Tại sao nghén

Trong quá trình mang thai lần 2, hiện tượng nghén nếu có cũng nhẹ nhàng hơn lần đầu. Vậy nguyên nhân vì sao mà mang thai lần 2 thường không nghén, và liệu điều đó có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi không? Mời các bạn theo dõi bài viết sau để tìm hiểu vấn đề này nhé!

Ốm nghén thường được coi là dấu hiệu để nhận biết có thai. Tình trạng này bao gồm các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, sợ mùi thức ăn, chóng mặt, đầy hơi, đau đầu, mệt mỏi,…. Những triệu chứng này thường xuất hiện trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ và giảm dần từ tam cá nguyệt thứ 2.

Mang thai ốm nghén do sự thay đổi nội tiết


Mang thai ốm nghén do sự thay đổi nội tiết

Nguyên nhân của tình trạng ốm nghén là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Cụ thể là sự thay đổi hormon sinh dục và sự xuất hiện của hormon HCG, khiến cho cơ thể chưa thể thích nghi, gây nên các triệu chứng như trên. Sau giai đoạn 3 tháng đầu, lượng hormon trong cơ thể mẹ đã dần ổn định và cơ thể mẹ cũng dần thích nghi khiến cho triệu chứng ốm nghén thay đổi.

Mang thai lần 2 có nghén không?

 “Mang thai lần 2 có nghén hay không” thực sự là một câu hỏi khó trả lời. Bởi lẽ, tình trạng nghén ở mỗi thai phụ là khác nhau, có người nhẹ nhàng hầu như không có triệu chứng gì khác biệt. Có người có một số triệu chứng thoáng qua. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nghén nặng khiến không thể ăn uống, di chuyển, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của thai phụ.

Nếu bạn không có triệu chứng nghén, xin chúc mừng bạn vì bạn đã có một quá trình mang thai nhẹ nhàng. Còn nếu bạn gặp các triệu chứng như nôn ói, đầy hơi, chóng mặt, thậm chí nặng hơn thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Bởi theo số liệu thống kê, cứ 10 phụ nữ mang thai thì lại có tới 7 trường hợp xuất hiện các triệu chứng giống như bạn. Điều bạn cần làm là giữ một tinh thần thoải mái để chuẩn bị cho những điều kỳ diệu sắp tới.

Mang thai lần 2 không nghén có sao không?

Có nhiều trường hợp mang thai lần 1 rất dữ dội, nhưng lần 2 lại vô cùng êm ả, điều này khiến mẹ không khỏi  băn khoăn lo lắng về sự phát triển của thai nhi liệu có bình thường hoặc có những hoài nghi về giới tính thai nhi.

Mang thai lần 2 không nghén là điều bình thường


Mang thai lần 2 không nghén là điều bình thường

Tuy nhiên, mang thai lần 2 không nghén là điều hết sức bình thường và nó hoàn toàn không do giới tính thai nhi quyết định. Việc dự đoán giới tính thai nhi thông qua quá trình nghén là hoàn toàn không có căn cứ. 

Nghén hay không trong thai kỳ phụ thuộc và nhiều yếu tố. Ví dụ như: nồng độ hormone, tuổi của mẹ, thể trạng sức khỏe hay điều kiện kinh tế. Và tình trạng này cũng không dùng để đánh giá sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Mang thai lần 2 khác gì với lần đầu

Thông thường, do đã có kinh nghiệm ở lần mang thai trước mà đối với lần mang thai thứ 2, mẹ bầu thường khá chủ quan về các triệu chứng thai nghén bởi vì mẹ đã “ biết hết”. Tuy nhiên, cũng có một số khác biệt giữa lần mang thai thứ 2 so với lần đầu mà mẹ cần chú ý.

Tâm lý thoải mái hơn

Nếu như lần 1 mẹ thường xuyên lo lắng về quá trình thai nghén cũng như các triệu chứng xảy ra trong thai kỳ thì lần thứ 2 dường như mẹ đã thoải mái hơn do đã nắm được những kinh nghiệm, kiến thức cũng như những gì sẽ xảy ra. Điều này cũng giúp mẹ chủ động hơn trong quá trình thai kỳ, biết điều gì là cần thiết hay không cần thiết cho sự phát triển của bé.

Dễ phát hiện bầu hơn

Mang thai lần 2 thường dễ phát hiện hơn lần đầu do mẹ đã có “kinh nghiệm” từ tập 1. Bên cạnh đó, ở lần mang thai này, bụng mẹ cũng sẽ lộ nhanh hơn do các cơ đã bị giãn nở ra nhiều sau lần sinh con đầu tiên. 

Nếu như mang thai lần 1, đến tháng thứ 5,6 mọi người mới phát hiện bạn đang có em bé, thì lần thứ 2 này, chỉ cần đến tháng thứ 3, đảm bảo mọi người sẽ nghi ngờ hay phát hiện ra điều này.

Dễ phát hiện thai máy hơn

Thông thường ở lần mang thai lần đầu tiên, phải đến tháng thứ 4 hoặc thứ 5, mẹ mới phát hiện thai máy. Nhưng ở lần mang thai thứ 2, mẹ sẽ cảm nhận được những chuyển động của thai nhi sớm hơn, thậm chí có những mẹ có thể phát hiện thai máy ở tháng thứ 3 của thai kỳ. 

Mang thai lần 2 dễ phát hiện thai máy


Mang thai lần 2 dễ phát hiện thai máy

Điều này hoàn toàn không phải do bé thứ 2 phát triển nhanh hơn bé đầu mà do cơ thể mẹ nhạy cảm hơn nên dễ dàng nhận ra những cử động của bé yêu trong bụng mình. 

Bụng tụt thấp hơn

Do các cơ vùng bụng đã bị kéo dãn hơn sau lần mang thai đầu tiên nên ở lần mang thai thứ 2, các mẹ sẽ thấy bụng mình bị tụt hơn so với lần đầu. Mẹ có thể dễ gặp tình trạng bí tiểu hay tăng áp lực khung chậu ở lần mang thai này.

Mệt mỏi hơn

Mệt mỏi là tình trạng dễ thấy ở những mẹ mang thai lần 2. Bởi lẽ, ở lần mang thai này, mẹ vừa phải đối mặt với những thay đổi trong cơ thể, lại vừa phải dành thời gian để chăm sóc bé đầu của mình.

Ở lần mang thai này, mẹ cũng sớm gặp các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, phù nề hơn lần đầu do những ảnh hưởng của cơ thể sau lần mang thai đầu tiên chưa thể phục hồi.

Chuyển dạ nhanh hơn

Quá trình mang thai và sinh con lần 1 làm khung chậu nở ra, cổ tử cung giãn rộng giúp cho việc sinh con lần 2 dường như dễ dàng hơn đối với những mẹ sinh thường, thời gian chuyển dạ được rút ngắn, mẹ cũng đỡ mất sức trong lúc sinh hơn lần đầu tiên.

Ngoài triệu chứng ốm nghén thì cũng có rất nhiều điều thay đổi giữa 2 lần sinh nở. Mang thai lần 2 không nghén điều này cũng bình thường. Hi vọng mẹ luôn chuẩn bị cho mình đủ kiến thức và kĩ năng trong quá trình thai nghén để đảm bảo cho sự phát triển trọn vẹn nhất của bé yêu của mình!

Nghén khi mang thai là một trong những biểu hiện thông thường mà hầu hết bà bầu nào cũng sẽ gặp phải. Vì là hiện tượng phổ biến vì vậy mang thai 6 tuần không nghén khiến nhiều bà bầu hoang mang và lo lắng. Tình trạng ốm nghén rốt cuộc là như thế nào và có nguy hiểm gì không?

Những dấu hiệu đầu tiên bật mí sự hiện diện của em bé trong bụng mẹ chính là cảm giác buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, nhạy cảm với mùi đồ ăn gọi là ốm nghén. Chưa kịp cảm nhận được cảm giác làm mẹ, nhà vệ sinh đã trở thành chốn thân thiết của bà bầu trong thời gian ốm nghén cùng những cảm giác có 1-0-2. Thường xuyên ợ nóng, buồn nôn, không cảm nhận được mùi đồ ăn, mất khẩu vị, ăn uống không ngon miệng là những gì mẹ sẽ phải trải qua khi bị ốm nghén. Nhiều mẹ bầu còn bị ốm nghén với mức độ nặng hơn như suy nhược cơ thể, ngất xỉu, sụt cân nghiêm trọng, mất nước. Thậm chí ốm nghén nặng có thể chuyển thành nhiễm độc thai nghén. 

Tình trạng ốm nghén thường bắt đầu vào tuần thai thứ 6. Với những mẹ mang thai lần đầu thì những triệu chứng của ốm nghén có thể bắt đầu từ tuần thứ 4 khi hợp tử vừa mới hình thành. Tình trạng ốm nghén sẽ biến mất sau 3 tháng đầu, tức sau 14 tuần mang thai.

Tình trạng ốm nghén thường bắt đầu vào tuần thứ 6
Tình trạng ốm nghén thường bắt đầu vào tuần thứ 6

Mang thai 6 tuần không nghén có sao không?

Ốm nghén là hiện tượng rất phổ biến khi mang thai, vì vậy nhiều mẹ bầu sợ rằng thai nhi ‘’bốc hơi’’ trong bụng do mang thai 6 tuần không ốm nghén, không có biểu hiện buồn nôn hay mệt mỏi. Theo các chuyên gia sản khoa, ốm nghén có nhiều cách biểu hiện khác nhau tùy vào từng cơ địa, thể trạng của mỗi mẹ bầu. 6 tuần mang thai nhưng không có cảm giác buồn nôn, cơ thể mẹ chỉ thấy mệt mỏi. Cũng có mẹ bầu chán ăn nhưng không bị nhạy cảm với mùi đồ ăn. Do đó kết luận rằng mang thai 6 tuần không nghén không ảnh hưởng gì đến quá trình mang thai của mẹ. Mang thai 6 tuần không nghén không phải là tiêu chí đánh giá sức khoẻ và sự phát triển của thai kỳ.

Thực chất ốm nghén là hiện tượng sinh lý chịu tác động của hormone thai kỳ. Nếu mẹ chưa có bất kỳ dấu hiệu nào của ốm nghén thì có thể là do hormone sản xuất chưa đủ để tạo ra các xúc tác. Vì vậy mẹ đừng quá căng thẳng, nhìn nhận trên góc độ khách quan mẹ nên thấy vui vẻ vì chưa phải chịu đựng những cảm giác khó chịu ốm nghén mang lại. 

MỘT VÀI LƯU Ý, TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM KHI MANG THAI 6 TUẦN KHÔNG NGHÉN:
Nếu mẹ không có những biểu hiện ốm nghén thì không có gì đáng lo ngại. Chỉ khi mẹ mang thai 6 tuần kèm theo ra máu âm đạo, đau bụng râm ran thì mẹ cần cẩn thận rất có thể rơi vào trường hợp:

  • Buồng trứng đa nang: Trên 100 thai phụ thì có khoảng từ 2-5 người bị hội chứng buồng trứng đa nang. Buồng trứng đa nang thường không có bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo mẹ chỉ có thể biết qua siêu âm định kỳ. Nếu chẳng may bị mắc hội chứng này thì mẹ cần hết sức đề phòng biến chứng làm động thai, sảy thai.

    Mang thai 6 tuần không nghén có sao không?
    Mang thai 6 tuần không nghén có sao không?

  • Sảy thai: Nếu mẹ đang mang thai những tuần đầu tiên sau đó đột ngột mất đi các dấu hiệu thai kỳ thì mẹ nên đề phòng có nguy cơ sảy thai. Các dấu hiệu kèm theo như đau bụng dữ dội, chảy máu trong âm đạo đặc trưng cho tình trạng sảy thai. Tuy nhiên có nhiều trường hợp đặc biệt bà bầu bị sảy thai, thai lưu nhiều ngày nhưng không kèm theo dấu hiệu bất thường nào mẹ cần hết sức lưu ý.

​Bầu không nghén sinh con trai hay gái?

Từ xa xưa, trong dân gian đã truyền dạy cách đoán giới tính em bé thông qua các dấu hiệu ốm nghén của mẹ. Ngay từ những tháng đầu tiên bạn đã có thể đoán được giới tính của em bé trong bụng nhờ những ‘’chỉ dạy’’ của ông bà ta. Mặc dù chưa có cơ sở khoa học chứng minh những kinh nghiệm dân gian là đúng, tuy nhiên cũng là một mẹo hay giúp bố mẹ thỏa mãn được tò mò khi bắt đầu nghe tin con đến với thế giới này.

Nếu nghén chua bụng nhọn dân gian đồn mẹ sinh con trai thì bụng tròn nghén ngọt thai nhi trong bụng mẹ là con gái đấy. Ngoài ra còn rất nhiều kiểu nghén khác như nghén ngủ, nghén nặng, nghén nhẹ cũng bật mí một phần giới tính của em bé. 

Bầu không nghén sinh con trai hay gái?
Bầu không nghén sinh con trai hay gái?

Tuy nhiên mẹ không nghén thì sinh con trai hay con gái? Các mẹ rất tò mò phải không? Như đã nói ở trên, tất cả những kinh nghiệm dân gian đoán giới tính em bé trong bụng mẹ thông qua dấu hiệu ốm nghén chỉ mang tính chất tham khảo, không có cơ sở khoa học chứng minh là đúng. Vì vậy mẹ không thể đoán được chính xác mẹ đang mang thai em bé trong bụng là trai hay gái cho đến khi được siêu âm. Vì vậy bầu không nghén càng khó để đoán được giới tính của con. Từ sau tuần 16 mẹ có thể đi siêu âm để biết được tình trạng sức khỏe cũng như giới tính của con nhé. 

Mẹ mang thai 6 tháng không nghén không phải là một chuyện xấu. Hãy lắng nghe cơ thể, theo dõi các dấu hiệu bất thường và đảm bảo khám thai định kỳ để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé.