Tại sao phải bảo vệ rừng ở Tây Nguyên

Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Công Tuấn đã chia sẻ với báo chí về vấn đề này.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn. Ảnh:NGUYỄN KIỂM

Phóng viên(PV):Ôngđánh giá về hiện trạng rừng ở Tây Nguyên như thế nào?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng trong việc phát triển KT-XH của đất nước. Đây cũng là vùng có diện tích đất lâm nghiệp rất cao, chiếm gần 18% diện tích đất lâm nghiệp của cả nước. Trước đây, Tây Nguyên hầu hết là rừng tự nhiên với trữ lượng rất giàu có. Tuy nhiên, do chuyển đổi mục đích sử dụng, phát triển cây công nghiệp, phát triển KT-XHnên diện tích và trữ lượng rừng Tây Nguyên đã giảm nhanh chóng. Hiện, Tây Nguyên chỉ còn 46% độ che phủ của rừng; trong đó rừng nghèo và rừng nghèo kiệt chiếm tới 70%, diện tích rừng giàu và trung bình chỉ còn tập trung ở một số khu vực rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn.

PV:Theo ông, rừng ở Tây Nguyên đang ở ngưỡng không thể để giảm được nữa, nhưng các tỉnh ở Tây Nguyên đã đề xuất chuyển đổi hàng nghìn héc-ta rừng dẫu Ban Bí thư đã có chỉ đạo về vấn đề này. Có phải các tỉnh Tây Nguyên đang đánh đổi rừng lấy lợi ích kinh tế, thưa ông?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng,trong đó có những yêu cầu và chỉ đạo rất kiên quyết trong việc kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải chuyển một phần đất cho công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, những dự án cấp thiết phát triển KT-XHkhông thể không sử dụng đất được. Lấy ví dụ, chúng ta muốn làm đường tuần tra biên giới, đưa điện về nông thôn, làm đường giao thông trong xây dựng nông thôn mới... đương nhiên, chúng ta phải sử dụng một phần đất lâm nghiệp.Thời gian qua, các tỉnh Tây Nguyên đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho chuyển mục đích sử dụng hơn 3.000ha, trong đó cả đất có rừng tự nhiên. Nhưng Thủ tướng chỉ phê duyệt khoảng 1/10 diện tích được chuyển đổi theo đề nghị của các địa phương.Chúng tôi khẳng định rằng, các bộ, ngành Trung ương cùng các địa phương đã rà soát rất cụ thể đối với các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp. Dân số Tây Nguyên hiện khoảng 6 triệu người, đương nhiên chúng ta phải sử dụng một phần đất lâm nghiệp cho phát triển KT-XH. Việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên đã, đang và sẽ ngày càng phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Lực lượng Kiểm lâm Vườn quốc gia Yok Đôn ở tỉnh Đắc Lắc tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh:DIỆP ANH

PV:Vậy, để bảo vệ rừng hiện có ở Tây Nguyên, chúng ta cần có những giải pháp gì, thưa ông?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn:Để bảo vệ được rừng hiện có, chúng ta phải đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân suy giảm rừng, phải thống nhất hành động từ cơ sở, chính quyền các địa phương, các lực lượng ở cơ sở và sự hỗ trợ cơ chế, chính sách từ Trung ương. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, các tỉnh Tây Nguyên phải xây dựng đề án bảo vệ và phát triển rừng bền vững từng tỉnh trên cơ sở đề án bảo vệ và phát triển rừng của cả khu vực Tây Nguyên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2021-2030, gắn với đầu tư công trung hạn 2021-2025.Cùng với đó, cần sửa đổi chính sách khoán bảo vệ rừng cho phù hợp chứ không thể duy trì mãi như mức khoán hiện nay (200.000-300.000 đồng/ha/năm là rất thấp) để thu hút người dân trên địa bàn tham gia bảo vệ rừng.Bộ NN&PTNT đang tiến hành rà soát các quy định của pháp luật về xử lý những hành vi vi phạm về bảo vệ rừng, trong đó có các hành vi tiếp tay cho phá rừng, để kiến nghị sửa đổi cho phù hợp, nhằm xử lý, trừng trị nghiêm các hành vi phá rừng, tiếp tay để phá rừng.

PV:Việc bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên không chỉ bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước cho khu vực Tây Nguyên mà còn bảo vệ môi trường, nguồn nước cho các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn: Đúng vậy, rừng ở Tây Nguyên không chỉ bảo vệ môi trường, nguồn nước cho Tây Nguyên mà còn bảo vệ môi trường và nguồn nước cho các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Vì hầu hết các con sông trong khu vực này đều bắt nguồn từ Tây Nguyên. Chúng tôi cho rằng, Tây Nguyên dứt khoát phải tập trung khôi phục và phát triển rừng từ mức 46% hiện nay lên 49-50%, chất lượng rừng cũng phải được nâng lên. Muốn vậy, chúng ta phải nghiên cứu kỹ, cân đối một cách hợp lý, khoa học, linh hoạt trong việc xác định cơ cấu cây trồng phù hợp để trồng những loại cây không chỉ lấy gỗ mà cả nhóm cây lấy quả, lấy hạt (cây bơ, cây mắc ca...),vừa giữ được môi trường sinh thái và bảo đảm phát huy tác dụng phòng hộ. Tuy nhiên, diện tích trồng những loại cây này cũng phải ở mức hợp lý, không thể trồng tràn lan, cũng không thể không tính đến hiệu quả kinh tế và môi trường, vừa đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế, vừa phải bảo vệ môi trường sinh thái.

PV:Thưa ông, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đề xuất sáng kiến trồng 1 tỷ cây xanh. Vậy, Bộ NN&PTNT sẽ làm gì để triển khai thực hiện đề xuất, chỉ đạo này của Thủ tướng Chính phủ?

Thứ trưởng Hà Công Tuấn:Đây là quyết tâm chính trị, khát vọng, mong muốn của người đứng đầu Chính phủ, muốn truyền đi thông điệp, quyết tâm của Việt Nam chúng ta khôi phục chất lượng rừng, bảo vệ môi trường, cũng là chương trình cụ thể cho giai đoạn mới thực hiện Tết trồng cây. Bộ NN&PTNT đã báo cáo xin ý kiến Thủ tướng. Theo đó, bộ sẽ trình Thủ tướng đề án theo hướng trồng những loại cây gỗ có tán rộng, lâu năm, có tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường tốt, triển khai trên toàn quốc, chủ yếu trồng ở đô thị, khu công nghiệp, các khu vực chuyên canh cây lâm nghiệp... Một tỷ cây xanh này không tính vào diện tích trồng rừng thay thế đối với rừng sản xuất khi chúng ta khai thác. Những năm tới, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt Tết trồng cây. Việc trồng 1 tỷ cây xanh này không chỉ là riêng trách nhiệm của ngành lâm nghiệp mà là trách nhiệm của toàn xã hội để thực hiện chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ.

PV:Trân trọng cảm ơn ông!

NGUYỄNNGHINH XUÂN(ghi)

Soạn tiếng Việt lớp 4 tập 1

Soạn tiếng Việt lớp 4 tập 2

Soạn vở BT tiếng Việt 4 tập 1

Soạn VNEN tiếng việt 4 tập 1

Soạn vở BT tiếng Việt 4 tập 2

Soạn VNEN tiếng việt 4 tập 2

Soạn vở BT toán lớp 4 tập 1

Soạn vở BT toán lớp 4 tập 2

Soạn VNEN lịch sử và địa lí 4

Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng?

Câu 3: Trang 93 – sgk địa lí 4

Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng?

Bài làm:

Cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng vì: rừng góp phần chống xói mòn đất, tăng độ che phủ rừng, hạn chế lũ lụt, điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu…

Video liên quan

Chủ đề