hoài nghi nghề nghiệp để tiến hành cuộc kiểm toán. Thứ hai, độc lập về hình thức, là việc KTV cần tránh các tình huống sự kiện mà một bên thứ ba độc lập với đầy đủ thông tin có thể kết luận tính khách quan và chính trực của công ty kiểm toán và KTV không được bảođảm.Chuẩn mực cũng yêu cầu khi không có các biện pháp thích hợp có thể thực hiện để làm giảm hoặc loại bỏ các nguy cơ, DN kiểm toán cần xem xét đến việc chấm dứt cuộc kiểm toán.

Rủi ro từ môi trường kinh doanh phụ thuộc vào mối quan hệ

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có không ít vụ việc làm giảm uy tín cũng như chất lượng kiểm toán mà xuất phát phần lớn từ việc ảnh hưởng của tính độc lập KTV. Đặc thù của kiểm toán Việt Nam là môi trường kinh doanh còn phụ thuộc quá nhiều vào những mối quan hệ nên KTV vẫn chưa thể tuân thủ tốt tính độc lập. Một đặc điểm có thể nhận thấy nữa là vấn đề nắm giữ lợi ích tài chính hay các mối quan hệ kinh doanh, cơ hội việc làm trong tương lai đã tác động không nhỏ đến tính độc lập của KTV hiện nay. Việc nắm giữ lợi ích tài chính ở công ty khách hàng có thể làm phát sinh nguy cơ do tư lợi. Cùng với đó còn những rủi ro khác như: Thành viên nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình với nhân viên của công ty khách hàng; nhân viên dịch chuyển vị trí công tác từ DN kiểm toán sang công ty khách hàng hoặc ngược lại. Các cuộc đàm phán hoặc phỏng vấn giữa hai bên có thể xảy ra để tạo thuận lợi cho sự chuyển dịch nhân viên đó. Đây là cơ hội xuất hiện đe dọa tới tính độc lập của KTV.

Hiện nay, các công ty kiểm toán thường khá sát sao trong việc bảođảmtính độc lập về hình thức cho KTV. Ví dụ, trong một cuộc kiểm toán, các KTV có mối quan hệ kinh doanh hay nắm giữ cổ phần, có mối quan hệ gia đình với khách hàng đều không được tham gia cuộc kiểm toán. Tính độc lập của KTV ngày càng được quan tâm nhiều, đồng thời được điều tiết bởi các văn bản pháp luật và chuẩn mực một cách nghiêm ngặt hơn. Việc thắt chặt đó làm giảm bớt nguy cơ vi phạm tính độc lập, giúp nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán và độ tin cậy của các báo cáo kiểm toán được đưa ra bởi các KTV.

TSNGUYỄN THỊ MỸ

Kiểm toán độc lập là gì? Tại sao các doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm toán cho báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình? Vai trò kiểm toán độc lập cho doanh nghiệp?

I. Kiểm toán độc lập là gì? Cơ sở pháp lý của kiểm toán độc lập?

1. Cơ sở pháp lý của kiểm toán độc lập.

Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12

2.    Kiểm toán độc lập là gì?

Kiểm toán độc lập là việc của các doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam tiến hành kiểm tra, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán và các công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.

Với nền kinh tế của nước ta hiện nay luôn yêu cầu các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực kinh tế quản lý và điều  hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có thông một cách chính xác, tin cậy và kịp thời. Chính vì điều đó doanh nghiệp cần phải có bên thứ 3 độc lập khách quan và có trình độ chuyên môn cao, và đã được pháp luật cho phép cung cấp thông tin chính xác cho các bên quan tâm

Xem thêm >>>>>>>> Những lý do doanh nghiệp nên kiểm toán độc lập

Thế nào là tính độc lập trong kiểm toán

Kiểm toán độc lập là một trong những công việc quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có thông tin chính xác, kịp thời và được xác thực. Để đáp ứng được các yêu cầu này của doanh nghiệp, cần có một đơn vị thứ 3 tiến hành kiểm toán cho doanh nghiệp. Những đơn vị thứ 3 này phải đảm bảo được tính độc lập, chuyên môn cao và được pháp luật cho phép.
Từ đó vai trò kiểm toán độc lập càng được chú trọng hơn và chất lượng của dịch vụ càng ngày càng được đảm bảo và quan tâm nhiều hơn.

1.Kiểm toán độc tạo được niềm tin cho những bên quan tâm.

Để cho bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp (bao gồm bản báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính) được xác minh, đảm bảo tính chính xác, trung thực. Vai trò của kiểm toán báo cáo tài chính đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này. Thông qua hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Những bên quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp như cơ quan thuế nhà nước, các nhà đầu tư, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay vốn, chủ doanh nghiệp sẽ nắm bắt được các thông tin cần thiết đảm bảo được độ tin cậy cao.

Để cho đảm bảo tính khách quan. Cần có một đơn vị thứ 3 chuyên nghiệp thực hiện vấn đề này. Đưa ra các ý kiến có giá trị và độc lập về báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

2. Kiểm toán độc lập củng cố hoạt động kế toán tài chính.

Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, trong đó các mối quan hệ tài chính có nhiều thay đổi. Nếu như trong giai đoạn này không có công tác kiểm tra, kiểm soát kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý doanh nghiệp, tình trạng vi phạm và gian lận sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát. Vai trò kiểm toán độc lập sẽ thể hiện rõ vì chỉ có công tác kiểm toán cho các doanh nghiệp mới có thể củng cố và đưa hoạt động kế toán tài chính đi vào nề nếp.

3. Kiểm toán độc lập nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý cho doanh nghiệp.

Trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp cần tìm ra hướng đi, đưa ra các quyết định cho hoạt động của doanh nghiệp. Để nâng cao được hiệu quả và năng lực quản lý cho doanh nghiệp kiểm toán độc lập sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp có được cách nhìn, cách kiểm soát tài chính cho doanh nghiệp mình. Chủ doanh nghiệp có thể thông qua hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính để nắm bắt, xác minh được tình hình tài chính kế toán của công ty mình theo từng kỳ hạn. Các kiểm toán viên uy tín, hoạt động kiểm toán của các công ty kiểm toán chuyên nghiệp sẽ thực hiện hoạt động kiểm toán và đưa ra được các ý kiến có giá trị cho doanh nghiệp khách hàng.

Những nhận xét của kiểm toán viên sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp phát hiện được các sai sót trong hoạt động tài chính, những sai sót, lãng phí hoặc vi phạm pháp luật trong hoạt động để kịp thời đưa ra phương án và phương hướng xử lý. Tóm lại hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính cho doanh nghiệp là một công cụ đắc lực và hiệu quả trong việc hạn chế được các rủi ro, phát hiện được các thế mạnh trong tài chính doanh nghiệp.

Thế nào là tính độc lập trong kiểm toán

III. Những hạn chế còn tồn tại.

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng và đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển mạnh mẽ. Để hội nhập một cách toàn diện và bền vững. Mặc dù đã có những bước tiến và đạt được những kết quả quan trọng trong ngành kiểm toán. Nhưng hệ thống kiểm toán vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục để thể hiện được toàn diện vai trò kiểm toán độc lập.
- Khuôn khổ pháp lý của hoạt động kiểm toán độc lập chưa đầy đủ và đồng bộ. Chúng ta vẫn chưa có được một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh cho cả các đơn vị kiểm toán và cả cho khách hàng kiểm toán. - Hoạt động kiểm toán còn có nhiều hạn chế về quy mô, phạm vi và chất lượng. Nhiều đơn vị kiểm toán còn yếu kém trong kinh nghiệm hành nghề, năng lực cạnh tranh và chất lượng dịch vụ.

- Còn có những hạn chế trong việc kiểm soát và đánh giá chất lượng của các doanh nghiệp kiểm toán.

Thế nào là tính độc lập trong kiểm toán

Công ty Kiểm toán Việt Úc sẽ hỗ trợ tuyệt đối và cam kết đem lại dịch vụ kiểm toán độc lập uy tín và chất lượng nhất hiện nay. Dịch vụ kiểm toán độc lập của kiểm toán Việt Úc sẽ được đội ngũ chuyên gia, kiểm toán viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn thực hiện cho doanh nghiệp bạn. Hãy liên hệ ngay với Kiểm toán Việt Úc ngay hôm nay.
 

CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT ÚC

Địa chỉ: 25B Hoàng Diệu, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Website: https://vietaustralia.com/

 HOT LINE TƯ VẤN MIỄN PHÍ

0848 770 777