Tại sao uống thuốc kháng sinh lại mệt

Em bị viêm hang vị thân vị, viêm trào ngược dạ dày thực quản có vk hp e đang uống các loại thuốc amoxycillin, levofloxacin, simmethicon, esomeprazol. Em uống được 4 5 ngày. Mỗi sáng thức dậy e đều cảm thấy buồn nôn khó chịu nhưng khi ăn sáng xong thì đỡ lại, những bữa còn lại thì có lúc bth có lúc thấy khó tiêu mệt mỏi, đi ngoài thì không bón củng không tiêu chảy. Người không có cảm giác muốn làm gì, nhiều lúc cổ họng cảm giác nghẹn do nước bọt, thở nặng phải ăn gì đó vô thì đỡ lại có phải do trào ngược không. Các triệu chứng trên của e không biết là do uống thuốc nhiều không quen nên bị td phụ hay do tâm lý hay do em bị dạ dày bữa giờ không ăn uống được nhiều và ko ngon miệng nên gây ra các triệu chứng trên ạ.

Trả lời

Chào bạn.

Các triệu chứng bạn đang gặp phải có thể do cộng hưởng của tác dụng không mong muốn (TDKMM) của phác đồ điều trị và những triệu chứng của bệnh dạ dày. Những triệu chứng này không có gì đáng ngại và sẽ hết khi bạn ngừng thuốc. Tuy nhiên bạn cũng lưu ý một số tác dụng không mong muốn có thể nặng hơn chẳng hạn như sưng đau gót chân, khó thở, loạn nhịp tim, dị ứng. Nếu gặp những triệu chứng như vậy bạn cần liên hệ lại với bác sỹ để được điều chỉnh đơn thuốc.

Việc sử dụng nhiều loại kháng sinh phối hợp có thể gây mất cân bằng hệ khuẩn chí lòng ruột dẫn tới rối loạn tiêu hóa, trong trường hợp này bạn bổ sung thêm 1 loại men vi sinh (chẳng hạn enterogermina hoặc lactomin...) để hạn chế TDKMM.

Chúc bạn mạnh khỏe,

Tại sao uống thuốc kháng sinh lại mệt

Vì vậy, khi dùng thuốc kháng sinh cần lưu ý để tránh những sai lầm sau:

Tự ý dùng thuốc kháng sinh

Con người không cần thuốc hàng ngày, chỉ cần khi có bệnh. Vì thế, trước hết phải xem bệnh nặng hay nhẹ, có cần thiết phải dùng kháng sinh hay không, nếu là bệnh do virus thì có uống bao nhiêu thuốc kháng sinh cũng không có tác dụng.

Kháng sinh là con dao hai lưỡi, chúng diệt vi khuấn gây bệnh, nhưng cũng diệt cả vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Khi không cần mà uống vào gan, thận phải làm việc nhiều để thải độc, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, bệnh không khỏi, người mệt mỏi, ăn uống kém và kèm theo rất nhiều tác dụng phụ khác do kháng sinh gây nên.

Dùng kháng sinh liều cao, nhiều loại cho nhanh khỏi

Đúng là bệnh sẽ khỏi nhanh hơn. Tuy nhiên, cần phải biết khi phối hợp với nhau liều cao thì cũng sẽ tỷ lệ thuận với nguy cơ gặp tác dụng phụ như: dị ứng, nhẹ thì ngứa ngáy khó chịu, nổi ban, nặng có thể dẫn đến tử vong do sốc phản vệ.

Điều quan trọng nữa là phối hợp thuốc cũng có thể làm giảm tác dụng của nhau vì thế cần phải dùng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ.

Thấy đỡ bệnh là thôi không dùng

Chưa dùng hết liều kháng sinh nhưng người bệnh đã cảm thấy khỏe hơn, triệu chứng bệnh dã giảm, nghĩ đã khỏi nhiều người liền bỏ thuốc. Tuy nhiên khi đó vi khuẩn có thể mới chỉ bị tiêu diệt một phần, bị yếu đi chứ chưa bị loại trừ hoàn toàn. Vì thế, nếu bỏ thuốc, rất có thể chúng sẽ phục hồi, tiếp tục gây bệnh và làm chúng nhờn thuốc.

Một nguyên tắc quan trọng khi sử dụng kháng sinh là phải đúng liều, đúng phác đồ. Có loại chỉ dùng một liều duy nhất, 5 đến 7 ngày, còn như phác đồ điều trị lao thì phải kéo dài 6 tháng. Vì thế cần phải uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Đã dùng kháng sinh thì phải dùng loại xịn

Dùng kháng sinh thế hệ mới, hiệu quả điều trị bệnh thường mạnh hơn, nhanh hơn vì chúng nhạy cảm với nhiều loại vi khuẩn hơn kháng sinh cũ. Tuy nhiên, kháng sinh được xem là thứ vũ khí cuối cùng cho người bệnh trong rất nhiều tình huống nguy cấp.

Một số người khi chỉ mắc bệnh nhẹ đã tự ý mua và dùng các loại thuốc ngoại, thế hệ mới, đắt tiền, để điều trị; nên khi mắc bệnh nặng thì cơ thể đã quen với tất cả các loại kháng sinh, dẫn đến việc điệu trị bệnh khó khăn hơn.

Không đỡ thì đổi thuốc

Kháng sinh cũng giống như nhiều loại thuốc cần có thời gian nhất định để phát huy tác dụng, chứ không thể vừa uống, bệnh đã khỏi. Nhiều cha mẹ cho con uống thuốc mới được một, hai bữa, thấy bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm đã yêu cầu bác sĩ đổi thuốc ngay. Điều này là không nên, vì sẽ gây nhờn thuốc.

Nếu thuốc không có tác dụng thì cần xem xét đến các khía cạnh như: đã tuân thủ đúng liều chưa, việc chẩn đoán, kê đơn đã đúng bệnh chưa, khả năng đáp ứng thuốc của cơ thể...

Sử dụng kháng sinh hợp lý là yếu tố quyết định để bẻ gãy vòng xoắn kháng thuốc, loại trừ nguy cơ kháng thuốc và thất bại trong điều trị. Kết quả đó chỉ có được khi kháng sinh được sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh

Mặc dù có công dụng điều trị nhiễm trùng hiệu quả, thuốc kháng sinh cũng gây ra không ít tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. Vậy, uống kháng sinh nhiều bị gì? Hãy cùng HelloBacsi tìm hiểu cách phòng ngừa và xử lý các tác dụng phụ của kháng sinh để đảm bảo sức khỏe nhé.

1. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh gây mất cân bằng vi sinh đường ruột

Cơ chế hoạt động của một số thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến lợi khuẩn trong đường ruột, từ đó dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa. Sự mất cân bằng vi sinh vật đường ruột tạo điều kiện cho các vi khuẩn kháng thuốc và nấm gây hại phát triển mạnh, gây tiêu chảy, viêm đại tràng, nấm candida đường ruột…

Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, sau mỗi đợt điều trị kháng sinh, bạn nên sử dụng thuốc tái tạo hệ vi sinh vật của hệ tiêu hóa như enterogermina, biosubtyl, antibio… Lưu ý các men tiêu hoá này nên uống cách xa thuốc kháng sinh 30 phút. Bạn có thể uống men tiêu hoá ngay sau ăn và đợi 30 phút sau để sử dụng kháng sinh.

2. Uống kháng sinh nhiều bị gì? Cẩn thận vấn đề về tiêu hóa!

Nhiều loại thuốc kháng sinh như macrolide, cephalosporin, penicillin và fluoroquinolones… có thể khiến bạn bị đau dạ dày hoặc các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như buồn nôn, nôn, chuột rút, tiêu chảy.

Nếu bắt buộc phải dùng các loại kháng sinh này, bạn nên hỏi bác sĩ về việc có thể uống thuốc trong khi ăn không. Thức ăn có thể giúp giảm khó chịu ở dạ dày do sử dụng kháng sinh nhưng chỉ phù hợp với một số loại thuốc nhất định.

Để hạn chế được tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, bạn nên hỏi cách dùng thuốc thật cẩn thận và cách giúp giảm đau dạ dày hay vấn đề tiêu hóa trước khi dùng thuốc.

3. Nhạy cảm với ánh sáng

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh tetracycline có thể làm người bệnh trở nên nhạy cảm với ánh sáng hơn. Tình trạng này sẽ hết sau khi bạn ngừng uống thuốc.

Nếu bạn đang uống kháng sinh như tetracycline, bạn nên bôi kem chống nắng bảo vệ khỏi tia UV và có các biện pháp bảo vệ an toàn khỏi ánh nắng mặt trời khi ra ngoài như mặc quần áo chống nắng, đội mũ, đeo kính râm…

4. Tác dụng phụ của kháng sinh gây ra các triệu chứng sốt

Triệu chứng sốt là tác dụng phụ phổ biến của nhiều loại thuốc trong đó có thuốc kháng sinh. Bạn có thể bị sốt do phản ứng dị ứng khi dùng thuốc hoặc là do tác dụng phụ của thuốc. Các loại thuốc kháng sinh như beta lactam, cephalexin, minocycline và sulfonamides thường có khả năng gây triệu chứng sốt sau khi dùng.

Nếu sau khi uống thuốc kháng sinh bạn sốt cao trên 40°C, phát ban hoặc khó thở, hãy đến gặp bác sĩ hoặc gọi cấp cứu ngay.

5. Màu răng ố vàng do kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh như tetracycline và doxycycline có thể gây ố vàng răng, xỉn màu răng vĩnh viễn ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 8 tuổi. Nếu người mẹ sử dụng các loại thuốc kháng sinh này trong thời gian mang thai, răng sữa em bé sơ sinh có thể bị ảnh hưởng.

Nếu răng ố vàng sau khi đã thay răng sữa thì sẽ không hồi phục được vì răng sẽ không thay mới nữa.

Vết ố cũng có thể xuất hiện trên một số xương. Tuy nhiên, xương liên tục tự tái tạo, do đó, các vết ố của xương do kháng sinh thường có thể phục hồi được.

Trong trường hợp bạn có con nhỏ hoặc đang mang thai, bạn hãy trao đổi với bác sĩ hạn chế kê đơn các loại thuốc kháng sinh có thể gây ố vàng, xỉn màu răng.

6. Tác dụng phụ của kháng sinh làm giảm hiệu quả thuốc tránh thai

Hiệu quả của thuốc tránh thai có thể giảm đi đáng kể bởi ảnh hưởng từ kháng sinh. Vì vậy, bạn nên hỏi bác sĩ có thể dùng biện pháp tránh thai khác thay thế trong trường hợp này hay không. Ngoài ra, phụ nữ cũng có thể bị nhiễm nấm âm đạo khi đang dùng kháng sinh. Bạn có thể sử dụng kem kháng nấm để điều trị.

7. Dị ứng với thuốc kháng sinh