Trẻ em được cấp thẻ BHYT đến bao nhiêu tuổi

Bởi ebh.vn - 16/12/2019

Tại bất cứ một đất nước nào thì trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm và bảo vệ đặc biệt. Ở Việt Nam, trẻ em được ưu ái chăm sóc với những điều kiện tốt nhất. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về “Luật bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi” mà bố mẹ cần biết để bảo vệ lợi ích cho con của mình.

Luật bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi mà bố mẹ cần biết.

1. Bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi 

Bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi được quan tâm đặc biệt, ngay từ khi lòng mẹ các bé đã được tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) cho đến khi 6 tuổi mà không mất bất cứ khoản đóng góp BHYT nào. Rất nhiều bố mẹ còn chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ về vấn đề này, muốn được giải đáp kỹ lưỡng hơn.

Căn cứ vào Khoản 7, Điều 3, Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Khoản 6, Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 thì trẻ em dưới 6 tuổi thuộc đối tượng được cấp BHYT và hưởng bảo hiểm y tế miễn phí (Nhóm do ngân sách nhà nước đóng), cha mẹ không phải đóng phí BHYT cho cho con đến khi bé được 6 tuổi.

2. Hồ sơ bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi - Hồ sơ cấp thẻ BHYT

Để trẻ được hưởng quyền lợi bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi bố mẹ cần làm hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ. Sau khi được cấp thẻ trẻ được khám chữa bệnh BHYT miễn phí tại các bệnh viện công theo quy định.

Hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ gồm có:

  • Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh có đóng dấu công chứng.
  • Danh sách hoặc giấy đề nghị cấp thẻ BHYT của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi trẻ cư trú

Lưu ý: Căn cứ vào Khoản 2, Điều 15, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trong trường hợp trẻ mới sinh, chưa có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại Khoản 1, Điều 27, Nghị định 146/2018/NĐ-CP và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.

  • Sau khi hoàn tất hồ sơ đăng ký BHYT cho trẻ ba mẹ sẽ nộp đến các cơ quan ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến  trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế để được cấp thẻ BHYT.
  • Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định các tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ.

3. Mức hưởng bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi

Mức hưởng bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi không giống nhau. Trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám tại trung tâm y tế, các bệnh viện công có mức hưởng bảo hiểm khác nhau được quy định trong từng trường hợp cụ thể.

Theo luật bảo hiểm y tế việc xuất trình được thẻ BHYT hoặc chứng minh được tuổi của các bé ảnh hưởng rất nhiều đến mức hỗ trợ của BHYT. 

Mức hưởng bảo hiểm y tế của trẻ dưới 6 tuổi.

3.1 Mức hưởng BHYT trong trường hợp xuất trình được thẻ BHYT của trẻ

Trẻ em có sức khỏe yếu thường xuyên mắc rất nhiều bệnh và phải đi viện. Điều này gây cho ba mẹ rất nhiều các áp lực về tài chính vậy mức hưởng bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi áp dụng khi xuất trình được thẻ BHYT là bao nhiêu?

Theo nội dung quy định tại Khoản 7, Điều 3, Nghị định 146/2018/NĐ-CP trẻ em dưới 6 tuổi nằm trong danh sách được hỗ trợ đóng BHYT từ ngân sách nhà nước. 

Mức hưởng BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi khi xuất trình được thẻ BHYT được quy định như sau:

  • Được hưởng 100% chi phí và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật nếu đúng tuyến (Căn cứ vào Điểm b, Khoản 1, Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP). 
  • Được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh trong trường hợp trẻ đi khám thông tuyến theo quy định.
  • Được hưởng 60% chi phí điều trị nội trú nếu trái tuyến tỉnh.
  • Được hưởng 40% chi phí điều trị nội trú nếu trái tuyến trung ương.

3.2 Mức hưởng trong trường hợp không xuất trình được thẻ BHYT của trẻ

Trong trường hợp trẻ bị bệnh đi khám mà chưa có thẻ BHYT hoặc không xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế ba mẹ phải xử lý ra sao? 

Tại Khoản 2, Điều 8 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ y tế, Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế quy định:

“Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp không xuất trình thẻ BHYT vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định...”.

Như vậy mặc dù bạn chưa thực hiện thủ tục xin cấp thẻ bảo hiểm y tế cho con nhưng xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của bé để chứng minh bé dưới 6 tuổi vẫn sẽ được hưởng quyền lợi như những trẻ có thẻ và xuất trình được thẻ BHYT.

Infographic >> Mức hưởng BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi năm 2021 mà cha mẹ cần biết

Qua  bài viết “Luật bảo hiểm trẻ em dưới 6 tuổi mà bố mẹ cần biết” Bảo hiểm xã hội điện tử eBH hy vọng sẽ giúp bố mẹ có những kiến thức cơ bản về BHYT cho con của mình, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho trẻ, giúp trẻ có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

XEM THÊM >> Mức hưởng bảo hiểm y tế và tỉ lệ thanh toán khám chữa bệnh BHYT

Bởi ebh.vn - 05/07/2021

Thủ tục đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi có nhiều khác biệt so với các trường hợp đổi thẻ khác. Để việc đổi thẻ BHYT được nhanh chóng, thuận lợi bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết các thủ tục đổi thẻ BHYT mới nhất.

Thủ tục đổi thẻ cho trẻ em dưới 6 tuổi được bố/mẹ đại diện để thực hiện.

1. Trẻ em dưới 6 tuổi thuộc đối tượng tham gia BHYT do ngân sách nhà nước đóng

Có 05 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Pháp luật bao gồm:

  • Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;

  • Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

  • Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;

  • Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng;

  • Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 12, Luật Bảo hiểm y tế, trẻ em dưới 6 tuổi thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT do ngân sách nhà nước đóng. Theo đó, trẻ em dưới 6 tuổi sẽ không phải đóng các khoản phí tham gia BHYT và được làm thẻ BHYT miễn phí.

2. Các trường hợp được đổi thẻ BHYT, cấp mới

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 19, Luật Bảo hiểm y tế năm các trường hợp được đổi thẻ BHYT gồm có:

  • Rách, nát hoặc hỏng;

  • Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

  • Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Trường hợp đổi thẻ BHYT thì chủ thẻ trực tiếp thực hiện các thủ tục đổi thẻ BHYT. 

3. Thủ tục đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi

Trẻ dưới 6 tuổi không thể tự mình làm các thủ tục xin cấp lại thẻ, vì vậy bố mẹ hoặc người giám hộ sẽ là người thay mặt bé làm các thủ tục này. Hồ sơ và thủ tục xin đổi thẻ BHYT (cấp lại thẻ BHYT) được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 19, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008.

3.1 Hồ sơ đổi thẻ BHYT

Để đổi thẻ BHYT cho trẻ, bố mẹ chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT bao gồm:

  • Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia BHYT (bố mẹ/ người giám hộ là người đại diện viết);

  • Thẻ bảo hiểm y tế;

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)

Trong trường hợp đổi thẻ BHYT do thông tin ghi trên thẻ không đúng bố/mẹ cần mang các giấy tờ cần thiết (giấy khai sinh của trẻ, giấy xác nhận hộ nghèo, sổ hộ khẩu, Chứng minh thư của bố/mẹ người làm hồ sơ đổi thẻ…) để có thể thực hiện điều chỉnh thông tin. 

3.2 Thủ tục đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi

Thủ tục đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi được thực hiện theo quy định của Pháp luật. 

Bước 1: Nộp hồ sơ đổi thẻ BHYT 

Theo quy định tại Điều 10, Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT, việc cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 06 tuổi được thực hiện liên thông với thủ tục đăng ký khai sinh tại bộ phận một cửa của UBND cấp xã. Bố/mẹ của trẻ dưới 06 tuổi nộp hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT tại UBND cấp xã và công chức tư pháp, hộ tịch sẽ tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ và lệ phí cho cơ quan BHXH cấp huyện.

Bên cạnh đó theo Khoản 3, Điều 3, Quy định về quản lý thu BHYT ban hành kèm theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015, quy định trách nhiệm của BHXH cấp huyện như sau:

“Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện thu, các trường hợp BHXH tỉnh ủy quyền cho BHXH huyện cấp thẻ BHYT; cấp lại, đổi thẻ BHYT các trường hợp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tại huyện.”

Như vậy, bố/mẹ/ người giám hộ của trẻ cũng có thể đến tại Cơ quan BHXH cấp huyện thực hiện nộp hồ sơ cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho trẻ.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

Trường hợp nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của UBND cấp xã, UBND cấp xã có trách nhiệm chuyển hồ sơ lên BHXH cấp huyện để giải quyết. Tùy thuộc điều kiện thực tế, UBND cấp xã có thể chuyển trước thông tin của người tham gia BHYT đến cơ quan BHXH cấp huyện thông qua mạng điện tử.  Sau khi cơ quan BHXH cấp huyện nhận được thông tin sẽ gửi giấy hẹn trả kết quả về cho bộ phận một cửa của UBND xã thông báo đến người làm đơn.

Trường hợp nộp trực tiếp tại BHXH cấp huyện nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp phiếu hẹn trả kết quả. Trường hợp này thời gian giải quyết hồ sơ thường sẽ nhanh hơn và không mất thời gian chuyển thông tin.

Bước 3: Thời gian cấp lại, đổi thẻ BHYT và nhận thẻ

Sau khi nhận được giấy hẹn người làm đơn theo giấy hẹn tới nhận thẻ BHYT mới. Theo quy định hiện hành thời gian cấp lại, đổi thẻ BHYT như sau:

  • Trường hợp trẻ thay đổi thông tin: thời gian nhận không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

  • Trường hợp trẻ không thay đổi thông tin hoặc người tham gia đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh: trả trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trong thời gian chờ đổi thẻ BHYT, trẻ thực hiện khám bệnh chữa bệnh BHYT vẫn được hưởng nguyên quyền lợi. Khi đi khám phải xuất trình giấy hẹn đổi thẻ và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của trẻ như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh… (theo quy định tại Khoản 3, Điều 15, Nghị định 146/2018/NĐ-CP). 

Thủ tục đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi hoàn toàn miễn phí.

4. Đổi thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi có mất phí không?

Căn cứ quy định tại Khoản 4, Điều 19, của Luật bảo hiểm y tế quy định người được đổi thẻ BHYT do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ BHYT. Trường hợp của bạn là đổi thẻ bảo hiểm y tế do thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu thì sẽ không phải nộp phí.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì việc đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi (và các đối tượng khác) sẽ không phải nộp phí. Từ ngày 01/04/2021 cơ quan BHXH sẽ thực hiện cấp thẻ BHYT theo mẫu mới cho những đối tượng có nhu cầu đổi thẻ >> Tìm hiểu thêm

5. Giá trị sử dụng của thẻ BHYT của trẻ em dưới 6 tuổi

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 13, Nghị định 146/2018/NĐ-CP đối với trẻ dưới 6 tuổi thời hạn thẻ BHYT có giá trị sử dụng được quy định như sau:

  • Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;

  • Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30/9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.

Khi thẻ BHYT của trẻ hết thời hạn sử dụng, bố/mẹ cần làm thẻ BHYT mới cho trẻ. Trường hợp trẻ đi học thẻ BHYT sẽ được trường học nơi trẻ đang theo học hỗ trợ làm.

Thông tin về thủ tục đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ hữu ích cho các bố/mẹ có con nhỏ dưới 6 tuổi. Thông tin về mức hưởng khám chữa bệnh BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi bố/mẹ trẻ vui lòng truy cập tại website: //ebh.vn để cập nhật nhanh nhất.

INFOGRAPHIC >>  Mức hưởng BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi năm 2021 mà cha mẹ cần biết

Video liên quan

Chủ đề