Thế nào là nguyên tố vi lượng cho ví dụ về 5 nguyên tố vi lượng trong cơ thể người

Câu hỏi: Vai trò của nguyên tố vi lượng?

Trả lời:

Nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với sự sống: tham gia cấu tạo enzim, vitamin, hoocmon, có vai trò điều tiết các quá trình trao đổi chất trong toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.

Cùng Top lời giải mở rộng kiến thức về các nguyên tố vi lương, đa lượng nhé!

1. Nguyên tố hóa học, nguyên tố vi lượng và đa lượng

a. Các nguyên tố hóa học:

- cấu tạo nên thế giới sống và không sống.

- Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 96% khối lượng cơ thể sống.

- C là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.

- Các nguyên tố hóa học nhất định tương tác với nhau theo quy luật lí hóa, hình thành nên sự sống và dẫn tới đặc tính sinh học nổi trội chỉ có ở thế giới sống.

b. Các nguyên tố đa lượng

- C, H, O, N, S, K… là các nguyên tố có lượng chứa lớn trong khối lượng khô của cơ thể.

Vai trò: tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, lipit, axit nuclêic…; là chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào.

+ Cấu tạo nên các hợp chất (vô cơ, hữu cơ) xây dựng cấu trúc tế bào.

+ Cấu tạo nên các cơ quan, bộ phận của cơ thể sinh vật.

+ Có vai trò quan trọng trong dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động của các cơ thể sống.

+ Có vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh lí của cơ thể như co cơ, dẫn truyền xung thần kỉnh.

c. Nguyên tố vi lượng

- Fe, Cu, Mo, Bo, I… là những nguyên tố có lượng chứa rất nhỏ trong khối lượng khô của tế bào.

- Vai trò: tham gia vào các quá trình sống cơ bản của tế bào như tham gia cấu tạo nên các enzim, vitamin.

2. Nước và vai trò của nước trong tế bào

a. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước

* Cấu trúc

- 1 nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng liên kết cộng hóa trị.

- Phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu do đôi electron trong liên kết bị kéo lệch về phía ôxi.

* Đặc tính

- Phân tử nước có tính phân cực.

- Phân tử nước này hút phân tử nước kia.

- Phân tử nước hút các phân tử phân cực khác.

b. Vai trò của nước đối với tế bào

- Là thành phần cấu tạo nên tế bào.

- Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết.

- Là môi trường của các phản ứng sinh hóa.

- Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.

3. Một số ví dụ về nguyên tố vi lượng ở cơ thể người:

+Sắt là thành phần cấu tạo của hêmôglôbin – một prôtêin phức tạp, một huyết sắc tố có trong máu, có khả năng thu nhận, lưu trữ và phóng thích oxi trong cơ thể. Thiếu sắt, cơ thể sẽ thiếu máu, da nhợt nhạt, khó thở,…

+I-ốt là thành phần không thể thiếu của hoocmon tuyến giáp. Thiếu iot sẽ bị bệnh bướu cổ.

+Kẽm có vai trò quan trọng: trẻ thiếu kẽm sẽ còi xương, chậm lớn, dễ bị bệnh ngoài da, giảm đề kháng; đối với phụ nữ có thai, thiếu kẽm có thể khiến thai nhỏ, hoặc có thể lưu thai; kẽm cần thiết cho thị lực;…

+Magie giúp cơ thể sử dụng tốt canxi, do vậy có vai trò bảo vệ men răng và chống loãng xương.

+Mangan giúp chống loãng xương; giúp sự phát triển ổn định của xương ở trẻ nhỏ.

Câu hỏi: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể.

B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.

C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.

D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.

Lời giải:

Đáp án đúng:B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.

Các nguyên tố vi lượng là một thành phần quan trọng của các enzyme, vitamin và hormone hoặc tham gia vào một số các phản ứng trao đổi chất nhất định có vai trò như là coenzym xúc tác hay hoạt hóa. Thiếu vi lượng tố có thể trực tiếp hay gián tiếp gây ra nhiều bệnh. Do đó, tất các các sinh vật nói chung và thực vật nói riêng đều cần các nguyên tố vi lượng này trong suốt quá trình sống chứ không phải chỉ cần cho giai đoạn sinh trưởng.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé !

1. Các nguyên tố hóa học

- Cấu tạo nên thế giới sống và không sống.

- Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 96% khối lượng cơ thể sống.

- C là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ.

- Các nguyên tố hóa học nhất định tương tác với nhau theo quy luật lí hóa, hình thành nên sự sống và dẫn tới đặc tính sinh học nổi trội chỉ có ở thế giới sống.

2. Các nguyên tố đa lượng

- C, H, O, N, S, K… là các nguyên tố có lượng chứa lớn trong khối lượng khô của cơ thể.

Vai trò: tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, lipit, axit nuclêic…; là chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào.

+ Cấu tạo nên các hợp chất (vô cơ, hữu cơ) xây dựng cấu trúc tế bào.

+ Cấu tạo nên các cơ quan, bộ phận của cơ thể sinh vật.

+ Có vai trò quan trọng trong dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động của các cơ thể sống.

+ Có vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh lí của cơ thể như co cơ, dẫn truyền xung thần kỉnh.

3. Các nguyên tố vi lượng

Sắt – nguyên tố vi lượng quan trọng

Sắt (Fe) là nguyên tố vi lượng cần thiết để hình thành nên hemoglobin trong hồng cầu. Nguyên tố này chỉ chiếm lượng rất nhỏ trong cơ thể nhưng lại rất cần thiết cho sự sống. Nó có khả năng tạo ra hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan và đóng vai trò vận chuyển điện tích trong chuỗi hô hấp. Bên cạnh đó, sắt còn tham gia vào quá trình sản sinh myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ và có mặt trong cấu tạo của nhiều enzyme.

Sắt (Fe) là nguyên tố vi lượng cần thiết để hình thành nên hemoglobin trong hồng cầu

Kẽm giúp hình thành các phản ứng trong tế bào

Ở cơ thể người có khoảng 100 100 loại enzyme cần sử dụng kẽm (Zn) để hình thành các phản ứng hóa học trong tế bào. Nguyên tố này cũng cần thiết cho thị lực và giúp chống lại một số loại bệnh tật. Trong điều kiện bình thường, nó có khả năng kích thích tổng hợp protein, giúp tế bào hấp thu chất đạm để nhanh liền sẹo. Ngoài ra, nhờ có kẽm bạch cầu có thể thực hiện chức năng chống nhiễm trùng và ung thư hiệu quả.

Magie – nguyên tố vi lượng thiết yếu

Magie (Mg) là một trong8 nguyên tố vi lượng quan trọng với cơ thể. Nó có công dụng duy trì canxi ở men răng, ngăn ngừa bệnh động mạch vành và chứng loạn nhịp tim. Nguyên tố này cũng tham giam vào khoảng 300 phản ứng enzyme, quá trình tạo xương và có mặt trong nhiều thành phần của cơ bắp, dịch cơ thể và các mô mềm. Đặc biệt Magie còn giúp điều hòa thân nhiệt và thông khí ở phổi.

Mangan – mang đến sự vững chắc cho xương

Mangan (Mn) là nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự vững chắc cho xương, nhất là ở những người cao tuổi. Bên cạnh đó, nguyên tố này còn có khả năng kiểm soát lượng insulin trong cơ thể. Mỗi ngày cơ thể con người cần khoảng 2. 5 – 5 mg Mangan. Do đó, chúng ta có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm như: gạo, rau cải xanh, trái cây, trà, thịt, trứng, sữa,…

Đồng – 1 trong 8 nguyên tố vi lượng quan trọng với cơ thể

Đồng (Cu) là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho các loài động vật bậc cao. Dưỡng chất này tham gia vào quá trình chuyển hóa Sắt và Lipid. Nó có tác dụng bảo trì cơ tim, hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Đồng thời, góp phần bảo trì màng tế bào hồng cầu, tạo xương và biến năng Cholesterol thành vô hại. Thông thường, đồng sẽ được tìm thấy trong bắp thịt, trong da, xương, tủy xương, gan.

Đồng (Cu) là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho các loài động vật bậc cao

Niken – nguyên tố tốt cho người tiểu đường

Niken (Ni) có công dụng hữu ích trong việc kích thích hệ gan-tụy nên rất có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường. Hơn nữa nguyên tố này giúp tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể người. Nó cũng đóng vai trò thay thế cho các yếu tố vi lượng nhằm đảm bảo hoạt tính của nhiều enzyme.

Selen – nguyên tố vi lượng thiết yếu

Selen (Se) đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tim. Nó chỉ có một lượng nhỏ trong võng mạc của con người. Bên cạnh đó, nguyên tố này cũng được sử dụng rộng rãi trong các chế phẩm thuốc với chức năng như một chất chống oxy hóa cùng các loại vitamin. Ngoài ra Selen hiện đang là thành phần quan trọng trong một số loại thuốc bổ mắt, giảm sự thoái hóa của hoàng điểm.

Canxi đóng vai trò quan trọng với cơ thể

Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng canxi (Ca) có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Nó giúp cho quá trình dẫn truyền của hệ thần kinh được diễn ra suôn sẻ, hạn chế tình trạng ức chế hệ thần kinh. Nguyên tố này tham gia vào quá trình phản ứng miễn dịch để đẩy lùi tác nhân gây bệnh. Đồng thời, canxi khiến hệ cơ bắp săn chắc và tăng độ đàn hồi theo thời gian. Từ đó đẩy lùi tình trạng mệt mỏi và tăng kích thước cơ thần kinh.

4. Vai trò nguyên tố vi lượng

Nguyên tố vi lượngcóvai tròquan trọng đối với sự sống: tham gia cấu tạo enzim, vitamin, hoocmon, cóvai tròđiều tiết các quá trình trao đổi chất trong toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.

Video liên quan

Chủ đề