Tại sao nội Tây Nguyên là kho vàng xanh của nước ta

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

Giải bài tập Bài 3 trang 173 SGK Địa lí 12

Tại sao trong khai thác rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và báo vệ vốn rừng vì các lí do sau:

* Vai trò quan trọng của tài nguyên rừng ở Tây Nguyên:

- Tây Nguyên là “kho vàng xanh” của cả nước: chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước. Trong rừng có nhiều gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).

- Có giá trị lớn đối với môi trường - sinh thái:

+ Tây Nguyên là vùng thượng nguồn phía Tây của các con sông chảy về vùng duyên hải Nam Trung Bộ nước ta. Việc bảo vệ rừng khu vực đầu nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước vào mùa mưa, hạn chế lũ lụt, sạt lở đất ảnh hưởng đến vùng cũng như các tỉnh duyên hải miền Trung ở phía Đông.

+ Tây Nguyên có khí hậu phân hóa mùa khô sâu sắc và kéo dài, rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm, hạn chế thiếu nước vào mùa khô.

* Tài nguyên rừng của vùng đang bị suy giảm:

+ Sản lượng gỗ khai thác hằng năm không ngừng giảm, từ 600 - 700 nghìn m3 vào cuối thập kỉ 80, nay chỉ còn khoảng 200 - 300 nghìn m3/năm.

+ Nguyên nhân: cháy rừng; nạn phá rừng gia tăng.

+ Hậu quả: làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.

=> Trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và báo vệ vốn rừng.

Hướng dẫn: SGK/170, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: D.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

A. Kon Tum, Đắk Lắk, Pleiku, Mợ Nông, Di Linh.

B. Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Di Linh, Mơ Nông.

C. Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh.

D. Kon Tum, Pleiku, Mơ Nông, Đắk Lắk, Di Linh.

Xem đáp án » 04/08/2019 13,973

Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?

Cây chè được trồng nhiều nhất ở các tỉnh nào của Tây Nguyên ?

Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là?

Thành phố nổi tiếng về trồng hoa và rau ôn đới ở Tây Nguyên là

Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Tây Nguyên là

Ý nghĩa kinh tế của việc phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên là

Vai trò chủ yếu của các công trình thủy điện ở Tây Nguyên không phải

Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng vì

Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do

Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với chế biến lâm sản là

Công nghiệp chế biến của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ

Với giải câu 3 trang 173 sgk Địa lí lớp 12 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

Câu 3 trang 173 sgk Địa Lí 12: Tại sao trong khai thác rừng Ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng?

Trả lời:

Khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và báo vệ vốn rừng vì các lí do sau:

- Vai trò quan trọng của tài nguyên rừng ở Tây Nguyên:Tây Nguyên được coi là “kho vàng xanh” của cả nước có giá trị lớn về nhiều mặt:

+ Có giá trị lớn về kinh tế: chiếm 52% sản lượng gỗ có thể khai thác được của cả nước.

+ Có giá trị lớn đối với môi trường - sinh thái:

    Tây Nguyên là vùng thượng nguồn phía Tây của các con sông chảy về vùng duyên hải Nam Trung Bộ nước ta. Việc bảo vệ rừng khu vực đầu nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước vào mùa mưa, hạn chế lũ lụt, sạt lở đất ảnh hưởng đến vùng cũng như các tỉnh duyên hải miền Trung ở phía Đông.

    Là nơi sinh sống của nhiều loại chim thú voi, bò tót, gấu,….

+ Tây Nguyên có khí hậu phân hóa mùa khô sâu sắc và kéo dài, rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm, hạn chế thiếu nước vào mùa khô.

- Hiện trạng tài nguyên rừng của vùng đang bị suy giảm:

+ Sản lượng gỗ khai thác hằng năm không ngừng giảm, từ 600 - 700 nghìn m3 vào cuối thập kỉ 80, nay chỉ còn khoảng 200 - 300 nghìn m3/năm.

+ Nguyên nhân: cháy rừng; nạn phá rừng gia tăng.

+ Hậu quả: làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.

=> Trong khai thác tài nguyên rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng.

Tại sao nội Tây Nguyên là kho vàng xanh của nước ta

Hình 37.5. Hiện trạng rừng ở Tây Nguyên.

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 12 hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 167 Địa lí 12: Đọc bản đồ Hành chính Việt Nam và bản đồ Địa lí tự nhiên…

Câu hỏi trang 168 Địa lí 12: Đọc Atlát Địa lí Việt Nam, hãy xác định các vùng đất badan…

Câu 1 trang 173 Địa lí 12: Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có thuận lợi và khó khăn…

Câu 2 trang 173 Địa lí 12: Hãy trình bày các điều kiện (tự nhiên, kinh tế - xã hội) đối với…

Câu 4 trang 173 Địa lí 12: Hãy chứng minh rằng thế mạnh về thuỷ điện của Tây Nguyên…