Tại sao nói xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ

Trong gia đình, các thành viên gắn kết với nhau qua mối quan hệ huyết thống. Cha mẹ sẽ truyền lại cho con cái những đặc điểm thể chất qua “gien” di truyền học. Trải qua nếp sống sinh hoạt, truyền thống, phong tục, tập quán từ đời này qua đời khác, con cháu mang những dấu ấn tâm lý của cha mẹ, ông bà…trong đời sống tinh thần của mình.

Xây dựng một gia đình văn hóa, ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc là ước mong của mọi người, vì đó chính là biểu hiện của một xã hội văn minh. Trong khuyến cáo của Liên hiệp quốc về năm quốc tế gia đình cũng ghi rõ: “Xây dựng gia đình thành một nơi mà ở đó các nhu cầu được đáp ứng, những nhu cầu khác được chấp nhận, quyền chính đáng của con người được tôn trọng”. Đấy là những yếu tố làm nên sự gắn kết bền vững những thành viên trong gia đình và họ hàng, gia tộc. Các bậc làm cha làm mẹ luôn thương yêu và hết lòng vì con cái, luôn quan tâm dạy dỗ và xứng đáng là tấm gương sáng về tình nghĩa vợ chồng, về tư cách và đạo đức, cho con cái noi theo. Ngược lại, làm phận cháu con luôn biết tỏ bày lòng kính trọng, hiếu thảo để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của ông bà, cha mẹ.

Xây dựng gia đình văn hóa ngày nay tuy có ý nghĩa rộng lớn hơn xây dựng gia phong xưa kia, nhưng trước hết vẫn phải dựa trên nền tảng của đạo lý truyền thống dân tộc, làm nên bản sắc riêng của gia đình Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Với chủ đề “Kết nối yêu thương”, Năm Gia đình Việt Nam 2013 sẽ góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của gia đình; chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về gia đình; quyền, nghĩa vụ của gia đình; kỹ năng sống, cách tổ chức cuộc sống gia đình và xây dựng mối quan hệ gia đình, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình…

Trong thời điểm hiện nay, khi những biểu hiện lệch lạc trong văn hoá gia đình đang có chiều hướng gia tăng, đe doạ trực tiếp đến sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội, xây dựng văn hoá gia đình là vấn đề vừa cấp thiết vừa mang tầm chiến lược lâu dài; là một bộ phận của phong trào “Toàn dân doàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cũng chính là xây dựng một xã  hội văn minh.

Đối với cá nhân và gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. Gia đình văn hóa góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, có đạo đức.. Bài 2 trang 34 Sách bài tập (SBT) GDCD 7 – Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa

Bài tập 2: Theo em, vì sao phải xây dựng gia đình văn hoá ?

Trả lời:

Vì gia đình văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng:

+ Đối với cá nhân và gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. Gia đình văn hóa góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, có đạo đức, và chính những con người đó đem lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình.+ Đối với xã hội : gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, bình yên thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc. 

+ Đối với xã hội : gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, bình yên thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, hạnh phúc. 

Tại sao nói xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ

Nai Con

Đáp án: D

Lời giải: Xây dựng gia đình văn hóa góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

Trả lời hay

3 Trả lời 10:54 31/12

  • Tại sao nói xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ

    Kẹo Ngọt

    Đáp án D

    Ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hoá:

    ​- Mỗi gia đình là mỗi cá thể của Xã hôi. Vậy nên, xây dựng được gia đình văn hóa chính là xây dựng xã hội tốt đẹp.

    - Xây dựng gia đình văn hóa, chính là đào tạo con người, sống chuẩn mực, yêu thương lẫn nhau. Đây là nhân tố hết sức cần thiết cho xã hội.

    - Một gia đình văn hóa, sẽ làm gương cho các gia đình khác, tạo hiệu ứng để mọi gia đình khác phấn đấu, noi theo để có thể thành một cộng đồng văn hóa.

    - Xây dựng gia đình văn hóa còn là giữ gìn, phát huy tốt truyền thống của gia đình, vùng miền, đất nước. Đây là một việc hết sức quan trọng trong công cuộc bảo vệ tổ quốc.

    Trả lời hay

    3 Trả lời 10:55 31/12

    • Tại sao nói xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ

      Chồn

      Đáp án D

      0 Trả lời 10:54 31/12

      • tại sao nói xây dụng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh

        tại sao nói xây dụng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh