Tại sao nuôi mẻ bị mốc

Mẻ là gia vị truyền thống trong nền ẩm thực Việt. Với hướng dẫn đơn giản dưới đây làm mẻ chua nhanh, không bị mốc cũng như cách nuôi mẻ được lâu như thế nào nhé! Mẻ là gì? Lợi ích của mẻ? Một số lưu ý khi sử dụng mẻ Mẻ là gia vị truyền thống Mẻ, có tên gọi khác là cơm mẻ, là một gia vị cơ bản trong nền ẩm thực Việt. Gia vị truyền thống này có vị chua thanh và mùi thơm rất đặc trưng, thường được sử dụng trong nhiều món như món lẩu, các món om, canh chua, bún riêu, thịt trâu cơm mẻ, ốc nấu đậu phụ chuối xanh. Mẻ rất có lợi cho sức khỏe Mẻ rất bổ dưỡng, giàu chất đạm, axit amin và vitamin. Nó không chỉ là một gia vị làm hỗ trợ hương vị đặc trưng cho món ăn mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe người dùng như: tăng tiết dịch vị, kích thích ngon miệng, bổ sung một số chất dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa. Một số lưu ý khi sử dụng mẻ Khi dùng mẻ, bạn cần chú ý đến một số điều sau: • Tránh ăn quá nhiều mẻ, vì cơ thể sẽ dư lượng axit lactic gây ra triệu chứng đau bụng và tiêu chảy. • Tránh ăn mẻ nói chung và các món dùng mẻ nói riêng, đối với những người bị đau dạ dày hay viêm loét dạ dày. • Làm mẻ không đúng cách sẽ dẫn đến vi khuẩn và nấm mốc phát triển, nhất là nấm mốc lên men trong cơm (trước khi lấy dùng để làm mẻ) gây bất lợi cho sức khỏe. Còn đối với nấm mốc được lên men trong quá trình lên mẻ thì nó có lợi cho sức khỏe bạn nhé. • Trước khi dùng, cần phân biệt mẻ có bị mốc hay không? Dấu hiệu mẻ bị mốc là thường không có mùi thơm đặc trưng, không có vị chua tự nhiên và kèm theo màu sắc trông rất kì lạ. Ba cách làm mẻ chua nhanh, không bị mốc Để làm ra mẻ, bạn có thể thực hiện theo 3 cách sau đây: Cách 1: Làm mẻ từ cơm nát và nước cơm. Thời gian lên men: 14 ngày. Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ: • Gạo tẻ, không dùng gạo nếp. • Nước. • Hũ thủy tinh. Cách làm: Bước 1: Vo gạo và cho nhiều nước rồi dùng nồi cơm điện nấu cơm bình thường. Lưu ý, phải đảm bảo nấu cơm bị nhão để tiến hành làm mẻ. Bước 2: Lấy một ít nước vo gạo, đun sôi, để nguội và đổ vào hũ thủy tinh đậy nắp kín. Bước 3: Lấy cơm ra để nguội hẳn, rồi cho vào hũ thủy tinh có chứa nước gạo sao cho nước phủ đầy mặt cơm. Đậy nắp kín và để nơi khô ráo khoảng 14 ngày để cơm lên men có vị chua và mùi nồng. Thành phẩm: Sau 14 ngày, cơm lên men. Khi lấy ra, bạn sẽ thấy các hạt cơm chuyển sang dạng nhão, có màu trắng phau và vị chua đặc trưng, chứng tỏ cơm đang bị phân hủy hoàn toàn Cách 2: Làm mẻ từ cơm nát và mẻ cái. Thời gian lên men: 4 ngày. Thời gian sử dụng: 2 – 3 tháng. Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ: • Cơm nguội: 1/2 chén. • Mẻ cái (mua ở chợ): 1/2 chén. • Hũ thủy tinh. Cách làm: Bước 1: Lấy 1/2 chén mẻ cái cho vào hũ thủy tinh rồi đậy nắp. Bước 2: Lấy 1/2 cơm nguội đem đi rửa qua với nước, rồi cho vào hũ thủy tinh có chứa mẻ, đậy nắp. Để ở nơi ráo, nếu đảm bảo được nhiệt độ thì nên dao động từ 23 – 32 độ C trong vòng 7 ngày. Lưu ý: • Tỉ lệ mẻ cái và cơm nguội là 1:1, nghĩa là nếu bạn dùng 1/2 chén mẻ cái thì dùng 1/2 cơm nguội. • Không dùng cơm cháy vì cơm cháy sẽ không kích thích được sự lên men của mẻ. Cách 3: Làm mẻ từ cơm nát và sữa chua. Thời gian lên men: 2 – 3 ngày. Chuẩn bị nguyên liệu và đồ dùng: • Sữa chua: 2 muỗng canh. • Cơm nấu nhão: 1 chén. • Đường: 1 muỗng cà phê.

• Hũ thủy tinh.

Cách làm: Bước 1: Lấy 1 chén cơm nấu nhão còn ấm, trộn với đường cùng với 1 muỗng canh nước ấm khoảng 49 độ C. Bước 2: Lấy 1 hoặc 2 muỗng canh sữa chua ở nhiệt độ thường (không nên để lạnh) trộn với cơm. Bước 3: Đổ hỗn hợp 2 bước trên vào hũ thủy tinh rồi bọc kín miệng hũ. Đặt hũ trong nồi nước ấm (83 độ C) trong vòng 2 – 3 ngày, hoặc đem ủ vào trong lò nướng hoặc dụng cụ có thể kiểm soát điều chỉnh ở nhiệt độ 83 độ C (như nồi cơm điện, máy làm sữa chua,…) trong vòng 7 – 8 tiếng. Cách nuôi và dùng mẻ lâu

Việc nuôi mẻ cũng không quá khó, nếu cảm thấy mẻ gần hết, bạn chỉ cần để lại một ít trong hũ thủy tinh. Sau đó, bạn cho thêm cháo gạo trắng (nấu đặc) hoặc bún tươi, hoặc cơm nguội. Tiếp đó, đậy nắp kín để qua nhiều ngày rồi tiếp tục sử dụng khi có dấu hiệu lên men với mùi và vị chua đặc trưng.

ComMe NguoiMienQue CachLamComMe👉Cách lên men cơm và tạo ra con Mẻ:Sử dụng gạo đã nấu với lượng nước nhiều hơn bình thường đến một độ nhão nhất định, Chắt lấy nước cơm ra để riêng, để nguội. Cơm chín để nguội rồi cho vào hũ thuỷ tinh đó sao cho bằng lượng nước có trong hũ. Đậy kín hũ thuỷ tinh rồi để trong 2 tuần, bảo quản kỹ cơm sẽ lên men thành mẻ chua.🍀🍀🍀🍀🍀Những video khác của Nguời Miền Quê:+ Chìa khoá dưới kính hiển vi: //youtu.be/s8gf9iViaSI+ Quan sát con Bọ Gậy dưới kính hiển vi: //youtu.be/AeMNhaYjDu4+ Nấm mốc dưới kính hiển vi: //youtu.be/yFvnU4yktnk+ Thớt soi dưới kính hiển vi: //youtu.be/mm3lOGnc280+ Microphone dưới kính hiển vi: //youtu.be/Qu6duL0GO5k+ Chao đậu hũ dưới kính hiển vi: //youtu.be/fJB8b4RcNxk+ Trái chuối dưới kính hiển vi: //youtu.be/iDjJlNKwcSE+ Sao Kim lưỡi liềm qua kính thiên văn: //youtu.be/XvQGun6SGvU+ Ngắm trăng và ngắm chim qua kính thiên văn: //youtu.be/1s2n5iorat8+ Trái dâu tây dưới kính hiển vi: //youtu.be/grscNfJapAM+ Nước sông dưới kính hiển vi: //youtu.be/vrVqz8R7M0+ Muối chấm Hảo hảo dưới kính hiển vi: //youtu.be/lvxXUIpeUpE+ Muối tôm Tây Ninh dưới kính hiển vi: //youtu.be/HIGZ9Hn873s+ Nước máy dưới kính hiển vi: //youtu.be/160aB2HEBr8+ Soi móng tay dưới kính hiển vi: //youtu.be/c0ReJmW76Ws+ Xúc xích dưới kính hiển vi: //youtu.be/SskVcbzcykU+ Tinh trùng người dưới kính hiển vi: //youtu.be/BIhaXs3_NEg+ Bàn chải đánh răng dưới kính hiển vi: //youtu.be/5xUGeD46_A🌸🌸🌸🌸🌸©️ Bản quyền thuộc về kênh Người Miền Quê Nguyễn Hữu Tiến©️ Copyright by Nguoi Mien Que Channel 🚫 Do not Reup.

💥 CÁC BẠN NHỚ BẤM ĐĂNG KÝ (Miễn phí) KÊNH \

Cẩn trọng mắc ung thư vì ăn mẻ chua lên men không đúng cách

Chia sẻ

Mẻ chua là gia vị được nhiều người Việt ưa chuộng, dùng để chế biến các món ăn. Tuy nhiên, ít ai biết loại gia vị này có thể gây nên những hiểm họa khôn lường với sức khỏe.

Có thể nói, mẻ chua là một gia vị truyền thống trong ẩm thực Việt Nam. Mẻ có vị chua dịu, hương thơm đặc trưng, thường được làm từ cơm nguội hoặc bún và có xuất xứ từ miền Bắc.

Mẻ được dùng để chế biến trong nhiều món ăn như: thịt chó, món om, lẩu, chả nướng, canh chua... Đặc biệt khi thời tiết chuyển sang hè, các món có mẻ chua làm ta có cảm giác đưa cơm, thanh mát, khỏe khoắn hơn vào những ngày hè oi bức.

Thế nhưng, thói quen ăn mẻ chua lại tiềm ẩn nguy cơ gây hạisức khỏe. Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam) chia sẻ trênbáoTrí Thức Trẻ, thành phần tạo nên mẻ gồm con mẻ, chứa nhiều axit amin bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nấm men để lên men cơm, vi khuẩn lactic. Mẻ bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, tạo hương vị để chế biến món ăn thêm ngon, hấp dẫn.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng, nhiều người không biết gây mẻ đúng cách, hoặc không ý thức được tác hại khi ăn mẻ được gây không đúng cách, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Mẻ nếu lên men không đúng cách sẽ tạo ra nấm mốc và vi khuẩn, có thể khiến người ăn phải dễ mắc ung thư. Men nếu nhiễm nấm mốc trước rồi dùng để lên men dấm mẻ thì có thể gây ung thư.

Ở đây, chúng ta cần phân biệt nấm mốc lên men trong quá trình hình thành mẻ chua với việc nấm mốc hình thành trên cơm trước khi đưa vào làm mẻ.

Nấm mốc lên men trong khi lên mẻ đem lại lượng vi khuẩn có lợi cho cơ thể, trong khi nấm mốc mọc lên ở cơm trước khi làm mẻ lại là mầm mống gây nên bệnh ung thư.

Khi mẻ bị nhiễm nấm mốc nguy hiểm sẽ có màu sắc lạ, không thơm, không có vị chua tự nhiên.

Thói quen dùng mẻ chua sai lầm

Ăn quá nhiều: Nếu ăn quá nhiều dấm mẻ chua sẽ khiến cơ thể dư thừa axit lactic, gây đau bụng, tiêu chảy, không có lợi cho tiêu hóa.

Mẻ chua thường được dùng để chế biến món canh cá chua. Ảnh minh họa.

Người bị bệnh dạ dày ăn mẻ: Bệnh nhân bị loét dạ dày, đau dạ dày, chảy máu dạ dày không nên lạm dụng những món ăn có dấm mẻ.

Lợi ích từ mẻ chua được lên men đúng cách

Thành phần tạo nên mẻ gồm con mẻ chứa nhiều các axit amin bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nấm men để lên men cơm, vi khuẩn lactic. Mẻ bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.

Ngoài ra, mẻ còn tạo hương vị để chế biến món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn.

Mẻ cũng giúp kích thích ăn ngon, tăng tiết dịch vị, đồng thời rất tốt cho tiêu hóa.

Cách làm mẻ

Theo Khỏe & Đẹp, chỉ cần lấy khoảng một bát con cơm gạo tẻ đã chín + một bát con nước cơm lúc nồi cơm đang sôi (lúc nấu cơm đổ nhiều nước hơn một chút). Sau đó để 2 thứ thật nguội, cho vào một cái lọ thuỷ tinh hoặc lọ nhỏ có nắp đậy lại. Có thể cho vào một bao nilon buộc chặt lại cho sạch sẽ và kín. Nhiệt độ nóng sẽ giúp mẻ nhanh ngấu. Khoảng một tuần sau là chúng biến thành mẻ trắng phau và thơm ngon.

Lưu ý khi dùng

Khi nấu thì lấy muỗng gạt bỏ lớp mặt qua một bên lấy phần dưới. Dùng khoảng nửa chén cơm mẻ nêm cho một nồi canh gia đình (khoảng 2 tô). (Dùng rổ nhỏ hoà tan nước cơm mẻ. Lược bỏ xác cơm, lấy nước màu trắng đục, sau đó niêm nếm tùy người nấu).

Món giả cầy thường được cho mẻ chua vào. Ảnh minh họa.

Khi thấy có mốc đỏ hoặc mốc đen xuất hiện thì lấy muỗng múc bỏ, không tận dụng phần còn trắng.

Video liên quan

Chủ đề