Bị ung thư dạ dày sống được bao lâu

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho kienthucungthu.vn,

Bệnh nhân ung thư dạ dày khi phát hiện đã mắc ung thư dạ dày ở giai đoạn 3 thì đồng nghĩa với việc người bênh đã bước vào giai đoạn muộn và nguy hiểm của bệnh.

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 sống được bao lâu?

Tỉ lệ sống ở giai đoạn 3 của người bệnh cũng giảm rõ rệt so với giai đoạn đầu, giai đoạn 2, nguyên nhân là do:

  • Các triệu chứng và biến chứng trên đường tiêu hóa nhanh chóng làm bệnh nhân bị suy kiệt.
  • Khối u sẽ trở nên khó giải quyết hơn so với các giai đoạn sớm.
  • Sự di căn của các tế bào ung thư cũng lan rộng khiến việc điều trị triệt để ung thư dạ dày trở nên khó khăn.

Theo AJCC, tỉ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư dạ dày giai đoạn 3 lần lượt là :

  • 54% với giai đoạn IIIA
  • 36% đối với giai đoạn IIIB
  • 18% đối với giai đoạn IIIC

Lưu ý rằng tỉ lệ sống sót trên chỉ mang tính chất dự đoán, ước lượng. Khả năng sống sót của bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn 3 còn phụ thuộc vào trình độ y tế của địa phương, sự điều trị, sự phối hợp của người bệnh (dinh dưỡng, tâm lý, tập luyện)… Nếu được điều trị tích cực, bệnh nhân có thể sống được trên xxx năm sau khi được chẩn đoán bị ung thư dạ dày.

Để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3, cũng như giúp tăng cường sức đề kháng, bệnh nhân ung thư dạ dày nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư từ hoạt chất Fucoidan, kết hợp với Bột nghiền từ Nấm Agaricus rất giàu các vitamin, amino acid cùng các khoáng chất tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho bệnh nhân.

Nếu bạn có thêm bất cứ thắc mắc nào hay cần thêm thông tin về căn bệnh này có thể gọi đến tổng đài miễn cước 18000069 để gặp chuyên gia nghe tư vấn cụ thể.

Dược sĩ: Trần Thu Trang

Ảnh minh họa. Nguồn: geelongmedicalgroup.com.au

Khi nhận kết quả ung thư dạ dày, ít người biết rằng mặc dù kết quả cùng như vậy nhưng tỷ lệ sống của các bệnh nhân rất khác nhau phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, sức khỏe chung của bệnh nhân, tinh thần và khả năng chăm sóc y tế. Như vậy, không có một công thức chung để có thể nói bị ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu? Tuy nhiên, có một số thống kê, giúp chúng ta có thể ước lượng được điều đó.

Ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày tiến triển thầm lặng qua nhiều giai đoạn từ khi hình thành các tế bào tiền ung thư (trong viêm teo niêm mạc dạ dày) cho tới khi ung thư di căn. Bệnh ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn, sau đó bệnh nhân trở lại với cuộc sống bình thường. Đó là sự thật, tuy nhiên chỉ đúng với những bệnh nhân may mắn phát hiện được ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu. Với những bệnh nhân được phát hiện muộn, ở giai đoạn cuối thì tỷ lệ sống sót trong 5 năm là rất thấp, thậm chí tỷ lệ sống sót trên 1 năm cũng không cao.

Tuy nhiên, cho tới hiện nay, chưa có một phương pháp chẩn đoán nào thực sự đủ mức độ tin cậy để chẩn đoán ung thư dạ dày sớm. Phương pháp xét nghiệm máu được cho là chính xác nhưng vẫn cần có nhiều xét nghiệm khác để khẳng định chắc chắn ung thư dạ dày. Hơn nữa, khả năng tầm soát ung thư cũng như thăm khám sức khỏe định kỳ của Việt Nam không được tốt cho nên tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày trong vòng 5 năm rất cao, tới 80%, tỷ lệ đó ở Mỹ là trên 50%.

Bị ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu?

Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường bị nhầm lẫn với chứng đau dạ dày thông thường nên đến khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn cuối mới phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên đa số tâm lý của gia đình các bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường dấu và không nói rõ tình trạng bệnh cũng như sự nguy hiểm của bệnh cho người bị bệnh biết. Điều này hết sức bình thường không chỉ với bệnh ung thư dạ dày mà ngay cả những căn bệnh nguy hiểm khác cũng vậy.

Họ sợ ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, khiến sức khỏe người bệnh sẽ xấu đi. Bởi vì tinh thần của người bệnh chính là vị thuốc điều trị tốt nhất. Tuy nhiên trên thực tế theo kinh nghiệm của các bác sĩ cho biết thì nếu cho bệnh nhân biết rõ tình trạng bệnh cũng như các nguy hiểm có thể gặp phải thì thông thường các bệnh nhân sẽ hợp tác tốt hơn trong việc điều trị bệnh, đôi khi còn lạc quan và bớt lo âu hơn. Khi đó khát vọng sống của bệnh nhân sẽ mãnh liệt hơn và ít thờ ơ hơn vì cho rằng chưa đến lúc nguy hiểm, chưa đến lúc phải điều trị.

Trong rất nhiều năm điều trị cho bệnh nhân ung thư, điều chúng tôi dễ dàng nhận thấy nhất đó là những bệnh nhân có khát vọng sống mãnh liệt, ý chí chiến đấu cao và lạc quan thường có nhiều cơ hội khỏi bệnh hơn. Và tất nhiên, tất cả họ đều là những người hiểu rõ bệnh tình của mình chứ không hề bị giấu giếm bất cứ điều gì.

Câu hỏi "Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?", theo các bác sĩ tại đây thì câu hỏi này họ được nghe quá nhiều từ người bệnh nên cũng trả lời thẳng thắn là có thể sống được 1-2 năm, 3 năm hoặc đôi khi hơn. Tùy từng trường hợp và quyết tâm, khát khao sống mãnh liệt, sự hợp tác điều trị cũng như điều kiện của mỗi người.

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu? Thông thường, tiên lượng bệnh ung thư dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố và giai đoạn bệnh. Ở những giai đoạn đầu tỷ lệ sống thường cao hơn nhờ phẫu thuật, những giai đoạn sau không thể phẫu thuật thì mục tiêu chữa bệnh là kéo dài thời gian sống và lúc này phụ thuộc nhiều vào phương pháp điều trị và sức khỏe người bệnh để dự đoán thời gian còn lại cho người bệnh. Có một điều chắc chắn rằng nếu ung thư dạ dày không được điều trị thì tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm là 98%.

Tầm soát bệnh định kỳ giúp phát hiện sớm ung thư dạ dày, gia tăng cơ hội chữa khỏi. Để phòng tránh ung thư dạ dày, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau, giảm ăn các thực phẩm hun khói và muối, ngừng hút thuốc lá. Đặc biệt cần hiểu rõ tiền sử bệnh của bản thân và những người thân trong gia đình. Nếu gia đình bạn có người mắc ung thư dạ dày thì nguy cơ của bạn cao hơn, hoặc nếu bạn từng phát hiện bị nhiễm khuẩn helicobacter pylori trong dạ dày và có bệnh dạ dày như viêm dạ dày tá tràng mạn tính, loét dạ dày tá tràng thì điều trị dứt điểm bệnh và phòng ngừa tái phát bệnh là rất cần thiết.

Nguồn: Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai

Ung thư dạ dày là căn bệnh không ai mong muốn, nhưng lại đang ngày càng có nhiều người mắc phải. Những người bị bệnh sẽ quan tâm đến vấn đề cách chữa trị như thế nào, các lưu ý khi bị bệnh và đặc biệt muốn biết ung thư dạ dày sống được bao lâu.

Tùy từng giai đoạn khác nhau của bệnh ung thư dạ dày mà người bệnh có tuổi thọ khác nhau, ở những giai đoạn đầu, khi càng phát hiện sớm thì người bệnh càng có khả năng sống lâu hơn các giai đoạn cuối.  Chúng ta tìm hiểu các giai đoạn khác nhau của bệnh để biết ung thư dạ dày sống được bao lâu.

Ở giai đoạn 1 của căn bệnh ung thư dạ dày, người bệnh sẽ trải qua 2 giai đoạn là 1A và 1B. Vậy giai đoạn này, bệnh nhân bị ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Giai đoạn 1A

Đây là giai đoạn đầu khi mới xuất hiện ung thư, các tế bào ung thư chưa xâm nhập vào lớp cơ chính của thành dạ dày cũng như các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Bệnh nhân khi bị mắc ung thư dạ dày giai đoạn 1A thường sẽ sống được tối thiểu là 5 năm, sau 5 năm đầu, tỷ lệ số người tiếp tục duy trì tuổi thọ của mình là khoảng 71%.

Giai đoạn 1B

Ở giai đoạn 1B là khi các tế bào ung thư dạ dày bắt đầu xâm nhập đến một hoặc hai hạch bạch huyết gần với dạ dày hoặc lan vào lớp cơ của thành dạ dày. Bệnh nhân giai đoạn 1B cũng sẽ sống được ít nhất là 5 năm, và số lượng người tiếp tục có khả năng sống sau 5 năm là 57%.

Ung thư dạ dày giai đoạn 1 sống được bao lâu

Bệnh nhân ở giai đoạn 2 của ung thư dạ dày thường có tình trạng sức khỏe kém hơn nhiều so với giai đoạn 1 và tất nhiên tỷ lệ sống lâu cũng sẽ thấp hơn. Ung thư dạ dày giai đoạn 2 cũng có 2 giai đoạn nhỏ là 2A và 2B. Bệnh nhân giai đoạn 2 của ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Giai đoạn 2A

Bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư dạ dày giai đoạn 2 nếu trong trường hợp tế bào ung thư đã xâm nhập vào 3-6 hạch bạch huyết gần kề. Hoặc có thể các tế bào này lan đến các lớp cơ chính của thành dạ dày và 1- 2 hạch bạch huyết gần kề. Ngoài ra có trường hợp tế bào ung thư chưa lan đến hạch bạch huyết nhưng đã tiếp cận đến lớp cơ chính của thành dạ dày và lớp dưới thanh mạc.

Tỷ lệ bệnh nhân có tuổi thọ sau 5 năm đối với giai đoạn này là 46%.

Giai đoạn 2B

Ung thư dạ dày ở giai đoạn 2B xảy ra trong các trường hợp sau:

  • Các tế bào ung thư đã xâm nhập nhiều hơn 7 hạch bạch huyết gần kề nhưng chưa lan đến lớp cơ chính của thành dạ dày.
  • Tế bào ung thư tấn công lớp cơ chính của thành dạ dày và 3-6 hạch bạch huyết gần kề.
  • Vượt qua lớp cơ chính của thành dạ dày, các tế bào ung thư tiếp tục tấn công lớp dưới thanh mạc và lan đến 1-2 hạch bạch huyết gần kề.
  • Các tế bào ung thư đã tấn công được vào thanh mạc phủ bên ngoài dạ dày nhưng chưa tiếp cận được các hạch bạch huyết.

Bệnh nhân ở giai đoạn này có tuổi thọ ngắn hơn, số người sống được sau 5 năm chỉ chiếm 33%.

Ung thư dạ dày giai đoạn 2

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 đã là tình trạng cực kỳ đáng báo động. Người bị ung thư dạ dày giai đoạn này sẽ trải qua 3 giai đoạn nhỏ là 3A, 3B và 3C.

Giai đoạn 3A

Các trường hợp được chẩn đoán là ung thư dạ dày giai đoạn 3A:

  • Tế bào ung thư đã tấn công lớp cơ chính của thành dạ dày và 7 hạch bạch huyết gần kề.
  • Tế bào ung thư tấn công vào lớp dưới thanh mạc và 3-6 hạch bạch huyết gần kề.
  • Tế bào ung thư tấn công trực tiếp vào thanh mạc và 1-2 hạch bạch huyết gần kề.

Những người bị ung thư dạ dày giai đoạn 3A thường có tuổi thọ sống sau 5 năm là 20%.

Giai đoạn 3B

Bệnh nhân bị ung thư dạ dày ở giai đoạn 3B sẽ xuất hiện trường hợp:

  • Tế bào ung thư xâm nhập hơn 7 hạch bạch huyết gần kề nhưng chưa tiếp cận đến thanh mạc.
  • Tế bào ung thư đã tấn công trực tiếp vào thanh mạc và 3-6 hạch bạch huyết gần kề.
  • Tế bào ung thư đã vượt qua được thanh mạc và tấn công các cơ quan nội tạng lân cận như gan, tụy, lá lách, ruột non,… và có thể tiếp cận 1-2 hạch bạch huyết gần kề.

Ở giai đoạn này, bệnh nhân bị ung thư dạ dày thường sống được 4-5 năm, tỷ lệ số người sống sót sau 5 năm chỉ là 14%.

Giai đoạn 3C

Giai đoạn 3C là giai đoạn mà các tế bào ung thư đã tấn công đến thanh mạc và nhiều hơn 7 hạch bạch huyết. Chúng cũng có thể lan đến các cơ quan nội tạng gần cạnh dạ dày và bắt đầu làm tổn thương các cơ quan này, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh nhân đang ở giai đoạn 3C của ung thư dạ dày thường có tỷ lệ sống sau 5 năm khá thấp, chỉ chiếm khoảng 9%.

Ung thư dạ dày giai đoạn 3

Ung thư dạ dày giai đoạn 4 hay chính là ung thư giai đoạn cuối, ung thư dạ dày di căn. Bệnh nhân ở giai đoạn này phải chịu rất nhiều đau đớn do các tế bào ung thư đã tấn công và đang dần phá hủy các cơ quan ở gần và cả ở xa dạ dày. Những người bị ung thư giai đoạn cuối thường có tuổi thọ ngắn, số bệnh nhân có thể sống sau 5 năm là 4%.

Tuổi thọ của bệnh nhân

Người bị bệnh, nhất là bệnh đau dạ dày cần được chăm sóc và có những chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập phù hợp, để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Vì vậy khi chăm sóc người bị đau dạ dày, cũng cần chú ý những điều sau:

Ăn uống không đúng giờ giấc, bỏ bữa hay ăn những loại thực phẩm có hại cho dạ dày là nguyên nhân khiến người bệnh bị đau dạ dày. Vậy nên, kể cả người bệnh và người nhà nên thay đổi thói quen ăn uống thiếu khoa học này, bổ sung vào thực đơn các món ăn tốt cho đường tiêu hóa như tinh bột, vitamin, chất xơ có trong một số loại rau, củ, quả, hạt,… để người bệnh tránh được những cơn đau dạ dày khó chịu. Ngoài ra, luôn phải chú ý đến thói quen uống bia, rượu, các loại thức uống có cồn hay cafein để loại bỏ ngay lập tức trước khi tình trạng đau dạ dày chuyển biến xấu hơn.

Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Nếu đang bị đau dạ dày, bạn tuyệt đối phải giữ cho tinh thần mình thoải mái, tránh đưa bản thân vào những tình huống khó chịu, áp lực. Người nhà của bệnh nhân bị ung thư dạ dày cũng không nên tạo căng thẳng cho bệnh nhân, dễ khiến cho bệnh tình trở nên xấu hơn.

Cơ thể sẽ trở nên khỏe mạnh hơn nếu được tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục cũng giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, giúp kháng viêm, diệt khuẩn và cải thiện tình trạng người bệnh tốt hơn.

Người nhà của bệnh nhân bị ung thư dạ dày phải để ý đến người bệnh nhiều hơn. Nếu người bệnh có các triệu chứng như đau dữ dội, nôn ra máu, chóng mặt, tay chân trắng bệch, sốt cao, ngay lập tức đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để có những phương pháp điều trị kịp thời.

Ung thư dạ dày có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, vì vậy, chúng ta cần lưu ý đến sức khỏe của bản thân và gia đình, để có thể có cách xử lý nếu có dấu hiệu ung thư. Ngoài ra, nếu đang trong giai đoạn bị ung thư dạ dày, bạn cần bình tĩnh tìm hiểu về căn bệnh này, không nên quá hoang mang, lo lắng sẽ có thể làm tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Bạn cũng có thể theo dõi các giai đoạn bệnh để có thể biết được bệnh nhân bị ung thư dạ dày sống được bao lâu.

Video liên quan

Chủ đề