Vì sao có sự chênh lệch lớn trong mức sống của người dân ở các nước Mĩ La tinh

Bài 1 trang 27 SGK Địa lí 11

Đề bài

Vì sao các nước Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích.

Lời giải chi tiết

Nguyên nhân là do:

- Cuộc cải cách ruộng đất không triệt để đã tạo điều kiện cho các chủ trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác, dân nghèo không có ruộng đất để canh tác.

- Các nước này duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, các thế lực bảo thủ của Thiên Chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển xã hội.

- Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ nên các nước Mĩ Latinh phát triển kinh tế chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì.

Loigiaihay.com

  • Bài 2 trang 27 SGK Địa lí 11

    Dựa vào hình 5.4, lập bảng và nhận xét tốc độ tăng GDP của Mĩ La tinh trong giai đoạn 1985 -2004?

  • Bài 3 trang 27 SGK Địa lí 11

    Những nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế các nước Mĩ La tinh phát triển không ổn định?

  • Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội của Mĩ La Tinh

    Ở hầu hết các nước Mĩ La Tinh dân cư còn nghèo đói, thu nhập giữa người giàu và người nghèo có sự chênh lệch rất lớn.

  • Một số vấn đề về kinh tế của Mĩ La Tinh

    Những năm gần đây, nhiều quốc gia Mĩ La tinh đã tập trung củng cố bộ máy nhà nước, phát triển giáo dục, cải cách kinh tế, quốc hữu hóa một số ngành kinh tế thực hiện công nghiệp hóa đất nước

  • Trả lời câu hỏi mục II trang 26 SGK Địa lí 11

    1. Dựa vào hình 5.4, hãy nhận xét tốc độ tăng GDP của Mĩ La tinh trong giai đoạn 1985 - 2004? 2. Dựa vào bảng 5.4, cho biết đến năm 2004, những quốc gia nào ở Mĩ La tinh có tỉ lệ nợ nước ngoài cao (so với GDP).

  • Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc

    Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây.

  • Ngành công nghiệp Nhật Bản

    Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì.

  • Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 81 SGK Địa lí 11

  • Cho bảng số liệu: Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.

    Giải bài tập 1 trang 84 SGK Địa lí 11

Mỹ Latinh đối mặt với thách thức phân hoá giàu nghèo

(ĐCSVN) – Trong những năm gần đây, Mỹ Latinh được nhắc đến như một khu vực có nhiều thành tựu về xóa đói giảm nghèo bất chấp những khó khăn do khủng hoảng kinh tế. Mặc dù vậy,phân hoá giàu nghèo có chiều hướng gia tăng đang trở thành thách thức lớn cho khu vực này.

Tốc độ đô thị hóa nhanh là một trong những nguyên nhân làm gia tăng
khoảng cáchgiàu nghèo tại Mỹ Latinh (Ảnh: worldpress.com)


Báo cáo công bố mới đây của Liên hợp quốc cho thấy, có hơn 124 triệu người ở khu vực Mỹ Latin và Caribe đang phải sống trong cảnh nghèo đói triền miên. Con số này đã liên tục được giảm xuống trong những năm qua nhờ những nỗ lực chung của khu vực và từng nước.

Năm 2011, Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế Mỹ Latinh và Caribbe (ECLAC) đã nhận định, tỷ lệ nghèo đói ở khu vực Mỹ Latinh đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 20 năm qua. Theo báo cáo "Toàn cảnh xã hội khu vực Mỹ Latinh năm 2011" của ECLAC, trong giai đoạn 1990-2010, tỷ lệ nghèo đói ở khu vực này đã giảm từ 48,4% xuống còn 31,4%, trong đó tỷ lệ người cực kỳ nghèo khó giảm từ 22,6% xuống còn 12,3%. Trong giai đoạn 2003-2011, Mỹ Latinh và Caribe đã giảm được 73 triệu người nghèo.

Để có được điều này, các nước Mỹ Latinh đã nhấn mạnh vai trò của các chính sách tài chính lành mạnh trong thực hiện các chương trình xã hội. Các nước Mỹ Latinh dẫn đầu thế giới về các chương trình xã hội thông qua hỗ trợ tài chính và dịch vụ y tế cho người nghèo. Đây chính là chìa khóa để giảm đói nghèo ở 18 nước Mỹ Latinh. Tại Mỹ Latinh, có 25 triệu gia đình với 113 triệu người, chiếm 19% dân số khu vực, đã được hưởng các chương trình xã hội mới này. Mặc dù quy mô lớn nhưng các chương trình xã hội nói trên chỉ chiếm 0,4% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các nước Mỹ Latinh.

Tuy nhiên, vấn đề đáng ngại lại ở chỗ, khoảng cách giàu nghèo tại khu vực này đang có chiều hướng gia tăng. Chương trình định cư con người của Liên hợp quốc (UN-HABITAT) ngày 21/8 vừa qua đã công bố một nghiên cứu cho thấy, khoảng cách giàu nghèo tại hầu hết các khu vực ở Mỹ Latin và Caribe đang nới rộng thêm. Trong khi đó, đây hiện là khu vực bị mất cân đối về mặt kinh tế và bị đô thị hóa nhất trên thế giới.

Theo kết quả nghiên cứu của UN-HABITAT, 20% dân số giàu nhất khu vực Mỹ Latin có mức thu nhập trung bình cao gần gấp 20 lần so với 20% dân số nghèo nhất. Tình trạng bất bình đẳng đã tăng lên tại các nước như Colombia, Paraguay, Costa Rica, Ecuador, Bolivia, Cộng hòa Dominica, Argentina và Guatemala.

Nguyên nhân được cho là quan trọng nhất dẫn tới sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ Latin là do tốc độ đô thị hoá quá nhanh tại các nước trong khu vực. Theo chuyên gia Liên hợp quốc, thách thức chủ yếu của khu vực là làm thế nào để chống lại những bất bình đẳng khổng lồ đang tồn tại các thành phố, nơi 80% trong số 589 triệu dân Mỹ Latinh sinh sống.

Vào tháng 7 vừa qua, Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế khu vực Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC) đã kêu gọi 54 nước Mỹ Latinh và Caribe cần sẵn sàng đón nhận quá trình đô thị hóa nhanh chóng trong tương lai. ECLAC cho rằng, một trong các thách thức chính của các nước là vấn đề đô thị hóa và sự bất bình đẳng giữa các vùng lãnh thổ.

Báo cáo của ECLAC cũng cho thấy, hiện nay 2/3 số người dân các nước Mỹ Latinh và Caribe sống ở các thành phố có số dân từ 20.000 người trở lên. Số thành phố lớn có số dân từ 1 triệu người trở lên đã tăng từ 8 thành phố năm 1950 lên 56 thành phố năm 2010. 1/3 dân số các nước Mỹ Latinh và Caribe sống ở các thành phố lớn này. Bởi vậy, giải quyết vấn đề di cư giữa nông thôn và thành phố cũng góp phần không nhỏ trong việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ở các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, Liên hợp quốc khuyến cáo, khu vực này cần tiếp tục thúc đẩy các chính sách hỗ trợ các hộ gia đình nghèo gia nhập thành công thị trường lao động, mở rộng thị trường lao động cho phụ nữ để đa dạng các nguồn thu nhập của các hộ gia đình, đồng thời tăng cường các chương trình hỗ trợ người nghèo ở nông thôn. Đây sẽ là những giải pháp hữu hiệu để giải bài toán về khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ Latinh./.

Video liên quan

Chủ đề