Tại sao uống thuốc phá thai mà không ra máu

Tại sao uống thuốc phá thai mà không ra máu
Tại sao uống thuốc phá thai mà không ra máu

Tác giả: Minh Phú Cập nhật: 29/03/2022Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Tại sao uống thuốc phá thai mà không ra máu
Tại sao uống thuốc phá thai mà không ra máu

Ra máu sau phá thai nội khoa là hiện tượng khá phổ biến nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe lẫn khả năng sinh sản của nữ giới. Vậy uống thuốc phá thai bị ra máu kéo dài nguy hiểm ra sao và phải xử lý thế nào?

Phá thai bằng thuốc (hay phá thai nội khoa) là phương pháp đình chỉ thai kỳ kín đáo, không ảnh hưởng đến tâm lý và giảm được nguy cơ viêm nhiễm do không đưa dụng cụ vào buồng tử cung. Dù mang lại những hiệu quả nhất định nhưng phá thai nội khoa vẫn khó tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn, một trong số đó là tình trạng uống thuốc phá thai bị ra máu kéo dài.

Uống thuốc phá thai bị ra máu kéo dài do đâu?

Để rõ hơn vì sao uống thuốc phá thai bị ra máu kéo dài, trước hết bạn cần hiểu sau khi can thiệp phá thai nội khoa, bệnh nhân sẽ có biểu hiện chảy máu âm đạo (có thể lẫn máu cục) kèm theo cảm giác đau bụng. Uống thuốc phá thai ra máu bao lâu? Thông thường, tình trạng này chỉ diễn ra khoảng 10 ngày (những ngày đầu máu sẽ ra nhiều, càng về sau lượng máu giảm dần).

Ra máu kéo dài sau khi phá thai bằng thuốc có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Do tử cung đã bị nhiễm trùng

Sau khi dùng thuốc phá thai, nếu tử cung co bóp yếu sẽ không thể đẩy bào thai ra ngoài. Việc uống thuốc phá thai bị ra máu kéo dài lúc này là do thai lưu lâu trong tử cung khiến thai phụ bị viêm nhiễm. Ngoài biểu hiện ra máu, người bệnh còn có thể gặp triệu chứng khác như sốt cao, đau bụng dữ dội, máu có mùi hôi…

Hiện tượng này có thể xảy ra khi người mẹ phá thai bằng thuốc kém chất lượng, dùng thuốc sai cách hoặc do tử cung co thắt kém, cổ tử cung đóng cứng nên chỉ thải được một phần phôi thai ra ngoài. Sót nhau thường khiến sản phụ bị viêm nhiễm nặng mà dấu hiệu cảnh báo thường gặp đó là ra máu âm đạo kéo dài. Lượng máu không giảm mà tăng nhiều về lượng, máu ra đỏ tươi.

Rối loạn đông máu

Khi thai bị lưu trong tử cung lâu ngày, sẽ gây nên tình trạng rối loạn đông máu, lúc này khi cơ thể bị chảy máu sẽ khó cầm dẫn đến xuất huyết lượng nhiều, đôi khi có thể gây băng huyết làm mất máu nhiều. Vì thế trước khi cho phá thai nội khoa bệnh nhân sẽ được cho làm xét nghiệm máu kiểm tra tình trạng đông cầm máu để có hướng xử trí.

Uống thuốc phá thai bị ra máu kéo dài do rối loạn nội tiết

Sau khi phá thai nội khoa, việc bị rối loạn chu kỳ kinh, đặc biệt là người có tiền sử phá thai nội khoa nhiều lần, dẫn đến chu kỳ nội tiết bị thay đổi, gây tình trạng rong kinh, đa kinh, cường kinh làm cho tình trạng ra huyết kéo dài.

Do viêm phụ khoa

Bản thân người bệnh đã có nguy cơ viêm vùng kín trước khi phá thai bằng thuốc hoặc vệ sinh vùng kín sau khi phá thai không đúng cách làm cho vi khuẩn sinh sôi gây bệnh.

Ra máu kéo dài sau khi phá thai bằng thuốc có nguy hiểm không?

Uống thuốc phá thai bị ra máu kéo dài hay cụ thể phá thai bằng thuốc 3 tuần, 12 tuần vẫn ra máu có nguy hiểm không?

Các chuyên gia sức khỏe sinh sản cho biết cho biết tình trạng phá thai bằng thuốc 3 tuần vẫn ra máu là rất nguy hiểm. Nếu không sớm khắc phục, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng sau:

  • Thiếu máu nghiêm trọng: việc ra máu kéo dài sau khi uống thuốc phá thai làm cho cơ thể mất nhiều máu. Từ đó rơi vào trạng thái suy kiệt. Nếu không can thiệp, người bệnh sẽ dễ bị chóng mặt, hạ huyết áp, ngất xỉu.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: chị em uống thuốc phá thai bị ra máu kéo dài nhưng sau đó không thăm khám sức khỏe kỹ lưỡng rất dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng tử cung, buồng trứng. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc khó có thai sau này.
  • Mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa: việc ra máu âm đạo nhiều sẽ làm cho vùng kín ẩm ướt. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại sinh sôi gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm buồng trứng, viêm cổ tử cung nếu người bệnh lười vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách.

Nhiều trường hợp thai phụ tự ý mua thuốc sử dụng, dùng không đủ liều hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ có thể thai vẫn sống sót nhưng phát triển bất bình thường hoặc có nguy cơ bị dị tật. Nếu người mẹ vẫn muốn phá thai thì lúc này buộc phải can thiệp ngoại khoa hoặc chấp nhận sinh con với nhiều rủi ro.

Uống thuốc phá thai bị ra máu kéo dài phải xử lý thế nào?

Khi bị ra máu kéo dài sau khi uống thuốc phá thai, bạn hãy lập tức đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời. Dựa vào nguyên nhân gây ra vấn đề mà bác sĩ sẽ có giải pháp khắc phục phù hợp. Chẳng hạn như uống thuốc phá thai bị ra máu kéo dài do nguyên nhân sót nhau, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa nếu cần thiết. Hoặc nếu do nhiễm trùng có thể cần sử dụng các thuốc kháng sinh, hoặc thuốc cầm máu.

Sau khi thực hiện phá thai nội khoa, thai phụ cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín, nên có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và tránh vận động quá sức dễ gây tổn thương vùng kín. Ngoài ra, trong vòng 2 tuần kể từ khi phá thai nội khoa, các chị em cũng cần chú ý tái khám định kỳ theo lịch hẹn để sớm phát hiện và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm sau khi phá thai.

Hãy đọc thêm: Sau khi phá thai: Bạn càng phải trân trọng bản thân

Vừa rồi là những thông tin xoay quanh vấn đề uống thuốc phá thai bị ra máu kéo dài và giải pháp khắc phục. Phải đình chỉ thai kỳ không phải là mong muốn của bất kỳ ai vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe và tâm lý thai phụ. Nếu chưa sẵn sàng làm mẹ, bạn hãy tìm hiểu và áp dụng các phương pháp ngừa thai khi quan hệ tình dục.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phá thai bằng thuốc không thành công là không ra máu cục và có các dấu hiệu đi kèm cụ thể để chị em đi khám ngay khi phát hiện. Vì khi đã uống thuốc phá thai mà không thành công sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời.

Tại sao uống thuốc phá thai mà không ra máu

Không ra máu cục

Thường thì sau khoảng 4 đến 48 tiếng sẽ có hiện tượng ra máu cục. Máu sẽ có máu cùng các cục máu đông, điều này chứng tỏ thai đã được đẩy ra ngoài.

Chị em cần chú ý, nếu sau khoảng thời gian là 8 ngày sau khi uống thuốc phá thai mà không thấy ra máu cục, đi siêu âm vẫn thấy tim và bào thai thì lúc này cần báo nhanh với bác sĩ để tiến hành xử lý bỏ thai bằng phương pháp an toàn khác.

Đau bụng dữ dội

Cơn đau dữ dội và kéo dài trong nhiều ngày làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của nữ giới. Nguyên nhân là do nhau thai và thai bị sót lại trong tử cung hoặc do nhiễm trùng đường sinh dục như viêm nhiễm tử cung, viêm nội mạc tử cung…

Ra nhiều máu bất thường

Thông thường máu chỉ ra trong vài giờ đầu và giảm dần vào những ngày tiếp theo. Âm đạo ra nhiều máu và tình trạng này kéo dài 1 – 2 tuần, không có dấu hiệu thuyên giảm chứng tỏ thai vẫn còn sót lại và chị em cần thông báo cho bác sĩ.

Sốt, đau đầu, chóng mặt

Khi phá thai không thành công, chị em còn dễ gặp phải các biểu hiện như sốt cao, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.

Viêm nhiễm phụ khoa

Dịch tiết âm đạo có màu sắc lạ kèm mùi hôi khó chịu, bộ phận sinh dục nóng rát, ngứa ngáy, sưng đau cũng là một trong những biểu hiện của việc phá thai không thành công.

Ngoài ra, nếu thấy que thử thai hiện lên 2 vạch khi thử thai cũng chứng tỏ việc phá thai bằng thuốc đã thất bại.

  • Băng huyết: Tình trạng chảy nhiều máu do sót nhau thai, sót thai. Để lâu không khắc phục sẽ gây nguy hiểm, nguy cơ tử vong do mất máu quá nhiều.
  • Thai chết lưu: Thai không được tống ra hết mà lưu lại trong tử cung, có thể dẫn đến hoại tử viêm nhiễm tử cung.
  • Thai dị tật: Thuốc không có tác dụng nên thai không được đẩy ra mà vẫn phát triển. Khi sinh ra thai có nguy cơ khuyết tật, dị tật bẩm sinh.
  • Vô sinh – hiếm muộn: Bộ phận trong cơ quan sinh sản như vòi trứng, buồng trứng bị viêm dễ dẫn đến tắc nghẽn, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh về sau.

Khi nhận thấy các dấu hiệu, biểu hiện của phá thai không thành công, chị em cần chú ý đi thăm khám để được bác sĩ đưa ra phương pháp bỏ thai an toàn.

Chị em cũng cần chú ý:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Thay băng vệ sinh đúng cách 4 tiếng/ lần.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc, vận động mạnh.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt, vitamin, protein.
  • Không quan hệ tình dục.
  • Giữ tinh thần thoải mái, ổn định.

Không phải việc bỏ thai bằng thuốc nào cũng thành công nếu như chị em không tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Các biểu hiện như: không thấy máu cục, đau bụng dữ dội, chảy máu bất thường và kéo dài… là những biểu hiện cảnh báo việc phá thai bằng thuốc không thành công. Nếu không xử lý ngay có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Chị em nên đi khám ngay khi có những dấu hiệu này.