Tạt axit là gì

bi tat axit anh 1

Khi axit tạt vào người, điều gì sẽ xảy ra?

  • Phần tiếp xúc bị phá hủy ngay lập tức
  • Axit ngấm máu gây ung thư
  • Gây tổn thương sau 2 tiếng

PGS.TS Nguyễn Văn Huệ, nguyên Viện phó Viện bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, cho biết axit là chất oxy hóa nguy hiểm gây tác động ngay lập tức và gây ra những biến chứng lâu dài đối với cơ thể nạn nhân.

bi tat axit anh 2

Phần da tiếp xúc với axit sẽ chuyển sang màu gì?

  • Đỏ
  • Đen
  • Trắng

Phần da tiếp xúc với axit sẽ chết, chuyển sang màu đen và để lại những vết sẹo khủng khiếp.

bi tat axit anh 3

Bỏng do axit sẽ để lại di chứng suốt đời?

  • Đúng
  • Sai

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Tài Sơn, nguyên Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết bị bỏng axit dù ở cấp độ nào cũng đều gây tổn hại sức khỏe và để lại di chứng suốt đời. Để khắc phục hậu quả, phẫu thuật chỉ làm thay đổi và nhẹ bớt sự khó chịu chứ không thể khôi phục nguyên trạng chức năng vận động, giác quan, thẩm mỹ cho nạn nhân.

bi tat axit anh 4

Việc nên làm đầu tiên khi sơ cứu nạn nhân bị bỏng axit?

  • Rửa nước sạch
  • Cởi bỏ quần áo vùng bị bỏng
  • Bôi thuốc trị bỏng

Bác sĩ Trần Quang Phú, khoa Bỏng người lớn, Viện bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, cho biết việc duy nhất nên làm trước khi đưa nạn nhân đến bệnh viện là dùng nước sạch rửa vào vùng bị tạt axit. Biện pháp này sẽ giúp hạn chế quá trình axit hút nước của cơ thể. Trong trường hợp không thể tìm thấy nước sạch, bạn có thể dùng nước dưới ao, sông, hồ. Nước có thể bẩn nhưng vẫn rất tốt trong quá trình sơ cứu.

bi tat axit anh 5

Hành động tuyệt đối không được làm khi sơ cứu?

  • Kỳ cọ, chà sát da
  • Bôi nước vôi trong
  • Cho nạn nhân uống nước

Theo PGS.TS Huệ, trong qua trình rửa bằng nước, chúng ta không kỳ cọ, chà sát da, để nguyên quần áo. Xả nước như vòi hoa sen là tốt nhất, khoảng 5 phút, axit sẽ hút nước đó, hạn chế tác hại trên da. Khi sơ cứu, người ta có thể dùng các dung dịch kiềm nhẹ để trung hòa như nước vôi trong rửa vết bỏng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, dùng nước sạch rửa vẫn là phương pháp tối ưu hơn.

bi tat axit anh 6

Bộ phận nào dễ gặp nguy hiểm nhất khi bị axit bắn trúng?

  • Tai
  • Mắt
  • Tay

Khi bị bỏng axit, mắt luôn là bộ phận gặp nguy hiểm nhất. Đây là chỗ trũng, axit lại là chất lỏng nên khi hóa chất hắt vào sẽ đọng lại ở đó, rất khó tẩy rửa. Chúng ta cần nhanh chóng dùng nước đun sôi để nguội rửa. Nếu không kịp thời rửa, nạn nhân có thể sẽ bị mù vĩnh viễn.

bi tat axit anh 7

Làm gì khi nạn nhân uống phải axit?

  • Cho uống rượu
  • Cho uống nước chanh
  • Cho uống lòng trắng trứng gà

Trong trường hợp uống phải axit, PGS.TS Huệ khuyên nên uống ngay lòng trắng trứng gà, sau đó chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Bạn tuyệt đối không được uống dung dịch trung hòa, bởi có thể gây chướng khí làm giãn dạ dày cấp. Ngoài ra, chúng có thể gây thủng dạ dày và ống tiêu hoá. Không nên đặt thông vào dạ dày để rửa vì có thể làm thủng dạ dày.

Bé trai 5 tuổi bỏng nặng toàn thân do nghịch bật lửa

Gia đình cháu Đ. cho biết trong khi không chú ý đã để cho con chơi với bật lửa và bị cháy bén vào áo.

(LuatVietnam) Những đối tượng tạt axít hãm hại người khác thường bị xử lý về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác…

Thời gian gần đây, những vụ án liên quan đến việc dùng axít để tạt vào người khác xuất hiện ngày càng nhiều trên phạm vi cả nước. Theo điều tra, nguyên nhân của những vụ việc này thường xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân. Các đối tượng dùng axít để trả thù, giải quyết ân oán, khúc mắc trong cuộc sống, hoặc chỉ đơn giản là… dằn mặt.

Mới đây nhất, vào ngày 02/07/2017, trong lúc xô xát với những người hàng xóm, đối tượng Lê Văn Hào (48 tuổi, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã dùng bình chứa axít hất vào nhà hàng xóm khiến 4 người bị bỏng nặng. Trong đó có nạn nhân bị ảnh hưởng tới thị lực.

Trước đó, vào tháng 05/2017, một vụ tạt axít nghiêm trọng cũng xảy ra tại Hà Nội. Bắt nguồn từ mâu thuẫn trong chuyện tiền bạc, Trần Thị Hương Giang (30 tuổi, quê Hòa Bình) đã đi mua axít hất vào mặt người tình khiến anh này bị bỏng toàn thân, 2 mắt cũng bị tổn thương.

Hai vụ việc kể trên chỉ là hai ví dụ rất nhỏ trong số nhiều vụ tạt axít khác đã xảy ra trong thời gian qua. Các nạn nhân của những vụ việc này dù đa phần may mắn sống sót nhưng phải chịu các di chứng rất nặng nề. Axít làm biến dạng, gây thương tật và hủy hoại đời sống cũng như tương lai của các nạn nhân. Có nạn nhân phải sống trong hình hài giống như “quái vật”, họ mặc cảm và sống khép mình với xã hội.


Một nạn nhân bị bỏng nặng do bị tạt axit

 
Dùng axít để hãm hại người khác là một hành vi tàn độc, vô nhân tính, dã man và gây nguy hiểm cho xã hội, do đó cần phải xử lý nghiêm khắc.

Liên quan đến đối tượng dùng axít hãm hại người khác, hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có một điều, khoản nào quy định riêng về loại tội phạm này. Những đối tượng tạt axít phần lớn thường bị xử lý về Tội cố ý gây thương tích với khung hình phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Cụ thể, Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 có quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác như sau: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng dến 03 năm: Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm… Trong trường hợp tỷ lệ thương tích cao hơn, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 đến 07 năm hoặc 15 năm tù. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì người phạm tội có thể bị phạt đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Bộ luật Hình sự mới nhất - Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 đã bổ sung thêm một tình tiết liên quan đến hành vi tạt axít vào Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác. Theo đó, người nào dùng axít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe, làm biến dạng vùng mặt của một hoặc nhiều người thì có thể bị phạt từ 06 tháng đến 20 năm tù hoặc tù chung thân, tùy vào tính chất, mức độ và hậu quả.

Một số ý kiến cho rằng, những đối tượng tạt axít hãm hại người khác cần phải bị xử lý về Tội giết người vì tính chất dã man, tàn độc. Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít trường hợp tạt axít bị xử lý tội này. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật, giết người là hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của người khác, người phạm tội chủ ý mong muốn nạn nhân tử vong. Trong khi đó, với hành vi tạt axít, người phạm tội thường chỉ nhằm mục đích hủy hoại dung nhan, dằn mặt nạn nhân, không mong muốn tước đoạt mạng sống. Đối tượng tạt axít chỉ có thể bị xử lý tội giết người nếu dùng axít với số lượng lớn, nồng độ cao, tạt vào những điểm trọng yếu trên cơ thể nạn nhân và thực hiện hành vi phạm tội một cách quyết liệt. Trong trường hợp này, người phạm tội sẽ bị xử lý theo Điều 93 - Bộ luật Hình sự 1999 về Tội giết người với mức phạt từ 02 năm tù đến tử hình.

Trước mức độ nghiêm trọng của hành vi tạt axít, các cơ quan chức năng cần thiết phải siết chặt công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh hóa chất độc hại như axít, đồng thời đưa ra được chế tài cụ thể đối với loại tội phạm này nhằm răn đe và ngăn chặn các hành vi phạm tội mới.

Những nội dung quy định trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để tìm hiểu rõ hơn bạn đọc có thể tham khảo các văn bản sau:

Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc hội

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, số 37/2009/QH12 của Quốc hội

Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 của Quốc hội

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 của Quốc hội, số 12/2017/QH14