Thế nào là thị tộc the nào là bộ lạc

Lý thuyết:

Mục a

a) Thị tộc

- Là nhóm người cùng chung sống, gồm 2-3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu (những người “cùng họ”).

- Con cháu có thói quen tôn kính lớp ông bà, cha mẹ. Ngược lại, ông bà cha mẹ đều chăm lo bảo đảm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc.

Thế nào là thị tộc the nào là bộ lạc

Mục b

b) Bộ lạc

- Là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng có một nguồn gốc tổ tiên xa xôi. Giữa các thị tộc trong một bộ lạc thường có quan hệ gắn bó với nhau, giúp đỡ nhau.

- Công việc thường xuyên, hàng đầu của thị tộc là kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc.

=> Đòi hỏi sự phân công hợp lí, sự “chung lưng đấu cật”, mỗi người một việc và phối hợp ăn ý => Những yêu cầu của công việc và trình độ lao động đòi hỏi sự hợp tác lao động của nhiều người, của các thị tộc.

- Thức ăn kiếm được chưa nhiều, chưa có đều đặn. Mọi người còn phải cùng làm, cùng cố gắng đến mức cao nhất để kiếm sống => cần phải công bằng, phải được hưởng thụ bằng nhau.

Như vậy, trong thị tộc không chỉ có sự hợp tác mà mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung.

Nội dung chính:

Những nét chính về thị tộc và bộ lạc - bước đầu tiên của tổ chức xã hội loài người.

Sơ đồ tư duy về xã hội nguyên thuỷ

Thế nào là thị tộc the nào là bộ lạc

Thị tộc là một một khái niệm rất quen thuộc trong lịch sử cả Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại không phải ai cũng có cái nhìn đúng đắn và nắm được nội dung của thị tộc.

Do đó, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Thị tộc là gì?

Thị tộc là gì?

Thị tộc là cộng đồng người (gồm khoảng vài trăm người) có cùng một huyết thống. Thị tộc là một đơn vị sản xuất và là một hình thức tồn tại cơ bản của xã hội nguyên thủy.

– Do trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, nguồn sống chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi, vì vậy vai trò của người phụ nữ trong thị tộc có một vị trí đặc biệt.

– Chế độ quần hôn thời kỳ đầu và địa vị độc tôn của người phụ nữ trong sản xuất chính là cơ sở hình thành hình thức thị tộc mẫu quyền đầu tiên trong lịch sử. Sự phát triển của lực lượng sản xuất dã làm thay đổi vị trí của người đàn ông trong chế độ thị tộc. Hình thức thị tộc phụ quyền đã ra đời thay thế hình thức thị tộc mẫu quyền. Thị tộc là hình thức cộng đồng người đầu tiên trong lịch sử.

– Lãnh đạo thị tộc là một hội đồng thị tộc, đứng đầu là tộc trưởng được mọi người bầu ra. Việc quản lý điều hành thị tộc dựa trên nghị quyết của hội nghị thị tộc gồm các nam nữ đã thành niên trong thị tộc. Khi thị tộc trưởng đã được bầu, các thành viên trong thị tộc tôn kính và chấp hành sự điều khiển của tộc trưởng một cách tự nguyện.

Quý vị theo tục theo dõi các phần tiếp theo của bài viết thị tộc là gì? để có thêm thông tin hữu ích về lịch sử và giai đoạn phát triển quan trọng của thị tộc.

Thế nào là thị tộc the nào là bộ lạc

Hai giai đoạn quan trọng nhất của thị tộc

Thứ nhất: Sự phân công lao động giữa phụ nữ và đàn ông mang tính chất tự nhiên. Trong giai đoạn đầu, thị tộc là thị thị tộc mẫu quyền.

– Lực lượng sản xuất xã hội nguyên thủy tiếp tục phát triển. Trồng trọt và chăn nuôi dần trở thành nguồn sinh sống chủ yếu. Công việc nặng nhọc này phải do người đàn ông đảm nhiệm chính, vai trò của người đàn ông tăng lên trong đồi sống kinh tế của cộng đồng.

– Người đàn ông thời mông muội vừa là chiến sỹ, vừa là người đi săn thì phải giữ địa vị thứ yếu trong nhà, sau người đàn bà. Trái lại, khi là người chăn nuôi “có tính nết nhu mì hơn” thì họ lại tiến lên hàng thứ nhất và người đàn bà bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Chế độ mẫu quyền dần dần phải nhường chỗ cho chế độ phụ quyền.

Thứ hai: Chế độ mẫu quyền bị lật đổ là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của giới nữ

Ngoài quan hệ cộng đồng thân tộc – huyết thống là đặc trưng chủ yếu, thị tộc còn những mối liên hệ cộng đồng sau đây:

– Các thành viên trong thị tộc có chung một tiếng nói. Ngôn ngữ thị tộc còn rất đơn giản.

– Mỗi thị tộc còn có tục lệ, tập quán, nghi thức tín ngưỡng riêng của mình.

– Trong mỗi thị tộc hình thành những yếu tố văn hóa nguyên thủy mang sắc thái của cộng đồng sản sinh ra chúng.

– Mỗi thị tộc có tên gọi riêng.

Về mặt tổ chức xã hội, hội nghị toàn thể của thị tộc bầu ra tù trưởng, thủ lĩnh quân sự và có thể bãi miễn họ khi thấy không xứng đáng.

Người đứng đầu thị tộc được các thành viên tôn kính, phục tùng một cách tự nhiên và tự nguyện. Đây là hình thức dân chủ đầu tiên trong lịch sử loài người.

Quy mô của thị tộc còn nhỏ bé, thường chỉ bao gồm từ mấy chục đến vài trăm thành viên. Theo tiến trình lịch sử, nhiều thị tộc sẽ liên kết với nhau thành bộ lạc.

Lịch sử phát triển của Thị tộc

– Theo những nội dung của sách giáo khoa về lịch sử ở Việt Nam thì ở giai đoạn đầu tiên của lịch sử loài người (xã hội nguyên thủy) thị tộc tuân theo chế độ mẫu hệ. Đó là tập hợp liên kết những người cùng huyết thống tính theo dòng mẹ. Ở giai đoạn sau, chế độ công xã thị tộc chuyển dần sang giai đoạn phụ hệ, gắn liền với quá trình xuất hiện của công cụ bằng kim loại. Giai đoạn này đánh dấu sự chuyển giao vai trò từ người phụ nữ sang người đàn ông, đó là kiểu gia đình hiện đại một vợ một chồng như hiện nay. Công xã thị tộc là giai đoạn quá độ từ Bầy người Nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.

– Tuy nhiên, các khái niệm trình bày trong sách giáo khoa về lịch sử nói trên được khái quát từ lịch sử các vùng phát triển trên thế giới, dựa trên kiến thức có được đến giữa thế kỷ XX. Nó không được cập nhật những kết quả nghiên cứu mới về cổ nhân loại học. Trong số đó đặc biệt là đã bỏ qua những thị tộc và bộ lạc hiện còn đang sống theo lối sống cổ xưa tại các vùng chưa phát triển. Cuộc sống của những bộ lạc này nhất.

– Người Hadza, Maasai,… ở châu Phi có lối sống săn bắt hái lượm nguyên thủy, không thay đổi trong chục ngàn năm qua. Họ tựa như những bảo tàng sóng về giai đoạn cổ xưa của lịch sử loài người. Cuộc sống của họ thể hiện thị tộc giống như và kế thừa lối sống xã hội theo đản nhỏ của linh trưởng nói chung và điển hình là các thành viên của họ Người (Hominidae, như tinh tinh và bonobo).

– Lối sống này có sự gắn kết xã hội của các thành viên kết hợp với sự phân thứ bậc của từng thành viên, trong đó thành viên khôn ngoan và khỏe mạnh hơn thì đảm nhận nhiều chức năng hơn. Nó cũng cho thấy chế độ mẫu hệ hay phụ hệ trong các dân tộc xuất hiện một cách đa dạng hơn. ở một số dân tộc như người Hadza, Maasai… thì chế độ mẫu hệ không cuất hiện.

Như vậy, Thị tộc là gì? Đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích những giai đoạn quan trọng cũng như là lịch sử phát triển của thị tộc.

Bộ lạc là một hình thức tổ chức xã hội theo kiểu nhóm xã hội trong lịch sử phát triển của loài người. Bộ lạc nguyên thủy là tập hợp dân cư được tạo thành từ nhiều thị tộc do có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân liên kết với nhau, trong đó có một thị tộc gốc tạo thành bộ lạc gọi là bào tộc.

Bộ lạc thường có cùng ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng và cùng chung sống trên một vùng lãnh thổ. Mặc dù chưa thật sự ổn định nhưng việc xác lập chủ quyền về mặt lãnh thổ là đặc trưng mới của bộ lạc so với thị tộc. Bộ lạc có hình thức sở hữu cao hơn thị tộc. Ngoài sở hữu riêng của thị tộc, bộ lạc còn có những sở hữu khác bao gồm vùng lãnh thổ, nơi trồng trọt, săn bắt và chăn nuôi...

Lãnh đạo bộ lạc là một hội đồng các tộc trưởng hay tù trưởng. Trong bộ lạc có một thủ lĩnh tối cao nhưng mọi quyền hành quản lý bộ lạc đều do hội nghị của hội đồng các tộc trưởng và thủ lĩnh quân sự quyết định. Hình thức phát triển cao nhất của bộ lạc là liên minh bộ lạc được hình thành từ sự liên kết nhiều bộ lạc.

Ngày nay, hình thức bộ lạc vẫn tồn tại ở những vùng hoang sơ, những người dân bản địa sống trong rừng sâu, một số bộ lạc có nguy cơ biến mất khỏi xã hội loài người gồm:

  • Bộ lạc Paraguayan Ayoreo-Totobiegosode
  • Bộ lạc Awá
  • Bộ lạc Mascho Piro - Đông Nam Peru

  • Fried, Morton H. The Notion of Tribe. Cummings Publishing Company, 1975. ISBN 0-8465-1548-2
  • Helm, June, ed, 1968. Essays on the Problem of Tribe, Proceedings, American Ethnological Society, 1967 (Seattle: University of Washington Press).
  • Nagy, Gregory, Greek Mythology and Poetics, Cornell University Press, 1990. In chapter 12, beginning on p. 276, Professor Nagy explores the meaning of the word origin and social context of a tribe in ancient Greece and beyond.
  • Sutton,Imre, Indian Land Tenure: Bibliographical Essays and a Guide to the Literature (NY: Clearwater, 1975): tribe—pp. 101–02,180-82, 186-87, 191-93.
  • Những bộ lạc có nguy cơ tuyệt chủng
  • Cận cảnh những bộ lạc sắp tuyệt chủng

  • Thị tộc
  • Bào tộc
  • Gia tộc
  • Bộ tộc
  • Dân tộc
  • Sắc tộc
  • Chủng tộc
  • Huyết tộc (hay họ hàng)
  • Bầy người
  • Chiefdom

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bộ_lạc&oldid=64053479”