Thể loại truyện đồng thoại là gì

Nhắc đến truyện đồng thoại, người ta thường nghĩ đến thể loại chỉ dành cho trẻ em. Nhưng thực tế, thể loại này có thể giúp tác giả nổi tiếng, cũng như gửi gắm được những vấn đề của thời đại.

Cất tiếng nói thời đại

Hay tin nhà văn người Chile Luis Sepúlveda mất vì Covid-19 hồi giữa tháng 4 năm nay, rất nhiều độc giả trong nước và trên thế giới bày tỏ sự tiếc thương. Độc giả nhắc đến Chuyện con mèo dạy hải âu bay, một tác phẩm thuộc thể loại đồng thoại gửi gắm khéo léo thông điệp về tình yêu thương. Luis Sepúlveda còn có nhiều tác phẩm đặc sắc như: Chuyện con mèo và con chuột bạn thân của nó, Chuyện con ốc sên muốn biết vì sao nó chậm chạp và Chuyện chú chó tên là Trung Thành.

Một nhà văn đến từ Hàn Quốc cũng được độc giả Việt Nam biết đến với những tác phẩm văn học thuộc thể loại đồng thoại đặc sắc là Hwang Sun-mi. Xuất hiện lần đầu ở Việt Nam với Cô gà mái xổng chuồng, sau đó nữ nhà văn này dần trở nên quen thuộc. Tác phẩm Cô gà mái xổng chuồng viết về hành trình theo đuổi ước mơ và đi tìm tự do, trở thành cuốn truyện được yêu thích nhất của hàng triệu thiếu nhi Hàn Quốc, được Bộ Giáo dục nước này khuyên đọc.

Tại Việt Nam, từng có một thế hệ hùng hậu các nhà văn viết truyện đồng thoại và đã có những thành tựu như: Tô Hoài, Võ Quảng, Trần Hoài Dương, Phạm Hổ, Trần Đức Tiến… Đặc biệt, tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài không chỉ vang danh trong nước mà còn được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Hiện nay, cũng đang có một lớp tác giả trẻ kế cận theo đuổi thể loại đồng thoại và bắt đầu tạo được ấn tượng như: Nguyễn Thị Kim Hòa, Dy Duyên, Lê Quang Trạng, Phan Đức Lộc, Nguyễn Thị Thanh Bình…

Không chỉ giúp tác giả trở nên nổi tiếng, thể loại truyện đồng thoại cũng có thể cất lên tiếng nói của thời đại. Chẳng hạn, Chuyện con mèo dạy hải âu bay còn là lời cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường biển.

Nhà văn Văn Thành Lê chỉ ra: “Có thể người viết chưa tiệm cận những thuật ngữ như sáng tác tự nhiên, văn học sinh thái hay ngôn ngữ xanh, nhưng vô hình trung, những trang văn sinh thái, rất nhẹ nhàng vẫn tràn ngập trong các sáng tác của Trần Đức Tiến và các tác giả khác, để các em ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của con người đối với tự nhiên, kêu gọi con người bảo vệ vạn vật trong tự nhiên và duy trì cân bằng sinh thái”.

Đầu tư công phu

Không thể phủ nhận sức sống của các tác phẩm đồng thoại, bằng chứng là các tác phẩm này vẫn được NXB Kim Đồng phát hành và tái bản mỗi năm. Gần đây, đơn vị này còn chú trọng đến khâu mỹ thuật, đầu tư công phu phần tranh minh họa. Có thể kể đến Xóm bờ giậu của nhà văn Trần Đức Tiến, in lần đầu 2.000 cuốn và hiện đã tái bản thêm 2.000 cuốn. Vào năm 2019, tác phẩm này còn đoạt giải B Giải thưởng Sách Quốc gia lần 2. Dế Mèn phiêu lưu ký bản bìa cứng do họa sĩ Tạ Huy Long minh họa, tái bản lần thứ 16. Cái Tết của mèo con của nhà văn Nguyễn Đình Thi được minh họa lại, in màu, cũng tái bản lần 3, với khoảng 10.000 bản. Đây có thể xem là một gợi ý thiết thực cho các đơn vị xuất bản trong nước.

Sau những tác phẩm dành cho tuổi mới lớn xuất bản hàng chục năm trước, nhà văn - nhà báo Gia Bảo vừa trở lại văn đàn bằng tác phẩm đồng thoại Những ngôi làng trên triền dốc (NXB Trẻ), với phần minh họa dễ thương và sinh động của họa sĩ Duy K.A.T. Nhà văn cho rằng: “Tôi thực sự ấn tượng với những ấn bản thật đẹp, từ nội dung đến hình thức, đầu tư đến phần thiết kế, chất lượng giấy ruột, bìa, kể cả quy cách sách, co chữ, phông chữ... Điều này cho thấy, các NXB đã nghiên cứu kỹ tâm lý bạn đọc, hết sức chăm chút và đúng nghĩa là lấy các em làm trung tâm”.

Nhà văn - TS Nguyễn Thụy Anh cũng cho rằng, đó là một lựa chọn khôn ngoan và hợp lý của các NXB và cả các nhà văn. Theo chị, xã hội dù có thay đổi chóng mặt đến đâu cùng sự phát triển của công nghệ, con người được cung cấp nhiều thông tin và trở nên tài giỏi, thông minh đến đâu thì trẻ em vẫn là đứa trẻ của thời sơ khởi với những tò mò, băn khoăn, khao khát tìm hiểu và hòa mình vào thế giới xung quanh.

“Với tư duy trực quan, trẻ dễ dàng nhận được ấn tượng mạnh mẽ từ những hình ảnh minh họa bắt mắt, hình bìa gợi nhiều mơ mộng, tưởng tượng lớn. Với truyện đồng thoại thời đại mới, nhà văn nên loại bỏ cả những định kiến, không nhất thiết cứ là cáo thì phải khôn ranh gian xảo; sói thì dữ tợn; kiến, ong thì chăm chỉ; lừa thì ngốc nghếch... Thế giới đồng thoại mới, giống như những mèo, những hải âu trong truyện của nhà văn Chile Luis Sepúlveda, đầy những bất ngờ, vượt qua cả những tính cách mà loài người áp đặt cho loài vật”, nhà văn - TS Nguyễn Thụy Anh nói.

HỒ SƠN

Bộ Giáo dục nướcnxb kim đồngDy Duyênđồng thoạiTrần Đức Tiến

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

Đồng thoại là Danh từ đồng thoại xuất hiện trong Việt ngữ được ghi nhận lần đầu tiên bởi công trình Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh (Quan hải tùng thư xuất bản, 1932).

Câu hỏi: Truyện đồng thoại là gì?

Trả lời: Truyện đồng thoại là truyện viết ra cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật, vừa mang đặc điểm của con người.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Lịch sử của truyện đồng thoại

Theo Hoàng Vân Sinh, “từ đồng thoại ở Trung văn được du nhập từ Nhật Bản, xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh. Dấu mốc đầu tiên của nó là bộ Tùng thư đồng thoại do Tôn Dục Tu chủ biên, Thương vụ ấn thư quán xuất bản năm 1909”(Hoàng Vân Sinh,2001,tr.1). Ở Nhật, những truyện kể cho trẻ em được gọi là dowa, dịch sang Hán ngữ là đồng thoại.

Đồng thoại là Danh từ đồng thoại xuất hiện trong Việt ngữ được ghi nhận lần đầu tiên bởi công trình Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh (Quan hải tùng thư xuất bản, 1932).

Rất nhiều năm sau, nó mới được sử dụng vào việc đặt tên cho một tuyển tập văn học. Đó là cuốn Cổ kim đồng thoại do Lê Văn Chánh biên soạn dựa trên nguồn tư liệu phương Tây, với mục đích giúp vào việc giáo dục trẻ em.

Ở Việt Nam, truyện đồng thoại hiện đại xuất hiện cùng với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX và ít nhiều gây được tiếng vang với tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài.

Dù vậy, trong giai đoạn từ 1930 đến 1945, giới lí luận phê bình đương thời chưa chú ý đến truyện đồng thoại. Từ năm 1945 đến nay, truyện đồng thoại được đề cập tới trong một số chuyên luận, giáo trình, bài báo khoa học, bài đọc sách, lời bình…

2. Đặc điểm

Đặc điểm truyện đồng thoại:

Là thể loại văn học dành cho thiếu nhi.

Nhân vật truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa.

Chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

3. Cốt truyện

Cốt truyện là yếu tố quan trọng cùa truyện kể, gồm các sự kiện chinh được sắp xếp theo một trật tự nhất định: có mờ đầu, diễn biến và kết thúc.

4. Lời người kể chuyện và lời nhân vật

Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cà việc thuật lại mọi hoạt động cùa nhân vật vả miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.

Lời nhân vật là lời nói trục tiếp cùa nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trinh bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kề chuyện.

5. Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1, 2 trang 33, 34 SGK. Ngữ văn 6 Kết nối tri thức và cuộc sống

Câu 1.Giới thiệu một truyện đồng thoại mà em yêu thích và thực hiện theo các yêu cầu sau:

– Xác định người kể chuyện.

– Chỉ ra một vài đặc điểm giúp em nhận biết được tác phẩm đó là truyện đồng thoại.

– Chọn một nhân vật yêu thích. Liệt kê một số chi tiết tiêu biểu được tác giả miêu tả để khắc họa nhân vật đó (Kẻ bảng vào vở theo mẫu).

– Từ bảng đã hoàn thành hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật

Trả lời:Giới thiệu một truyện đồng thoại mà em yêu thích: Cái tết của mèo con của tác giả Nguyễn Đình Thi.

– Người kể chuyện: Ngôi thứ ba

– Một số đặc điểm nhận biết truyện Cái tết của mèo con là truyện đồng thoại: Đây là câu chuyện được viết cho thiếu nhi. Tác giả lấy loài vật (con mèo) làm nhân vật. Nhân vật con mèo trong câu chuyện được nhân cách hóa nhưng vẫn có những sinh hoạt phù hợp của con mèo ở ngoài đời thường, không xa rời cái nhìn thói quen của bạn thiếu nhi.

– Một số chi tiết tiêu biểu được tác giả miêu tả để khắc họa nhân vật con mèo:

Ngoại hình: Mèo Con tìm được một chỗ nắng ấm, nằm sưởi. Nó giũ lông một hồi, cho hết bụi tro, rồi nằm liếm mình, liếm chân, tỉ mỉ, cho đến lúc trắng nõn hết cả. Xong nó nằm im lim dim mắt, gừ gừ, nghĩ lại chuyện đêm qua. Và chú Mèo Con ngủ một giấc lúc nào không biết. Hành động: Mèo Con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy. Chạy chán, Mèo Con lại nép vào một gốc cau, một sợi lông cũng không động – nó rình một con bướm đang chập chờn bay qua. Bỗng cái đuôi quất mạnh một cái, Mèo Con chồm ra. Hụt rồi!
Lời nói:Mèo Con vẫn không chịu ăn.– Ngheo ngheo, mẹ tôi đi đâu rồi? Ai bắt tôi về đây, buộc tôi lại thế này? Ngheo ngheo, tôi chẳng được bú tí mẹ nữa rồi. Mối quan hệ với nhân vật khác: Mèo ở nhà bà và Bống.

– Cảm nhận của em về nhân vật con mèo:kể về chú mèo đáng yêu với chiến công đầu tiên của mình, là bài học về lòng dũng cảm và sự đoàn kết trong cuộc sống dành cho các bạn nhỏ.Từ một chú Mèo Con còn non nớt, còn run sợ trước cái ác, nhưng chỉ qua một đêm, chú đã vươn mình trưởng thành như thế nào. Chúng ta hãy cùng theo dõi câu chuyện hấp dẫn này nhé!

Câu 2.Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, nhờ Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra được bài học cho mình. Trong đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn, cáo bày tỏ nếu cậu muốn kết bạn với hoàng tử bé, cuộc đời cáo sẽ như được chiếu sáng. Hãy kể về một thay đổi tích cực của bản thân mà em có được nhờ tình bạn.

Trả lời:Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, nhờ Dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra được bài học cho mình. Trong đoạn trích Nếu cậu muốn có một người bạn, cáo bày tỏ nếu cậu muốn kết bạn với hoàng tử bé, cuộc đời cáo sẽ như được chiếu sáng. Nhờ tình bạn, em cũng có được những thay đổi tích cực với bản thân mình. Em cố gắng chăm học, hòa đồng với mọi người, đoàn kết với bạn bè hơn, nhất là giúp đỡ các bạn yếu hơn mình để cùng nhau tiến bộ.

Video liên quan

Chủ đề