Tại sao ở khổ 1 tác giả dụng từ hàng tre Con ở khổ cuối dụng hình ảnh cây tre

- Hình ảnh cây tre xuất hiện ở khổ đầu và câu cuối cùng của bài thơ. Ở khổ đầu, hình ảnh hàng tre được gợi lên với cả hình dáng, màu sắc, sức sống và mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Hàng tre vừa thực vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Đó là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây canh giữ giấc ngủ cho Bác, vừa là ẩn dụ cho dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ, trung thành bên Bác, gắn bó với Bác, biểu thị ý chí của Người.

- Trong khổ thơ cuối, hình ảnh cây tre lặp lại nhưng có sự thay đổi mới về nghĩa, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gây ấn tượng đậm nét. Không còn là cây tre – khách thể nữa mà đã hòa tan vào chủ thể, tượng trưng cho tấm lòng, ước nguyện, ý chí của nhà thơ, của dân tộc: trung hiếu với Bác, mãi đi theo con đường của Bác, mãi bên Bác.

Không giống nhau

Hình ảnh “hàng tre Việt Nam” trong khổ đầu tượng trưng cho sự kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Hàng tre trồng trước lăng Bác như những người con máu đỏ da vàng đang quây quần bên lăng, tạo nên sự gần gũi, gắn kết

Hình ảnh “cây tre trung hiếu” khổ cuối cho thấy tấm lòng thuỷ chung, son sắt của những người con miền Nam nói chung và của tác giả nói riêng. Tuy xa xôi nghìn dặm nhưng tác giả vẫn luôn hướng về Bác, muốn được ở cạnh bảo vệ giấc ngủ cho Bác như chính người con làm với cha mẹ mình. Hình ảnh này khép lại đong đầy cảm xúc và tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng hợp lí cho toàn bài thơ.

Phân tích hình ảnh hàng tre trong bài thơ Viếng lăng Bác

Mở đầu và kết thúc bài thơ Viếng lăng Bác hình ảnh hàng trẻ rất nổi bật. Em hãy đưa ra một số ý kiến của bản thân và phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác. Sau đây là bài viết mẫu dành cho học sinh lớp 9 mà các bạn có thể tham khảo.

Bài văn phân tích hình ảnh hàng tre

Đôi nét về tác giả

Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928 ở An Giang. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ của dân tộc, ông là nhà thơ vẫn gắn bó với cuộc sống chiến đấu và sáng tác. Về phong cách thơ Viễn Phương, ông được biết đến là một tâm hồn giàu cảm xúc, chân thành và dung dị. Đặc biệt ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ, mang lại cảm xúc sâu lắng cho người nghe. Các tập thơ chính tiêu biểu như: “Như mấy mùa xuân”, Nhớ lời di chúc”, “Mắt sáng học trò”…

Năm 1975, khi đất nước hoàn toàn độc lập, nước nhà được thống nhất, đó là niềm vui của toàn đất nước. Năm 1976, Viễn Phương có dịp được ra thăm lăng Bác. Trong cảm xúc dâng trào, nhà thơ đã viết nên bài thơ này (tháng 4 – 1976). Bài thơ là nỗi lòng tiếc thương và lòng kính trọng vô bờ của nhà thơ cũng như toàn thể nhân dân miền Nam muốn gửi gắm tới vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Bài phân tích hình ảnh hàng tre trong bài thơ

Bài mẫu số 1

Viếng lăng Bác là bài thơ xuất sắc của Viễn Phương ghi lại những cảm xúc chân thực trong lần đầu ra thăm lăng Bác, đặc biệt hình ảnh hàng tre xuyên suốt bài thơ để lại ấn tượng đậm nét.Hình ảnh hàng tre xuất hiện trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Cây tre đối với văn hóa Việt mà nói rất gần gũi, bình dị và thân thuộc với mỗi làng quê. Cây tre xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học, trở thành công cụ vũ khí chống lại kẻ thù, cây tre còn che chở bảo vệ làng quê trước thiên nhiên.

Trong khổ thơ đầu tác giả đã nhìn thấy từ xa hàng tre ẩn hiện trong sương mù, hàng tre xanh tươi mặc cho “bão táp mưa sa” vẫn đứng thẳng hàng, đó cũng là tính chất tốt đẹp loài tre. Hình ảnh cây tre ẩn dụ như muốn nói đến những đức tính của người giản dị, mộc mạc mà thanh cao. Tre cũng thể hiện tinh thần anh hùng, bất khuất của cả dân tộc Việt Nam ngàn đời nay.

Trước khi kết thúc bài thơ tác giả cũngmong muốn trở thành cây tre tận trung tận hiếu với Bác với đất nước. Hình ảnh cây tre lúc này lại mang ý nghĩa khác.Tác giả muốn hóa thân thành cây tre ngày ngày che chở, bảo vệ Người an giấc ngàn thu.

Xem thêm >>> Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương (Dàn ý + 14 Mẫu)

Bài mẫu số 2

Hình ảnh hàng tre là hình ảnh xuyên suốt trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương. Nó xuất hiện ở khổ đầu và khổ cuối của bài thơ như sự minh chứng cho kết cấu chặt chẽ đầu cuối tương ứng. Hình ảnh xuất hiện ở mỗi khổ thơ lại mang ý nghĩa khác nhau.

Trong khổ thơ đầu:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy hàng tre trong sương bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp, mưa sa đứng thẳng hàng”

Hình ảnh hàng tre xuất hiện là ấn tượng đầu tiên của Viễn Phương khi lần đầu từ miền Nam đặt chân ra thăm lăng Bác. Hình ảnh hàng tre không phải là hình ảnh mới lạ bởi nó là biểu tượng của làng quê miền Bắc Việt Nam. Nhưng với Viễn Phương khi lần đầu được đến thăm Bác đã ấn tượng ngay loài cây “bát ngát” này. Và tác giả phải thốt lên rằng “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam”. “Xanh xanh” là màu của tre, của sự yên bình, lại được trồng ở lăng Bác – ngay tại thủ đô của đất nước. Bởi vậy mới thấy hết giá trị của nó. Hàng tre là ẩn dụ cho sự mộc mạc, giản dị, ngay thẳng như chính con người Bác vậy. “Bão táp, mưa sa đứng thẳng hàng” là đại diện cho phẩm chất của con người Việt Nam trong đấu tranh. Đó là phẩm chất cao cả của những người anh hùng trong chiến đấu: anh dũng, kiên cường với sức sống bền bỉ, dẻo dai.

Trong khổ thơ cuối, hình ảnh hàng tre vẫn xuất hiện trong nguyện vọng của nhà thơ :” Muốn làm hàng tre trung hiếu chốn này”. Đây là sự kết thúc tương ứng với khổ đầu làm cho bài thơ được trọn vẹn và thống nhất. Hình ảnh hàng tre “trung hiếu” là hình ảnh mới khác với hình ảnh hàng tre trong khổ đầu. Nếu khổ đầu nó là sự kiên cường bất khuất để vượt qua mọi gian lao, khổ cực thì khổ cuối, nó là sự “trung hiếu”, trung thành của mỗi người con đất Việt đối với vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta. Đó còn tượng chưng cho hình ảnh các anh chiến sĩ cận vệ ngày đêm canh giấc ngủ ngàn thu cho Bác.

Hình ảnh hàng tre đã quá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Không chỉ trong đời sống hàng ngày mà còn trong cả các sáng tác văn chương. Các tác giả khi muốn nhắc đến sự kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam, đều đưa hình ảnh hàng tre vào như một biểu tượng nghệ thuật. Ta từng biết một “tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…Tre anh hùng chiến đấu” của Thép Mới. Hay một “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy “Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh…”. Nhưng với Viễn Phương, không chỉ là hàng tre kiên cường trong bão táp mưa sa mà còn là hàng tre “trung hiếu” tận tình. Đó là phẩm chất cần có của mỗi một chiến sỹ. Đây là điểm mới làm nên hàng tre khác biệt của Viễn Phương.

Như vậy, chúng tôi vừa hướng dẫn các em phân tích hình ảnh cây tre bên lăng Bác trong bài thơ Viếng lăng Bác đó cũng là câu hỏi trong sách giáo khoa lớp 9 tập 2.

>> Đọc thêm: Nghị luận bài Viếng lăng Bác

Lớp 9 -
  • Cảm nhận khổ 4 5 bài Mùa xuân nho nhỏ LỚP 9

  • Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương

  • Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

  • Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Ngữ Văn lớp 9

  • Ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Lớp 9

  • Cảm nhận về bài thơ Con cò & Đặc sắc nghệ thuật

  • Bài viết số 5 lớp 9 đề 4: suy nghĩ về hiện tượng vứt rác

Trang chủ » Lớp 9 » Soạn văn 9 tập 2

Câu 2: trang 60 sgk Ngữ văn 9 tập 2 Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu. Tác giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh của cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam?

Bài làm:

Hình ảnh hàng tre trong khổ thơ đầu:

Ngay khi đến Lăng Bác ấn tượng đầu tiên đối với tác giả là hình ảnh hàng tre xanh chờn vờn trong sương sớm. Hình ảnh tre mang nhiều ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Tre là một loại cây rất bình dị lại được trồng ngay ở giữa Thủ đô lộng lẫy uy nghi, cùng với bao loại cây quý hiếm khác trước lăng Bác. Phải chăng đó là sự ẩn dụ về con người của Bác giản dị mà vô cùng thanh cao. Không những thế hình ảnh tre còn biểu tượng cho hình ảnh giản dị mộc mạc nơi làng quê thanh bình yên tĩnh.Tre còn là hình ảnh biểu tượng cho tính cách của dân tộc Việt Nam: anh dũng, quật cường sức sống bền bỉ dẻo dai “bão táp mưa sa vẫn đứng thẳng hàng”. 

Hình ảnh cây tre ở khổ cuối:

Hình ảnh hàng tre hiên ngang quanh lăng Bác mở đầu và cũng là kết thức bài thơ, thế nhưng ở cuối bài nó mang một ý nghĩa khác nhau tạo ra đầu cuối có sự tương ứng, làm đậm nét hình ảnh. Nhưng cây tre ở đây lại mang nét nghĩa mới, nó tượng trưng cho tấm lòng trung hiếu của con cháu đối đất nước, đối với Bác quyết đi theo con đường mà Bác đã lựa chọn. Và phải chăng đó còn là hình ảnh những người lính cảnh vệ đang canh giấc ngủ bình yên cho Bác mà nhà thơ Viễn Phương muốn gởi gắm.

=> Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Viếng lăng Bác

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 2 trang 60 văn 9 tập 2, soạn văn câu 2 trang 60 văn 9 tập 2, trả lời câu 2 trang 60 văn 9 tập 2, Viếng lăng Bác văn 9

Lời giải các câu khác trong bài

210 điểm

hoanguyen

Trong những câu. thơ trên, hình ảnh hàng tre trong câu. thơ nào là hình ảnh tả thực, hình ảnh hàng tre trong

câu. thơ nào là hình ảnh ần dụ? Trong khổ thơ em vừa chép nổi bật lên hình ảnh “hàng tre”, ở khổ thơ cuối hình ảnh này lại xuất hiện. Theo em, việc lặp lại hình ảnh cây tre ở đoạn kết bài thơ có ý nghĩa như thế nào?

Tổng hợp câu trả lời (1)

Hình ảnh tả thực và hình ảnh ẩn dụ của “hàng tre”. Ý nghĩa việc lặp lại hình ảnh “hàng tre”: - Hình ảnh tả thực: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát - Hình ảnh ẩn dụ trong câu: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” - Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ. - Hình ảnh cây tre được lặp lại khắc sâu thêm ý nghĩa biểu tượng cho con người Việt Nam với tấm lòng, ước nguyện, ý chí: trung hiếu với Bác, mãi bên Bác, đi theo con đường của Bác.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Tại sao tác giả lại nói: "Cá thu biển Đông như đòan thoi”? Cho đoạn thơ: “Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”
  • Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau chủ yếu bằng phép liên kết nào? Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “(1)Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta phải bước lên đường ấy. (2)Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, nghệ thuật lại tạo ra sự sống cho tâm hồn người.(3) Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn”. (Trích: Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi)
  • Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, những tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu? Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng): “Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao. - Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba...a...a...ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó có đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó.” (Trích Ngữ văn 9, tập một)
  • Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn trước khi chết vì cái đói cái rét cô bé là chết vì chính sự sự lạnh lùng vô cảm tàn nhẫn và ích kỷ của người đàn ông
  • Phần gạch chân trong câu văn: “Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới” thuộc thành phần gì của câu.
  • Từ những suy nghĩ của Thúy Kiều trong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về chữ “hiếu” ngày nay? Trong đoạn trích ‘Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du viết: “Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm. ”
  • Cũng trong bài thơ trên, nhà thơ Hữu Thỉnh đã thể hiện những suy ngẫm về con người và cuộc đời thật sâu sắc. Em hãy phân tích khổ thơ cuối để làm rõ điều đó bằng một đoạn văn theo phương pháp lập luận diễn dịch khoảng 12-15 câu trong đoạn có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú vá phép nối liên kết câu (Gạch chân và chú thích). Cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời trong bài thơ “Sang thu”, tác giả Hữu Thỉnh đã viết những câu thơ thật đẹp: “...Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã”
  • Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn . Nghệ thuật ko đứng ngoài trỏ vẽ đường cho ta đi,nghệ thuật đốtlửa trong lòng chúng ta ... Sống được nhiều hơn''
  • “Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật”. Bằng những hiểu biết của em về văn bản Làng của nhà văn Kim Lân, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
  • Truyện “Những ngôi sao xa xôi” được kể bằng ngôi kể thứ nhất nhưng người kể lúc xưng “tôi”, lúc lại xưng “chúng tôi”. Em hãy lí giải vì sao có sự thay đổi đó.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ đề