Tán sỏi ngoài cơ thể ở đâu tốt nhất singapore

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn - Bác sĩ Ngoại tiết niệu - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Nội soi tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL) là một phương pháp điều trị ngoại khoa đối với sỏi tiết niệu. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị sỏi tiết niệu hiện nay, nó có nhiều ưu điểm, song vẫn có những hạn chế nhất định.

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị ngoại khoa đối với sỏi tiết niệu hiệu quả và nhẹ nhàng nhất hiện nay. Bản chất của phương pháp này là sử dụng sóng xung kích để làm vỡ sỏi, sau đó các mảnh vụn sẽ được đào thải ra ngoài theo nước tiểu.

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp phổ cập trong điều trị sỏi tiết niệu, hầu hết các cơ sở y tế đều có thể thực hiện được. Khi mà sỏi tiết niệu là một bệnh lý phổ biến và hay tái phát, đặc biệt ở nước ta tỷ lệ bệnh sỏi tiết niệu chiếm đến 30 -40% bệnh nhân có bệnh lý về tiết niệu thì sự ra đời của phương pháp này đã góp phần giúp cho việc điều trị sỏi tiết niệu thuận tiện hơn.

Chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể phải dựa trên sự phân tích tổng hợp của nhiều yếu tố như là:

Vì vậy không được lạm dụng mở rộng chỉ định tán sỏi ngoài cơ thể nhằm tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Các chỉ định cụ thể của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể đó là:

  • Áp dụng với những viên sỏi thận có kích thước < 15mm.
  • Áp dụng với sỏi niệu quản có kích thước từ 6 - 25mm.
  • Áp dụng với sỏi niệu quản có kích thước < 5mm khi điều trị nội khoa 01 tuần không cải thiện, sỏi không di chuyển xuống vị trí thấp hơn, sỏi trên vị trí hẹp niệu quản hoặc sỏi trên polyp.
  • Sỏi niệu quản trên vị trí sa lồi niệu quản.

Chống chỉ định với các trường hợp sau:

Quy trình tán sỏi ngoài cơ thể được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm trên máy tán sỏi, bác sĩ tiến hành gây mê toàn thân hoặc tiền mê giảm đau.
  • Bước 2: Phần lưng bệnh nhân tương ứng với vị trí của sỏi được đặt tiếp xúc với bóng của nguồn phát sóng xung kích.
  • Bước 3: Dưới định vị của X-quang, bác sĩ sẽ điều chỉnh sóng xung kích hội tụ chính xác vào viên sỏi, sau đó phát xung để tán sỏi. Thời gian cho mỗi lần tán sỏi khoảng 1 giờ.

Bác sĩ điều chỉnh sóng hội tụ vào vị trí sỏi để tán sỏi

Những lưu ý khi thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể:

  • Trung bình mỗi liệu trình điều trị chỉ sử sử dụng từ 3.000 nhịp sóng xung kích trở xuống, để đảm bảo an toàn cho nhu mô thận và đồng thời tán vỡ được sỏi.
  • Do sỏi luôn di động theo nhịp thở, nên trong quá trình tán sỏi cần giữ nhịp thở sâu và đều, nếu không số lần sóng xung kích không trúng vào sỏi tăng lên, làm giảm hiệu quả điều trị.
  • Sau khi tán sỏi, bệnh nhân cần phải uống nhiều nước (từ 2 lít/ngày trở lên) để có thể đào thải hết những mảnh vụn của sỏi ra ngoài theo nước tiểu.

Hiệu quả của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

  • Độ rắn của viên sỏi.
  • Công suất của máy: Công suất tán sỏi thấp hay cao do bác sĩ điều chỉnh dựa trên độ rắn của viên sỏi, căn cứ theo độ cứng trên X-quang hoặc dựa trên sự tan vỡ của sỏi trong quá trình tán.
  • Vị trí của viên sỏi: Sỏi ở đài thận, bể thận thường dễ vỡ hơn so với sỏi ở niệu quản.
  • Khoảng cách từ da đến viên sỏi: Như bệnh nhân béo hoặc gầy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tán vỡ sỏi.
  • Sự thông suốt của đường tiết niệu: Bởi sau khi được tán, các mảnh vụn của sỏi sẽ tự đào thải qua đường nước tiểu, kích thước các mảnh vụn phải lọt qua được lòng niệu quản.
  • Với những viên sỏi nằm ở đài dưới thận, khả năng đào thải còn phụ thuộc vào góc giữa trục đài thận với trục bể thận.
  • Thận phải còn khả năng bài tiết ra nước tiểu.

  • Tán sỏi thận ngoài cơ thể có ưu điểm ít gây ảnh hưởng đến thận, chức năng hoạt động của thận còn cao hơn so với các phương pháp khác.
  • Giảm thời gian nằm viện và chi phí điều trị cho bệnh nhân. Bệnh nhân chỉ cần nằm viện từ 1 - 2 ngày là có thể xuất viện.
  • Phương pháp này không gây đau đớn như mổ lấy sỏi thận.
  • Phương pháp này không cần phẫu thuật nên không phải chăm sóc hay lo lắng bị chảy máu hoặc bị nhiễm trùng vết mổ hay để lại sẹo mổ xấu.
  • Đây là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu nói chung và sỏi thận nói riêng có độ an toàn cao và không xâm lấn.

  • Không thể áp dụng với trường hợp viên sỏi có kích thước lớn.
  • Hiệu quả tán sỏi chỉ đạt từ 55 - 85%.
  • Với những viên sỏi cứng hoặc sỏi có kích thước lớn chưa vỡ hết thì có thể phải tán lại 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 2 đến 3 tuần.

Khi điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL) có thể gặp phải một số biến chứng như:

  • Các mảnh vụn của sỏi làm tắc nghẽn niệu quản gây ra cơn đau quặn thận.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, gây nhiễm khuẩn huyết.
  • Tụ máu quanh thận.
  • Sỏi không vỡ hoặc đã vỡ nhưng vẫn còn đọng lại. Trong trường hợp này sẽ phải sử dụng các phương pháp khác như nội soi niệu quản, nội soi thận qua da hay đặt sonde JJ.

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL) là phương pháp điều trị sỏi thận nói riêng và sỏi tiết niệu nói chung có độ an toàn cao, rút ngắn thời gian nằm viện và tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân. Tuy nhiên vẫn tiềm ẩn một vài biến chứng và hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Theo BSCKI Lê Sĩ Trung (chuyên Khoa tiết niệu, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City), quyết định lựa chọn ra phương pháp điều trị bệnh sỏi thận, niệu quản tốt nhất không chỉ đơn thuần dựa theo tình trạng sỏi của bệnh nhân, mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật thực hiện của Bác sĩ và trang thiết bị máy móc tại Bệnh viện. Đồng thời, để điều trị dứt điểm sỏi tiết niệu, việc phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp sẽ giúp mang lại kết quả tốt và toàn diện.

Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được trang thiết bị hiện đại: Hệ thống chẩn đoán hình ảnh, hệ thống nội soi ống soi mềm hiện đại cùng trình độ từ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong tán sỏi có thể mang lại kết quả tốt nhất hạn chế biến chứng trong và sau mổ

Hệ thống phòng bệnh văn minh hiện đại, chăm sóc toàn diện, các bữa ăn, chế độ nghỉ ngơi, tập luyện, giáo dục sức khỏe, mỗi phòng bệnh được trang bị tiện nghi giống một căn hộ khách sạn 5 sao, thông tin bệnh nhân được bảo mật

Phòng mổ Hybrid của Vinmec là hệ thống phòng mổ hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, tích hợp phòng mổ và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tiên tiến (chụp CT, chụp MRI, siêu âm...) giúp giảm thời gian phẫu thuật và đem lại hiệu quả phẫu thuật tốt nhất cho người bệnh.

Trong gây mê hồi sức, Vinmec tuân thủ các phác đồ gây mê, các hướng dẫn an toàn gây mê, bảng kiểm gây mê đối với 100% ca phẫu thuật nhằm giảm thiểu tối đa sự cố và tác dụng không mong muốn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Vì sao nên tán sỏi thận bằng laser qua ống soi mềm?

XEM THÊM:

Chuyện chiếc máy tán sỏi giá rẻ do các chuyên gia Trung tâm Công nghệ laser sáng chế, sản xuất sau nhiều năm vẫn "treo" ngoài bệnh viện, trong khi hàng vạn bệnh nhân sỏi thận mong mỏi đến ngày chữa bệnh đã cho thấy, khoảng trống lớn từ công trình nghiên cứu tới thực tiễn cuộc sống chưa được khỏa lấp.

Gian nan máy tán sỏi giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam

Từ năm 1994, các chuyên gia Trung tâm Công nghệ laser Viện Ứng dụng công nghệ đã xây dựng và thực hiện dự án cấp Nhà nước: "Hoàn thiện và chuyển giao công nghệ tán sỏi tiết niệu bằng sóng xung kích từ ngoài cơ thể cho Bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn", kinh phí đầu tư khoảng 4,5 tỷ đồng.

Dự án này lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi thời điểm này cả nước mới có 2 máy tán sỏi (1 máy mua của nước ngoài đặt tại Bệnh viện Bình Dân, TP HCM) và một máy tại Hà Nội, trong khi hàng ngàn bệnh nhân sỏi thận đang có nhu cầu cấp bách lấy sỏi.

Mục tiêu của dự án là thử nghiệm, hoàn chỉnh là làm chủ công nghệ ứng dụng sóng xung kích trong lĩnh vực tán sỏi tiết niệu tại Việt Nam; hoàn thiện công nghệ chế tạo các phụ kiện tiêu hao cho máy tán sỏi ngoại nhập và chọn phương án chế tạo toàn bộ thiết bị cho những năm sau này; tổ chức chuyển giao công nghệ cho Bệnh viện Quy Nhơn và các cơ sở y tế khác...

Với ý tưởng ấy, Tiến sĩ Trần Ngọc Liêm, Giám đốc Trung tâm Công nghệ laser cùng nhóm các nhà khoa học Bệnh viện Quy Nhơn, Viện Kỹ thuật Quân sự, Bệnh viện Việt - Tiệp và một số đơn vị khác đã ngày đêm nghiên cứu, tham quan, học tập thiết bị tán sỏi của các nước phát triển như Nhật Bản, Nga, Singapore, Đức, Pháp... với mong muốn một ngày gần nhất sẽ chế tạo thành công máy tán sỏi Việt Nam.

Trước đó, khát vọng chế tạo máy tán sỏi mang thương hiệu Việt Nam đã thôi thúc nhóm tác giả cùng nhà đầu tư bỏ tiền mua một máy tán sỏi nguyên mẫu trị giá 170 ngàn USD để nghiên cứu.

Kết quả thử nghiệm tại Bệnh viện Việt - Tiệp (Hải Phòng) rất khả quan: Trong 4 tháng, đã tán sỏi đạt kết quả tốt cho 1.000 bệnh nhân, mở ra hướng xã hội hóa thiết bị y tế thu hút sự quan tâm của đông đảo bệnh nhân và các nhà quản lý. Giữa lúc dự án đang tiến triển thì nguồn kinh phí UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ dự án bị giảm một nửa (1,5 tỷ đồng) do trận bão số 5 gây hậu quả nặng nề.

Trong điều kiện cực kỳ khó khăn về xưởng nghiên cứu, chế tạo, lại gặp sự cố dò điện cao áp khiến bác sĩ Nguyễn Minh Tân, một thành viên trong nhóm nghiên cứu bị tai nạn cận kề cái chết, đã có lúc tưởng như máy tán sỏi khó có thể ra đời. Nhưng với sự nỗ lực chung của nhóm tác giả, máy tán sỏi ngoài cơ thể LIMED ESWL98/LTTD mang thương hiệu Việt Nam ra đời với nhiều ưu việt.

Làm gì để máy tán sỏi giá rẻ đến với người bệnh nghèo?

Ưu việt của máy tán sỏi do Trung tâm Công nghệ laser sản xuất là giá rất rẻ (khoảng 40 ngàn USD), trong khi máy của nước ngoài giá từ 200 đến 300 ngàn USD, có loại cả triệu USD. Đáng kể là 90% thiết bị máy tán sỏi này có thể sản xuất trong nước, khắc phục tình trạng máy ngoại nhập khi hỏng phải "đắp chiếu" chờ phụ tùng và chuyên gia nước ngoài.

Điều quan trọng là phụ tùng thay thế rẻ, giá thành thấp sẽ giảm chi phí cho bệnh nhân có nhu cầu tán sỏi. Như thế, dễ dàng phổ cập giúp chữa bệnh cho bệnh nhân tuyến huyện, vùng sâu, vùng xa, nhất là bệnh nhân nghèo.

Nhưng Trung tâm Nghiên cứu khoa học không thể sản xuất hàng loạt máy loại này phục vụ yêu cầu chữa bệnh, vì đơn giản họ không có chức năng sản xuất kinh doanh. Mặt khác, đây là loại thiết bị công nghệ cao, giá trị lớn đòi hỏi đầu tư dây chuyền sản xuất với giá trị cũng rất lớn, mà điều này vượt quá khả năng của các cơ sở nghiên cứu khoa học. Đó là chưa kể tới xu hướng "xính" hàng ngoại khiến hầu hết các cuộc thầu mua thiết bị y tế nói chung, máy tán sỏi thận nói riêng đều không muốn mua hàng nội.

Trước tình hình đó, nhóm tác giả chỉ còn cách sản xuất cái một đi đôi với vận động lãnh đạo các bệnh viện, trước hết là bệnh viện ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quy Nhơn... sử dụng. Kết quả là đã có tới 30 máy tán sỏi do Việt Nam sản xuất đến với Bệnh viện 103, Thanh Nhàn, ICAO, Xanh - Pôn, Bắc Giang... cứu chữa cho hàng ngàn lượt bệnh nhân lành bệnh.

Kỹ sư Lê Mạnh Tuấn, người đã có sáng chế thành công dao mổ điện cao tần cho biết: Việc nghiên cứu thành công máy tán sỏi với mức đầu tư công sức trí tuệ lớn mà không sản xuất hàng loạt phục vụ người bệnh là một lãng phí lớn. Trên thực tế, thường thì 500.000 người dân cần một máy tán sỏi. Trong khi nước ta hầu hết bệnh viện tuyến huyện đều có nhu cầu sử dụng máy tán sỏi, nhưng không phải đâu cũng có kinh phí trang bị.

Tiến sĩ Trần Ngọc Liêm thừa nhận, máy tán sỏi do chúng ta sản xuất còn nhiều điểm chưa bằng thiết bị của một số nước phát triển, nhưng nếu không sản xuất để từng bước hội nhập thì bao giờ chúng ta mới tự lực tự cường được thiết bị trong lĩnh vực y tế?

Chính sự quan tâm đến sản xuất loại thiết bị như thế này mới tạo ra kinh phí đầu tư trở lại cho các nhà khoa học hoàn thiện sản phẩm sáng chế của mình đáp ứng yêu cầu của thị trường. Bởi thế, một vườn ươm công nghệ là hết sức cần thiết để nơi đó, nhà khoa học gặp nhà đầu tư chắp nối các ý tưởng phục vụ sự phát triển khoa học công nghệ đất nước

Thanh Phong

Video liên quan

Chủ đề