Tại sao trẻ sơ sinh hay bị vàng da

Vàng da là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu đời. Theo một số nghiên cứu, khoảng 25 – 30% trẻ sơ sinh đủ tháng mắc phải tình trạng này và những trẻ sinh non có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này. Vậy những trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không? Đọc ngay bài viết của chúng tôi ở bên dưới đây để tìm được lời giải đáp cho câu hỏi này và biết thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh nhé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da

Vàng da là tình trạng vô cùng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chính của vàng da sơ sinh là do sự tích tụ của bilirubin ở trong máu. Bilirubin chính là sắc tố mật màu vàng và được hình thành khi các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp các cơ quan trong cơ thể của trẻ bị phá vỡ.

Bên cạnh đó, gan của các bé sơ sinh cũng chưa phát triển hoàn thiện nên việc loại bỏ bilirubin ra khỏi máu gặp phải nhiều khó khăn. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh được khoảng 2 tuần tuổi, gan của bé sẽ xử lý Bilirubin tốt hơn nên tình trạng vàng da sẽ dần biến mất mà không gây ra bất cứ tác hại nào.

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị vàng da

Vàng da là hiện tượng nhiều trẻ sơ sinh gặp phải

2. Những trẻ sơ sinh nào có nguy cơ bị vàng da?

Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc phải tình trạng vàng da cao hơn trong những trường hợp sau:

– Có anh/ chị/ em ruột từng mắc phải tình trạng vàng da.

– Xuất hiện những vết thâm tím trên da khi sinh (do các tế bào hồng cầu, một phần của những vết thâm tím bị phá vỡ và sản sinh ra Bilirubin).

– Mắc phải tình trạng rối loạn di truyền nhất định như hội chứng Gilbert, rối loạn chuyển hóa di truyền galactose huyết, các khuyết tật của màng tế bào hồng cầu bẩm sinh.

– Mắc phải một số căn bệnh như nhược giáp hoặc xơ nang.

Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da trong 24 giờ đầu cũng có thể là do mắc phải một số bệnh lý nghiêm trọng như nhiễm trùng, rối loạn đường ruột, các bệnh liên quan tới gan, túi mật hoặc sinh non,…

3. Những trẻ sơ sinh bị vàng có sao không? Có nguy hiểm không?

Vàng da trẻ sơ sinh thường được chia ra làm 2 loại là:

– Vàng da sinh lý: Thường tự khỏi sau một khoảng thời gian ngắn.

– Vàng da bệnh lý: Là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó. Những trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng này thường xuất hiện những triệu chứng như co giật, hôn mê,…

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị vàng da

Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bố mẹ

3.1. Trẻ sơ sinh bị vàng da do sinh lý có sao không?

Trẻ sơ sinh bị vàng da do sinh lý là triệu chứng bình thường sau khi sinh. Thông thường, tình trạng này sẽ biến mất sau 1 tuần với những trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với những trẻ sinh non. Những trẻ sơ sinh mắc tình trạng này thường ở mức độ khá nhẹ và không kèm theo những biểu hiện bất thường khác.

Trên thực tế, vàng da do sinh lý thường xuất hiện chủ yếu ở vùng cổ, mặt, bụng và ngực của trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, phân của trẻ sơ sinh thường nhạt màu và nước tiểu có màu tối hoặc vàng.

3.2. Trẻ sơ sinh bị vàng da do bệnh lý có sao không?

Trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý thường có nguy cơ mắc phải một căn bệnh nào đó, xuất hiện từ rất sớm (trong vòng 24 giờ sau khi sinh) và kéo dài rất lâu. Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da nghiêm trọng, phủ khắp toàn thân từ lòng bàn tay, bàn chân tới kết mạc mắt.

Lúc này, trẻ thường bỏ bú, lừ đừ và co giật. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng vàng da, trẻ sơ sinh còn có nguy cơ bị nhiễm độc thần kinh do sắc tố Bilirubin gián tiếp thấm vào não.

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bị vàng da cũng có thể là do mắc phải một số bệnh lý khác như: bầm tím sau khi sinh, xuất huyết nội tạng, bất đồng nhóm máu mẹ con, bệnh lý tan máu bẩm sinh, bệnh lý về gan mật, chậm đi phân su, nhiễm trùng,… Nếu mắc phải những căn bệnh này, trẻ thường ngủ nhiều, bú ít hơn bình thường, phân bạc màu và nước tiểu có màu vàng. Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da ở bàn chân, bàn tay và kéo dài hơn 10 ngày, bố mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa Nhi để được tư vấn và hỗ trợ.

4. Cách phòng ngừa tình trạng vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa căn bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh do bệnh lý gây ra, bố mẹ nên tham khảo một số cách sau đây:

– Chăm sóc sức khỏe em bé trong bụng mẹ tốt nhất bằng cách đi khám thai và siêu âm định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh vàng da nhằm điều trị kịp thời trong thời gian mang thai.Từ đó, mẹ sẽ tránh được nguy cơ sinh non, con nhẹ cân, quá cân hoặc nhiễm trùng từ mẹ sang con.

– Cho trẻ sơ sinh bú sữa non ngay sau sinh và giữ ấm cho con để bé không bị hạ đường huyết, hạ thân nhiệt hay đi phân su sớm khi vừa mới sinh.

– Phòng ngủ của trẻ sơ sinh cần có đủ ánh sáng để bố mẹ có thể dễ dàng theo dõi màu sắc của con.

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị vàng da

Cho trẻ bú sữa non là cách phòng ngừa hiệu quả tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da

Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp bố mẹ giải đáp được thắc mắc “Trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không?”. Để bảo vệ sức khỏe con yêu một cách tốt nhất, bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé tới gặp bác sĩ Nhi để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Hỏi:

Tôi năm nay 25 tuổi, mới sinh bé gái cách đây 1 tháng, 2 ngày, cháu nặng 2,8 kg. Khi cháu sinh ra được 2 ngày, bác sĩ bảo cháu bị vàng da sinh lý, và chỉ cho rằng sau 1 đến 2 tuần sẽ hết, nhưng hiện giờ cháu vẫn bị vàng da. Vậy cho hỏi vàng da ở trẻ sơ sinh có phải là bệnh lý không? Cách điều trị thế nào? Phạm Thị Ninh (Nam Định)

Trả lời: Vàng da ở trẻ sơ sinh 

Có nhiều nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh, nhưng thông thường trẻ sơ sinh hay bị vàng da sinh lý sẽ hết trong vài tuần tuổi, song không loại trừ vàng da do bệnh lý, vì con bạn đã hơn 1 tháng tuổi. Để biết chắc chắn, bạn nên cho con đi xét nghiệm máu ở các cơ sở y tế có đủ điều kiện.

Vàng da bệnh lý thường do tăng bilirubin gián tiếp: do tán huyết, thiếu men G6PD, suy giáp, bệnh nhiễm trùng mà hay gặp nhất là nhiễm trùng tiểu…  Sau khi loại trừ các nguyên nhân bệnh lý, thì có thể cháu bị vàng da lành tính do sữa mẹ. Trong trường hợp này, bé bú mẹ hoàn toàn, bú tốt, tăng cân bình thường, không có bằng chứng tán huyết. 

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị vàng da

Vàng da do sữa mẹ không đáng lo, sẽ tự hết sau 6 tuần đến 3 tháng tuổi. Nếu thử ngừng sữa mẹ 1 – 3 ngày, cho uống tạm sữa bột công thức bằng cách bón thìa thì cũng làm giảm vàng da. Đây cũng là một cách để thử xem có phải bé bị vàng da do sữa mẹ hay không. Phơi nắng cũng làm giảm bớt bilirubin, giảm bớt vàng da.

Bạn không nói rõ về tình trạng dinh dưỡng, sự phát triển của cháu, đồng thời chưa có đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nên chưa thể xác định nguyên nhân vàng da của con bạn. Bạn nên đưa cháu đi khám sớm để có hướng chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/