Tại sao về đêm lại buồn

Cuộc sống luôn luôn phát triển, con người cũng dần bị cuốn vào vòng xoáy của lối sống công nghệ. Một mặt tích cực công nghệ luôn là chỗ dựa vững chắc giúp tối ưu hóa công việc nhằm tăng hiệu suất. Mặt khác công nghệ cũng mang đến nhiều hệ luỵ cho sức khỏe và cuộc sống của con người. 

Ngoài các bệnh lý có thể nhận thấy qua việc khám sức khỏe, chúng ta thường không bận tâm những bệnh lý do cảm xúc mang lại, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách của mỗi người.

Trầm cảm là chứng bệnh gây ra những rối loạn về tâm lý, tác động đến cảm nhận của bạn về bản thân và cuộc sống. Khi mắc bệnh trầm cảm, bạn thường nghĩ mọi việc theo hướng rất tiêu cực và cảm thấy cuộc sống vô cùng bế tắc. Bị bệnh nhưng nhiều người bệnh lại không nhận ra, chỉ khi gặp phải những tác động từ bên ngoài mà vượt ngưỡng chịu đựng của họ, bệnh sẽ phát tác. Vậy hôm nay, Kiến sẽ nói cho bạn biết những dấu hiệu ban đầu của bệnh trầm cảm, cùng đi thôi!

1. Thay đổi thói quen ngủ, nghỉ

Những người bị trầm cảm thường sẽ có cảm giác khó ngủ về đêm, khi ngủ thường hay bị tỉnh giấc và không thể tiếp tục giấc ngủ dẫn đến thời gian ngủ rất ít. Cũng có lúc người bệnh rất thèm ngủ nhưng khi đi ngủ lại không ngủ được hoặc sinh ra những cảm giác mệt mỏi. Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Vì vậy, giấc ngủ càng trầm trọng, càng gây ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân bị bệnh trầm cảm.

2. Luôn cảm thấy mình vô dụng

Khi mắc bệnh trầm cảm, người ta luôn mặc cảm về bản thân mình và cho rằng mình không xứng đáng, thua kém mọi người xung quanh, thậm chí là luôn có cảm giác tội lỗi dù cho nó không phải là lỗi của mình. Đây chính là một trong số những dấu hiệu quan trọng để nhận biết về trầm cảm.

3. Buồn không rõ lý do

Có lẽ bởi cảm thấy bản thân “vô dụng” nên những người mắc bệnh trầm cảm thường buồn không rõ lý do. Họ suy nghĩ và hành động chậm chạp hơn so với người bình thường và rất khó tập trung, luôn luôn do dự trước các quyết định, không đối phó được các tình huống cần xử lý. Dường như con người họ luôn thường trực cảm giác mệt mỏi, chỉ thấy xung quanh một màu ảm đạm, buồn tẻ. Trong công việc cũng như sinh hoạt thường ngày đều không có hứng thú, dù cho đó có là với người thân của họ đi chăng nữa.

4. Thường xuyên tức giận

Hẳn ai cũng đã từng trải qua cảm giác nóng giận trong đời, tuy nhiên, việc thường xuyên cảm thấy tức giận với những người xung quanh lại là việc bất thường của cảm xúc. Dù một việc nhỏ thôi cũng có thể làm họ nổi nóng. Điều này cho thấy rõ cảm xúc của những người bị trầm cảm đã bị mất cân bằng nhanh chóng.

5. Thích ở một mình

Đây có lẽ là triệu chứng thường thấy nhất của bệnh trầm cảm, những người bị mắc bệnh trầm cảm thường có biểu hiện ngại giao tiếp với bất kì ai và ngại vận động. Thường thì họ sẽ thích ở một mình im lặng và chìm trong thế giới của riêng họ, không muốn ai hỏi thăm hay ở bên cạnh.

6. Có vấn đề về việc ăn uống

Chán ăn hay thèm ăn đều là một biểu hiện khá đặc trưng cho chứng bệnh trầm cảm. Bạn có thể nhận thấy dấu hiệu của trầm cảm nếu như trong một khoảng thời gian dài không muốn ăn, ăn ít, ăn không ngon, điều này khiến cho cơ thể bị suy nhược, người gầy yếu. Cũng có những trường hợp ngược lại là bệnh cuồng ăn, lúc nào cũng có cảm giác muốn ăn và không ngừng lại được, từ đó tăng cân không kìm hãm nổi.

7. Cảm thấy mệt mỏi

Trầm cảm khiến cho người ta cảm thấy mệt mỏi và chán nản với mọi thứ xung quanh. Họ sẽ cảm thấy chán ghét và không muốn làm gì cả vì đơn giản không có động lực để bước lên phía trước. Tất cả những điều họ muốn làm chỉ là thu bé lại trong thế giới của riêng mình và không tiếp xúc với mọi thứ xung quanh.

Nếu bạn đang có những “ dấu hiệu” trên thì hãy nhanh chóng đến bác sĩ tâm lý để biết tình trạng sức khỏe của mình ngay nhé! Cũng đừng ngần ngại tải ngay Kiến Guru để biết thêm nhiều hơn về Kỹ Năng Sống: bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh trầm cảm nha!

5 ĐIỀU VỀ KIẾN GURU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

- Là ứng dụng học tập cho học sinh cấp 1 đến cấp 3 với hệ thống bài giảng, câu hỏi và đề thi phong phú.

- Nhiều bài giảng Kỹ năng sống - Kỹ năng thành công trang bị kiến thức và phẩm chất cho học sinh.

- Video bài giảng trực quan, sinh động với mô tả thực tế, gần gũi giúp hiểu bài nhanh, sâu và lâu.

- Mỗi bài giảng đi kèm bảng kiến thức tổng quát giúp học sinh dễ nắm bắt kiến thức, cùng với các câu hỏi ôn luyện nhiều cấp độ để kiểm tra, ôn tập, tự tin trước các kì thi.

- Chi phí sử dụng hợp lý cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Để biết thêm chi tiết xin liên hệ hotline: 0283 620 0214

#kienguru #khamphahocduong #ungdunghoctap #dauhieutramcam

Bạn có thể rèn luyện trí tuệ cảm xúc của mình bằng những cách dưới đây:

  • Định hình lại bản thân và điều chỉnh cảm xúc
  • Chấp nhận sự thật và đối mặt với cảm xúc tiêu cực
  • Tránh những tình huống gây căng thẳng

2. Chăm sóc sức khỏe thật tốt

• Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Bạn có thể tĩnh tâm và thư giãn bằng cách ngồi thiền, xây dựng thói quen đọc sách và tập yoga.

• Chăm sóc sức khỏe thể chất: Tập thể dục đều đặn, có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ sớm và ăn uống điều độ…

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 9 cách để chăm sóc sức khỏe cơ thể và tinh thần của bạn

3. Chia sẻ cảm xúc

Khi gặp những chuyện buồn phiền, bạn có thể tìm đến những người thân mà mình thực sự tin tưởng để tâm sự và nhờ họ đưa ra những lời khuyên thay vì khóc một mình.

Nếu chưa tin tưởng ai, bạn có thể học cách viết nhật ký để giải tỏa stress và chăm sóc sức khỏe tâm lý.

4. Tìm kiếm đam mê riêng

Bạn có thể tìm kiếm những đam mê và trải nghiệm mới bằng cách lên kế hoạch đi du lịch, dành thời gian học một ngoại ngữ mới hoặc một bộ môn nghệ thuật mình yêu thích.

5. Tránh dùng chất kích thích

Lạm dụng rượu bia và các chất kích thích sẽ làm tăng triệu chứng trầm cảm, lo âu và hay quên. Với các triệu chứng về thể chất, bạn có thể gặp tình trạng đau dạ dày, tăng nhịp tim, vàng da và mất ý thức.

6. Điều trị bệnh trầm cảm

Nếu nhận ra bản thân thường khóc một mình kèm thêm nhiều dấu hiệu trầm cảm khác, bạn nên tìm cách điều trị sớm. Bác sĩ tâm lý có thể lắng nghe bạn tâm sự, đưa ra lời khuyên và kê toa thuốc chống trầm cảm nếu cần thiết.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những lưu ý dùng thuốc chống trầm cảm hiệu quả

Nếu bạn là một người hay nhạy cảm và dễ bị tổn thương, bạn có thể khóc một mình ở những nơi khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên, bạn cần phải tôi luyện cho mình tinh thần lạc quan và mạnh mẽ để bứt phá bản thân mình khỏi những giới hạn. Bên cạnh đó, bạn nên tìm sự trợ giúp nếu phải chịu đựng cảm giác tổn thương, tiêu cực và cô đơn quá lâu nhé!

Mất ngủ bất kể nguyên nhân, có thể dai dẳng kể cả kiểm soát các yếu tố thúc đẩy, thường là vì bệnh nhân cảm thấy lo lắng về một đêm mất ngủ tiếp theo và sau đó là một ngày mệt mỏi. Thông thường, bệnh nhân dành hàng giờ trên giường tập trung và suy nghĩ về sự mất ngủ của họ, và khó ngủ ở trong phòng của mình hơn so với ngủ xa nhà.

  • Các chiến lược hành vi nhận thức

Các chiến lược hành vi nhận thức khó thực hiện và mất nhiều thời gian hơn nhưng hiệu quả lâu hơn, có thể đến 2 năm sau khi điều trị kết thúc.

Những chiến lược này bao gồm

Đối với những ai ngủ một mình hay sống một mình thì trải qua hàng giờ đồng hồ vào buổi tối đặc biệt rất cô đơn. Sự thật thì nỗi cô đơn vào ban đêm có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai, khiến bạn cảm thấy buồn hoặc sợ hãi. Mặc dù điều quan trọng là thừa nhận rằng bạn cảm thấy cô đơn, bạn không phải cố gắng và chịu đựng cả đêm trong đau khổ. Có một số điều thật ý nghĩa mà bạn có thể làm để có được một đêm trọn vẹn và thú vị hơn.

  1. 1

    Vận động. Có nhiều cách để bạn vận động cơ thể và xóa bỏ sự cô đơn ra khỏi tâm trí: thử tập thể dục, nhún nhảy theo một số bản nhạc yêu thích, nhảy trên giường, hay học võ karate trên kênh YouTube.

    • Tập thể dục giúp tiết ra hợp chất hóa học endorphins giúp tăng cường tâm trạng tốt hơn và cải thiện cảm giác cô đơn.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Chỉ nhớ đừng tập thể dục gần giờ đi ngủ nếu không cơ thể và não bộ sẽ phải gặp khó khăn để thư giãn và làm quen với chế độ giấc ngủ. Đối với một số người, luyện tập vào buổi tối giúp họ thấy thoải mái đi ngủ một lát sau đó trong khi vẫn duy trì sức khỏe tốt.
    • Làm điều gì đó vui và thú vị—chẳng hạn như chơi nhạc hay nhảy múa khi đang mặc đồ lót. Điều này sẽ khiến bạn cười và là cách tuyệt vời để có cảm giác thoải mái thay vì chỉ cảm thấy cô đơn![2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Tìm nguồn cảm hứng. Ai cũng biết rằng đêm tối thường đem đến nhiều cảm xúc tiêu cực, đặc biệt khi chúng ta ở một mình. Tuy nhiên, bạn có thể chống lại cảm giác tiêu cực bằng cách thực hiện một vài việc tích cực nhằm chịu đựng nỗi cô đơn.

    • Đọc lướt qua một số trích dẫn truyền cảm hứng trên Pinterest hay Google rồi cài đặt làm hình nền cho điện thoại hoặc thay ảnh đại diện trên mạng xã hội. Đọc tiểu sử của một người thành công mà bạn ngưỡng mộ. Hoặc là, xem một bài diễn thuyết giúp nâng cao tinh thần và có tính giáo dục trên TED Talk.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Hòa mình trong một thế giới khác. Đọc một cuốn sách thú vị, xem một bộ phim yêu thích, xem say sưa một chương trình tivi hay lên mạng. Tất cả những lựa chọn này sẽ điều chỉnh bộ não sang kênh khác và khiến bạn không còn tập trung vào sự thật là bạn đang cô đơn. Khi cảm thấy cơn buồn ngủ đang đến, thì nên lên giường đi ngủ.

  4. 4

    Đi chơi bằng xe hoặc đi dạo. Đôi khi cách tốt nhất là đi ra khỏi nhà (nếu thời tiết cho phép). Có gì đó tiêu khiển và quang cảnh thay đổi xung quanh có thể góp phần khiến bạn quên đi cảm giác cô đơn. Bạn thậm chí có thể gặp gỡ và trò chuyện nhanh với một người quen nào đó. Hoặc là, bạn có thể tình cờ bắt gặp điều gì đó thú vị trên đường.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Cân nhắc trước khi bước vào nơi xa lạ. Ví dụ, lái xe đến một nơi nào của thị trấn mà bạn không quen thuộc hay đi dạo tới nhà hàng xóm mà bạn ít ghé tới. Chỉ cần bạn chắc chắn biết trước đó là khu vực tương đối an toàn thì với cách này, bạn đang trải nghiệm điều gì đó mới như một phần để chữa trị nỗi cô đơn, điều khiến bạn sao lãng đi nhiều thứ.

  5. 5

    Trao dồi kiến thức. Chuyên gia cho rằng đọc sách khi cô đơn là cách để cảm thấy bớt lạc lõng. Bạn càng tìm hiểu nhiều về nỗi cô đơn và tính phổ biến của nó ra sao, thì bạn sẽ cảm thấy ít cô đơn hơn. Khi biết rằng có những người khác cũng đang chia sẻ cảm giác khó khăn, đau đớn, giống như bạn, thì điều này khiến cho cảm giác đó bớt tồi tệ phần nào.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Tìm một số nguồn trực tuyến hoặc đọc một cuốn sách trong thư viện. Luôn giữ nguồn tài liệu này sẵn sàng để dùng khi bạn cảm thấy thực sự buồn chán. Bạn có thể áp dụng một số trích dẫn yêu thích và đọc chúng để giúp bản thân có một chút động lực khi nỗi cô đơn ập đến. Một ví dụ tuyệt vời về sách hướng dẫn hữu ích cho chủ đề này là cuốn sách của tác giả Emily White Lonely: Learning To Live with Solitude.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  6. 6

    Trân trọng chính mình. Nhận ra rằng bạn là người bạn đồng hành thực sự tuyệt vời của chính mình. Bạn không phải ở bên người khác hoặc làm một số điều thú vị chỉ để cảm thấy hạnh phúc. Dù ở bên người khác thì rất vui, điều quan trọng là bạn cũng phải học cách tận hưởng sự cô đơn. Dành thời gian một mình có thể rất có giá trị. Nếu bạn biết trân trọng chính mình —và trân trọng cả sự đơn độc—thì cuối cùng bạn có thể cảm thấy bớt cô đơn.

    • Khi thấy cô đơn, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và nhắm mắt lại. Tập trung vào hơi thở và cảm giác từng bộ phận trên cơ thể. Cố gắng sống vì hiện tại, chỉ tập trung vào bản thân.
    • Thử đọc lại câu thơ về lòng thương chính mình để nhắc nhở bản thân rằng: bạn không một mình khi cảm thấy cô đơn và hãy đối xử với bản thân tử tế hơn khi gặp cảm giác đó: Đây là khoảnh khắc đau khổ. Đau khổ là một phần của cuộc sống. Hãy tử tế với chính mình vào lúc này. Hãy để bản thân cảm nhận lòng thương người mà mình cần.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Phương pháp này có thể không hiệu nghiệm với tất cả mọi người. Một số người sẽ nhận thấy quá khó để thư giãn trong khi thay vì quên đi nỗi cô đơn, họ cứ tập trung vào cảm giác đó. Điều này là hoàn toàn bình thường.

  1. 1

    Gắn kết với ai đó. Tìm người nào đó mà bạn có thể trò chuyện vào bất kỳ thời gian nào trong buổi tối—thậm chí là 2h30 sáng. Đây có thể là người yêu, anh chị em ruột, bố me, hay người bạn thân nhất.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Lăn mình và lắc nhẹ để đánh thức người yêu, hay gọi điện cho ai đó mà sẵn sàng trò chuyện cùng bạn. Có lẽ, bạn có thể kết nối với bạn cùng phòng mà chỉ ở cách có vài cánh cửa. Chỉ tìm đến họ khi bạn có thể.

    • Nếu không quá khuya, hãy cân nhắc gọi điện cho ai đó mà họ thực sự muốn lắng nghe bạn, giống như một người thân lớn tuổi. Điều này không chỉ vực dậy tinh thần của bạn mà cũng giúp ích cho họ, đổi lại bạn cũng sẽ giúp bản thân vực dậy tinh thần một lần nữa!
    • Khi nỗi cô đơn ập đến vào giữa đêm và đã quá khuya để gọi hay đến gặp ai đó, bạn có thể viết thư điện tử hay viết thư tay cho một người đặc biệt. [9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Mặc dù bạn có thể đã quen với sự kết nối ngay lập tức trong xã hội có tốc độ sống nhanh ngày nay, nhưng viết thư cho người yêu trong tình huống này thực sự là cách tuyệt vời để truyền tải cảm xúc và ý kiến một cách sâu sắc—và họ sẽ nhận được thư điện tử hay thư viết tay đúng lúc.
    • Bạn cũng có thể mời ai đó ra ngoài xem phim, ăn tối, hay chỉ đi chơi. Nếu gặp gỡ bạn thân hay thành viên trong gia đình, hãy mời họ nán lại; đôi khi thật tốt khi biết có ai đó ở trong căn phòng bên cạnh.

  2. 2

    Đi ra ngoài. Một cách để tránh cô đơn vào buổi tối là ra khỏi nhà trước khi đi ngủ. Không hẳn là bạn phải ở bên ngoài cho tới khi mặt trời mọc. Đơn giản là đi ra ngoài xem phim với bạn bè, ăn tối với bạn cùng lớp, hay uống rượu với một vài cô gái trong văn phòng.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn có thể không thích ra ngoài nếu cảm thấy chán nản hay buồn phiền, nhưng đó chính xác là những gì bạn cần làm nhất.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Hơn nữa, một khi bạn về nhà, sẽ đến lúc bạn leo lên giường ngủ và không có nhiều thời gian để cảm thấy cô đơn nữa.
    • Nếu bạn thực sự do dự với việc đi ra ngoài thì thử điều này: thay vì suy nghĩ làm gì cả đêm, hãy nói với bạn bè/nhóm rằng bạn có thể gặp họ để uống rượu (hoặc dùng một món khai vị, v.v…), và rồi khả năng là bạn sẽ phải đi. Trong trường hợp ấy thì bạn rất có thể sẽ nhận thấy mọi chuyện đã diễn ra tốt đẹp hơn những gì bạn đoán—và biết đâu bạn sẽ ở lại để uống thêm một chầu khác (hoặc hai).

  3. 3

    Gia nhập một nhóm nào đó hoặc theo đuổi một sở thích mới. Bổ sung một hoạt động/lớp học mà bạn thích vào buổi tối có thể xóa cảm giác cô đơn khỏi tâm trí và giúp bạn có một vài buổi tối làm theo kế hoạch.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Mặc dù bạn không thể tìm được nhiều nhóm có thể gặp nhau lúc 2 giờ sáng, nhưng bạn có thể tham gia nhiều hoạt động trong suốt buổi tối, như là tập yoga, tập dưỡng sinh, đan len và vẽ tranh.

    • Xem trên trang meetup.com để tìm một vài người trong khu phố có quan tâm đến tới những điều và sự kiện tương tự đang diễn ra xung quanh bạn. Biết đâu bạn có thể gặp một người nào đó mà cũng gặp khó khăn với cảm giác cô đơn vào buổi tối. Cả hai bạn có thể dành thời gian cho nhau, trò chuyện qua điện thoại hay Skype để cùng nhau đối mặt với nỗi cô đơn.

  4. 4

    Trả lại thứ gì đó. Khi cảm thấy xuống tinh thần, chúng ta thường dễ dồn toàn bộ sự chú ý và năng lượng vào chính bản thân, điều này sẽ dẫn đến gia tăng cảm giác tiêu cực. Thay váo đó, nếu tập trung vào bên ngoài thì chúng ta có thể xóa sự cô đơn khỏi tâm trí và đồng thời làm một số việc tốt cùng lúc.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Thử tham gia tình nguyện tại một số nơi ở dành cho người vô gia cư tại địa phương, trạm cứu hộ và chăm sóc động vật, hoặc những nơi khác đang cần sự giúp đỡ trong khu vực bạn sống. Thời gian sẽ trôi đi khi bạn chơi cùng hoặc tắm rửa cho thú cưng, hoặc tham gia một vài sự kiện từ thiện khác.
    • Cân nhắc đến thăm người cao tuổi và người bệnh tại viện dưỡng lão hay bệnh viện địa phương. Nếu có người thân đang ở đó, hãy đến thăm họ và đón nhận niềm vui mà chuyến thăm này mang lại. Thỉnh thoảng, khi bạn có cơ hội nhận ra rằng bản thân thật may mắn thì cuộc sống sẽ bớt trống trải và chán nản hơn. Có thể việc giúp đỡ người khác thực sự sẽ vực dậy quan điểm sống của bạn.

  1. 1

    Hình thành thói quen đi ngủ.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Đi ngủ và thức dậy cùng thời điểm mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn ngủ nhanh hơn và khiến bạn ít căng thẳng hơn khi lên giường ngủ. Có thể mất một vài tuần để hình thành thói quen mới, vậy nên đừng lo lắng nếu mọi việc không thành công ngay lập tức.

    • Ngủ sớm trong khi bên ngoài vẫn còn tiếng ồn có thể giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn. Nếu sống một mình, phương pháp này có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái bởi vì xung quanh vẫn còn một vài người khác đang làm ồn trong căn hộ hay có tiếng người ở ngoài phố. [15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Thư giãn trước khi ngủ. Dành thời gian để thư giãn trước khi ngủ. Hạn chế dùng tivi hay điện thoại ít nhất 20 phút trước khi ngủ sẽ giúp não bộ nghỉ ngơi vào buổi tối.[16] X Nguồn tin đáng tin cậy Mind Đi tới nguồn

    • Một số phương pháp khác giúp bạn bình tĩnh trước khi ngủ bao gồm thiền, bài tập hít thở, tưởng tượng, và thư giãn cơ bắp theo hình dạng xác định. Bạn cũng có thể thử đọc sách hay tạp chí dưới ánh đèn nhỏ, chơi ô chữ hay nghe nhạc nhẹ. [17] X Nguồn tin đáng tin cậy Mind Đi tới nguồn

  3. 3

    Đừng ép bản thân đi ngủ nếu bạn không thể. Cố ngủ khi bạn không thể chỉ làm tăng sự lo âu và khiến bạn khó lòng dỗ giấc ngủ. Nếu không thể ngủ, hãy thức dậy, đi đến một căn phòng khác và làm gì đó để thư giãn.[18] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Tới đúng lúc thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái và sẵn sàng trở lại giường.

  4. 4

    Có hiểu biết về ánh sáng. Mọi người thường ngủ ngon hơn vào buổi tối sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời suốt cả ngày. Ngoài ra, hãy giới hạn mức ánh sáng trong phòng khi bạn ngủ bởi vì có ánh sáng sẽ khiến bạn cảm thấy khó ngủ hơn.[19] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu bạn có rèm cửa để che ánh sáng (một số tấm rèm theo nghĩa đen là “che giấu đi” tất cả ánh sáng), cân nhắc mua mặt nạ ngủ để che mắt lại. Đây là những cách không tốn kém và bạn có thể mua tại một số nhà thuốc và mua trên mạng.

  5. 5

    Đừng ngủ trưa cả ngày. Nếu bỏ đi thói quen ngủ ngày, bạn sẽ cảm thấy mệt vào buổi tối và có khả năng ngủ thiếp đi nhanh hơn—và vì thế bạn có ít thời gian để cảm thấy cô đơn hay căng thẳng khi ngủ.[20] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  6. 6

    Bổ sung âm thanh vào phòng ngủ. Bạn có thể thêm một vài dạng nhạc nền hay tiếng ồn có nhiều tần số với cường độ gần bằng nhau. Nhiều người thích âm thanh từ thiên nhiên như thác nước hay rừng mưa nhiệt đới.

    • Những âm thanh này và các loại tương tự nên có sẵn trong máy phát âm thanh hoặc trên ứng dụng trong điện thoại, máy tính bảng và máy tính bàn.
    • Đối với những ai cô đơn trong khi ngủ một mình, cách tốt nhất là bật tivi và vặn âm lượng nhỏ. Âm thanh của giọng nói có thể xoa dịu bạn. Nếu có thể, xoay góc màn hình cách xa bạn để giảm sự tiếp xúc ánh sáng từ tivi. Ánh sáng trong phòng ngủ có thể gây ra vấn đề giấc ngủ.[21] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Một người có thể ở một mình mà không cảm thấy cô đơn, và trong nhiều trường hợp thì bạn có thể chọn ở một mình, chẳng hạn khi muốn đọc sách, nghỉ trưa, hay tự xem chương trình tivi yêu thích. Tuy nhiên, sự cô đơn thường đến khi bạn đang ở một mình và cảm thấy buồn khi không có ai ở bên.[22] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Trong trường hợp này thì ý thức là rất quan trọng.[23] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Sự cô đơn có thể ảnh hưởng đến bệnh béo phì và chỉ số huyết áp (nhiều nhất là 30 điểm), cũng như dẫn đến chứng mất ngủ, vì thế điều quan trọng là bạn giải quyết cảm giác cô đơn dai dẳng trước khi chúng trở nên quá tải.[24] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Khoảng 10% người Bắc Mỹ đối mặt với sự cô đơn mãn tính.[25] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Đôi khi tất cả mọi người cảm thấy cô đơn, thậm chí là khi ở bên cạnh người khác. Điều đó là tự nhiên khi chúng ta luôn có những lúc thăng trầm trong cuộc sống. Đừng quá khắt khe với chính mình!
  • Đọc một cuốn sách hay, hoặc nếu muốn điều gì đó khác biệt, thử xem một vài bộ phim yêu thích hay chương trình tivi vui nhộn.
  • Cân nhắc nhận nuôi thú cưng như chó hay mèo để giúp bạn tạm biệt cảm giác cô đơn.[26] X Nguồn tin đáng tin cậy HelpGuide Đi tới nguồn

  • Để bản thân ngập trong cảm giác cô đơn quá lâu có thể dẫn tới trầm cảm và bất lực, và chúng sẽ chỉ kéo dài ý nghĩ về sự cô đơn trong bạn.[27] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Nếu bắt đầu cảm thấy bị bế tắc bởi chứng trầm cảm hay cảm giác bất lực, bạn nên nhờ đến bác sĩ chuyên khoa giúp đỡ.