Tại sao lo lắng lại đau bụng

Tại sao lo lắng lại đau bụng
Lo lắng, trầm cảm hay lo lắng đều gây đau dạ dày

TS.BS. Anthony Komaroff - Trường Y Harvard (Mỹ), trả lời:

Sự tức giận, lo lắng, buồn bã, hưng phấn và những cảm xúc khác đều có thể gây ra các triệu chứng trong đường tiêu hóa của chúng ta. 

Bộ não có tác động trực tiếp lên dạ dày. Ngay cả nghĩ về thức ăn cũng có thể tiết dịch vị dạ dày trước khi bạn thực sự ăn loại thức ăn đó. Kết nối này được thực hiện theo 2 cách: Dạ dày có vấn đề có thể gửi tín hiệu đến não, giống như bộ não có vấn đề có thể gửi tín hiệu đến dạ dày. 

Do đó, những cơn đau dạ dày của bạn có thể do nguyên nhân là lo lắng, căng thẳng hoặc trầm cảm. 

Bộ não và đường tiêu hóa có liên quan mật thiết với nhau. Hệ tiêu hóa được kiểm soát bởi hệ thần kinh ruột (ENS) - đây là một hệ thống phức tạp gồm khoảng 100 triệu dây thần kinh bắt đầu từ não và kết thúc trong ruột. Nó kiểm soát mọi vấn đề của tiêu hóa, vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi bộ não bị ảnh hưởng, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng theo.

Những dây thần kinh không chỉ gửi tin nhắn từ bộ não đến dạ dày, ruột, mà dạ dày, ruột cũng gửi tin nhắn đến bộ não. Có một "cuộc đối thoại" giữa đường tiêu hóa và bộ não trong suốt hành trình của thực phẩm khi đi qua đường tiêu hóa có chiều dài 9,14m. 

Cách truyền tín hiệu 2 chiều này giải thích tại sao bạn ngừng ăn khi bạn cảm thấy đã no. Đó là bởi vì các tế bào thần kinh trong dạ dày của bạn thông báo cho bộ não biết rằng dạ dày đã hết chỗ. Nó cũng giải thích tại sao khi lo lắng về kỳ thi trong buổi sáng đã "giết chết" sự thèm ăn của bạn.

Sự căng thẳng ức chế tiết dịch vị dạ dày, làm giảm lưu lượng máu đến ruột, nhiều máu hơn chuyển từ dạ dày vào cơ của bạn. 

Cảm xúc gây ra các phản ứng hóa học và thể chất trong cơ thể, có thể gây ra đau đớn và khó chịu. Ví dụ, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chuyển động và sự co thắt trong đường tiêu hóa. Ruột là một ống có chứa các cơ tròn để di chuyển thực phẩm xuống hệ thống tiêu hóa. Thông thường, tất cả các cơ đều hoạt động phối hợp, giống như những người chèo thuyền khi đi thuyền vậy. Khi căng thẳng, các cơ không phối hợp và bắt đầu hỗn loạn, các cơn đau sẽ xảy ra. 

Stress cũng làm cho mọi bộ phận trong cơ thể dễ bị viêm và nhiễm trùng hơn. Viêm và nhiễm trùng ở ruột cũng gây đau bụng, đầy hơi, chảy máu, buồn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng khác. 

Nếu căng thẳng khiến bạn bị mắc các vấn đề về đường tiêu hóa, các liệu pháp như liệu pháp nhận thức - hành vi, thư giãn, thôi miên có thể giúp ích. Những phương pháp điều trị này có thể giúp làm giảm lo lắng, khuyến khích các hành vi lành mạnh để giúp bạn giảm đau và khó chịu.

Tại sao lo lắng lại đau bụng

An An H+ (Theo askdoctork)

Hà NộiPhương 15 tuổi, đau bụng suốt hai năm, nhiều lần vào viện kiểm tra không phát hiện bất thường, bác sĩ chẩn đoán bị stress quá mức do áp lực học tập.

Người nhà cho biết thường trước các kỳ thi, em xuất hiện những cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị. Thông thường, khi thi xong, em không còn đau hoặc chỉ đau âm ỉ. Đặc biệt, trước kỳ thi cuối cấp, tần suất học tăng, Phương đau dữ dội. Gia đình đưa đến Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai khám.

Tiến sĩ, bác sĩ Dương Minh Tâm, Trưởng phòng Phòng Điều trị Rối loạn liên quan đến stress, cho biết em bị stress quá mức, không kiểm soát được dẫn đến đau bụng, buồn nôn. Bác sĩ chẩn đoán đây là "bệnh cơ thể tâm sinh" - bệnh sinh ra bởi nguyên nhân tâm lý. Khi uống thuốc, các triệu chứng giảm nhưng căng thẳng thì những cơn đau bụng lại xuất hiện. Để khắc phục, bệnh nhân cần điều trị tâm lý, theo dõi và dùng thuốc trong thời gian dài.

Stress, căng thẳng là yếu tố gây đau dạ dày, tăng tiết dịch vị, đau đầu, buồn nôn..., nhiều em bị ngất. Nam 15 tuổi, ở Hà Nội, cũng bị đau đầu, đi khám thần kinh, chụp MRI sọ não không thấy tổn thương và không phát hiện bệnh. Khi đến Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ ghi nhận em có triệu chứng của stress, trầm cảm.

Nam kể khi học cấp hai luôn cố gắng để thi vào trường chuyên nhưng không đạt nguyện vọng và phải học trường ở khác. Vào lớp 10, em vẫn cố gắng thích nghi, tuy nhiên mẹ em thỉnh thoảng mắng về việc không thi đỗ, nhắc lại công lao đưa đi học thêm, khiến em suy nghĩ nhiều. Nhiều lần, Nam muốn xin mẹ đi học thêm nhưng sợ bị nhắc lại thành tích không tốt. Tình trạng này kéo dài khiến em mệt mỏi, đau đầu, đau bụng cùng các triệu chứng của trầm cảm.

Trả lời VnExpress, tiến sĩ Trần Thị Hà An, Phó Viện trưởng Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết những biểu hiện về tâm lý và biểu hiện về cơ thể xảy ra khi cơ thể phản ứng khi có stress, song mỗi người có biểu hiện và mức độ khác nhau. "Có người đau đầu, đau bụng nhưng có người có tâm lý u uất, buồn bã, chán nản", bác sĩ nói. Trong đó, nhóm có triệu chứng bệnh lý thường đến viện muộn hơn do dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý nội khoa thay vì đến khám sức khỏe tâm thần.

Theo bác sĩ, stress thường gặp ở người yếu ớt, lãng mạn, sống khép kín. Người thiếu ý chí, thiếu nghị lực, nhút nhát, tự ti, mặc cảm, dễ xung đột... cũng dễ căng thẳng, áp lực.

Hai dạng stress phổ biến là stress cấp tính và stress mạn tính. Trong đó, stress cấp tính là dạng ngắn hạn và gây ra bởi các nhu cầu, sự kiện hoặc áp lực trong quá khứ và tương lai gần. Ví dụ như lo lắng về tiền bạc, mất việc, gây tai nạn, thi cử, người thân trong gia đình qua đời, bị thương nặng...

Còn stress mạn tính là dạng lâu dài, lặp đi lặp lại với các tác nhân gây stress trong một thời gian dài và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn nếu nó không được xử lý thích hợp. Stress mạn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, dẫn đến một số bệnh về tinh thần và thể chất như trầm cảm và các bệnh tim mạch.

"Tuy nhiên, stress cũng là phép thử mà mỗi lần vượt qua giúp hoàn thiện và trưởng thành hơn", bác sĩ Tâm nói.

Bác sĩ khuyến cáo cha mẹ luôn là người gần gũi với con, nên chú ý quan sát những thay đổi từ cảm xúc, sức khỏe thể chất ăn, ngủ, sinh hoạt hàng ngày nếu có khác thường so với trước đó. Không tự ý cho trẻ dùng thuốc để bớt buồn ngủ, không ép buộc hay so sánh trẻ. Thường xuyên động viên và cho trẻ có thời gian nghỉ ngơi. Không nên áp đặt tiêu chí quá cao hay có thái độ buông bỏ trước nỗ lực của trẻ. Thay đổi chế độ ăn, loại bỏ món ăn gây kích thích dạ dày như các loại thịt nguội chế biến sẵn, món chua cay, cà phê...

Trẻ có biểu hiện bất thường, chống đối, cãi vã, nên đưa đi khám tâm lý sớm để được can thiệp kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

*Tên nhân vật được thay đổi

Thùy An

Chuyện khó tin, nhưng ở rất nhiều người, mỗi khi lo lắng, căng thẳng, stress là lại bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là đau bụng, trướng bụng. Tưởng như không có gì liên quan, nhưng đây lại là một bệnh rất khó chữa và tỉ lệ mắc càng ngày càng gia tăng, nhất là ở người trẻ, làm việc nhiều với máy tính…

“Bắt bệnh”

Hiện tượng nói trên là đặc trưng điển hình của Hội chứng ruột kích thích (tên quốc tế gọi tắt là IBS), chúng ta thường quen với tên là bệnh đại tràng co thắt (vì đây là triệu chứng điển hình và dễ thấy nhất của bệnh).

Tại sao lo lắng lại đau bụng

Đau bụng, trướng bụng là triệu chứng của bệnh đại tràng co thắt

Những triệu chứng thường thấy của bệnh là: đau quặn hoặc đau âm ỉ quanh bụng; thậm chí bạn cảm thấy đầy bụng, trướng hơi, sôi bụng rất nhiều; đi ngoài nhiều lần: có thể đi táo, lỏng, nát hoặc đầu rắn, đuôi nát. Những triệu chứng trên, người bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm đại tràng nhưng khác với viêm đại tràng, người bị đại tràng co thắt khi đi khám sẽ thấy các kết quả nội soi, siêu âm… đều cho kết quả “bình thường”. Đặc biệt, mỗi khi lo lắng, căng thẳng, stress, mất ngủ bệnh thường tái phát hoặc có xu hướng tăng nặng. Sở dĩ như vậy vì có một mối liên quan đặc biệt giữa tâm lý và triệu chứng của bệnh…

Stress ảnh hưởng tới đường tiêu hóa như thế nào?

Co bóp để đẩy chất thải ra ngoài là hoạt động bình thường của ruột. Nhưng khi hệ tiêu hoá gặp vấn đề, ruột co bóp ít khiến thức ăn bị lưu giữ trong đường ruột lâu và bị hấp thu hết nước khiến phân quá khô sẽ gây ra táo bón, ngược lại khi ruột co bóp quá nhiều khiến phân bị đẩy ra ngoài quá sớm khi chưa được hấp thu bớt nước và muối khoáng sẽ gây ra tiêu chảy. Nhu động ruột càng tăng càng dễ gây ra tiêu chảy và ngược lại, càng ì trệ càng gây ra táo bón.

Năm 1949, bác sĩ Almy T.P. đã thực hiện một thử nghiệm về sự tác động của stress tới nhu động ruột. Ông tiến hành nội soi đại tràng cho bệnh nhân và đo xung động trên ruột. Khoảng phút thứ 10, ông nói:

– Tôi phát hiện thấy một cục lớn trong đường ruột đây, có lẽ là ung thư.

Ngay sau khi đó, ghi nhận được sự gia tăng của nhu động ruột theo từng đợt (hình minh họa). Sau đó khoảng 15 phút, ông nói với bệnh nhân:

– Ôi, tôi nhầm đấy, ruột của anh hoàn toàn bình thường không có vấn đề gì đâu.

Lập tức ghi nhận sự ổn định nhanh chóng trên đường ruột, nhu động trở về bình thường sau vài phút.

Tại sao lo lắng lại đau bụng

Hình: Đáp ứng vận động ruột với stress – Almy T.P. et al Gastroenterology 1949;12:437-49

Tất nhiên thí nghiệm như thế này hiện giờ không còn được phép thực hiện vì lý do Y đức, nhưng ít nhất đã cho chúng ta thấy ảnh hưởng của stress tới đường ruột như thế nào…

Ai hay mắc bệnh này?

Theo thống kê của BS Nguyễn Nghệ Tĩnh năm 2014 trong luận văn tốt nghiệp BS nội trú của mình, tỉ lệ mắc đại tràng co thắt cao nhất ở người Việt Nam là ở độ tuổi 30-39 và 50-59. Trong đó Nữ mắc nhiều gấp 2 lần Nam (hình bên).

Dễ thấy đây là những lứa tuổi phải lo toan, vất vả nhiều (30-39), lo lắng căng thẳng ở giai đoạn về già (50-59). Hơn nữa, có thể do phụ nữ phải lo lắng nhiều “việc không tên” hơn nam giới, nào là việc cơ quan, việc nhà, chăm con cái, lo gia đình nội ngoại, lại lo lắng về sắc đẹp, sợ già đi, sợ chồng không chung thủy … nên tỉ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn hẳn. Có lẽ chị em cần phải xem lại xem có nên lo lắng, căng thẳng nhiều quá như vậy hay không??

Tại sao lo lắng lại đau bụng

Hình: Tỉ lệ mắc IBS ở Việt Nam – Nguyễn Nghệ Tĩnh. Nghiên cứu ứng dụng thang điểm Bristol ở bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú – Hà nội 2014.

Không chỉ có thế, sinh viên đại học cũng chiếm 14% số người mắc đại tràng co thắt (theo Journal Pediatr, 1996). Có thể do những áp lực thi cử, học hành cũng dễ khiến cho bệnh này không “buông tha” đối tượng trẻ tuổi này chăng?

Bớt phiền não lo âu, bớt co thắt đại tràng!

Lời khuyên đầu tiên của bác sĩ với bệnh nhân mắc đại tràng co thắt, đó là hãy bớt lo nghĩ đi, sống vui vẻ hơn, lạc quan hơn. Giảm stress là yếu tố quan trọng trong việc giảm các triệu chứng của bệnh. Và cũng vì đại tràng co thắt không phải là bệnh viêm đại tràng nên bạn đừng hi vọng những sản phẩm dành cho bệnh đại tràng hiện nay sẽ hiệu quả với bạn, vì ngoài việc ổn định đường ruột thì còn phải tác động lên yếu tố thần kinh. Do đó, để hỗ trợ, người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm dành riêng cho đại tràng co thắt và hội chứng ruột kích thích.

Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm chiết xuất thảo dược đầu tiên ở Việt Nam dành riêng cho hội chứng ruột kích thích và đại tràng co thắt. Không chỉ giúp ổn định hệ tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng đi ngoài, đau bụng, phân không thành khuôn, Tràng Phục Linh PLUS còn giúp giảm các cảm giác căng thẳng, lo lắng, stress gây co thắt đại tràng. Sử dụng ngay từ đầu khi bệnh còn chưa nặng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lâu dài, giảm chi phí và thời gian chữa trị. Hiệu quả cũng sẽ nhanh hơn, có thể chỉ trong một vài ngày đầu tiên sử dụng đã có thể giảm bớt số lần đi ngoài, giúp phân thành khuôn và bụng dạ “dễ chịu” hơn.

Tại sao lo lắng lại đau bụng

Tràng Phục Linh PLUS nhãn đỏ

Lần này, nếu tái phát tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do căng thẳng, bạn hãy cố gắng hít thở sâu, bình tĩnh lại, đừng lo lắng nữa, và thay vì uống thuốc cầm triệu chứng thông thường, hãy thử 1-2 hộp Tràng Phục Linh PLUS xem sao…

Để tìm nơi mua sản phẩm chữa Hội chứng ruột kích thích, bạn có thể xem TẠI ĐÂY

Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Ngọc Minh.


Page 2

Chuyện khó tin, nhưng ở rất nhiều người, mỗi khi lo lắng, căng thẳng, stress là lại bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là đau bụng, trướng bụng. Tưởng như không có gì liên quan, nhưng đây lại là một bệnh rất khó chữa và tỉ lệ mắc càng ngày càng gia tăng, nhất là ở người trẻ, làm việc nhiều với máy tính…

“Bắt bệnh”

Hiện tượng nói trên là đặc trưng điển hình của Hội chứng ruột kích thích (tên quốc tế gọi tắt là IBS), chúng ta thường quen với tên là bệnh đại tràng co thắt (vì đây là triệu chứng điển hình và dễ thấy nhất của bệnh).

Tại sao lo lắng lại đau bụng

Đau bụng, trướng bụng là triệu chứng của bệnh đại tràng co thắt

Những triệu chứng thường thấy của bệnh là: đau quặn hoặc đau âm ỉ quanh bụng; thậm chí bạn cảm thấy đầy bụng, trướng hơi, sôi bụng rất nhiều; đi ngoài nhiều lần: có thể đi táo, lỏng, nát hoặc đầu rắn, đuôi nát. Những triệu chứng trên, người bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm đại tràng nhưng khác với viêm đại tràng, người bị đại tràng co thắt khi đi khám sẽ thấy các kết quả nội soi, siêu âm… đều cho kết quả “bình thường”. Đặc biệt, mỗi khi lo lắng, căng thẳng, stress, mất ngủ bệnh thường tái phát hoặc có xu hướng tăng nặng. Sở dĩ như vậy vì có một mối liên quan đặc biệt giữa tâm lý và triệu chứng của bệnh…

Stress ảnh hưởng tới đường tiêu hóa như thế nào?

Co bóp để đẩy chất thải ra ngoài là hoạt động bình thường của ruột. Nhưng khi hệ tiêu hoá gặp vấn đề, ruột co bóp ít khiến thức ăn bị lưu giữ trong đường ruột lâu và bị hấp thu hết nước khiến phân quá khô sẽ gây ra táo bón, ngược lại khi ruột co bóp quá nhiều khiến phân bị đẩy ra ngoài quá sớm khi chưa được hấp thu bớt nước và muối khoáng sẽ gây ra tiêu chảy. Nhu động ruột càng tăng càng dễ gây ra tiêu chảy và ngược lại, càng ì trệ càng gây ra táo bón.

Năm 1949, bác sĩ Almy T.P. đã thực hiện một thử nghiệm về sự tác động của stress tới nhu động ruột. Ông tiến hành nội soi đại tràng cho bệnh nhân và đo xung động trên ruột. Khoảng phút thứ 10, ông nói:

– Tôi phát hiện thấy một cục lớn trong đường ruột đây, có lẽ là ung thư.

Ngay sau khi đó, ghi nhận được sự gia tăng của nhu động ruột theo từng đợt (hình minh họa). Sau đó khoảng 15 phút, ông nói với bệnh nhân:

– Ôi, tôi nhầm đấy, ruột của anh hoàn toàn bình thường không có vấn đề gì đâu.

Lập tức ghi nhận sự ổn định nhanh chóng trên đường ruột, nhu động trở về bình thường sau vài phút.

Tại sao lo lắng lại đau bụng

Hình: Đáp ứng vận động ruột với stress – Almy T.P. et al Gastroenterology 1949;12:437-49

Tất nhiên thí nghiệm như thế này hiện giờ không còn được phép thực hiện vì lý do Y đức, nhưng ít nhất đã cho chúng ta thấy ảnh hưởng của stress tới đường ruột như thế nào…

Ai hay mắc bệnh này?

Theo thống kê của BS Nguyễn Nghệ Tĩnh năm 2014 trong luận văn tốt nghiệp BS nội trú của mình, tỉ lệ mắc đại tràng co thắt cao nhất ở người Việt Nam là ở độ tuổi 30-39 và 50-59. Trong đó Nữ mắc nhiều gấp 2 lần Nam (hình bên).

Dễ thấy đây là những lứa tuổi phải lo toan, vất vả nhiều (30-39), lo lắng căng thẳng ở giai đoạn về già (50-59). Hơn nữa, có thể do phụ nữ phải lo lắng nhiều “việc không tên” hơn nam giới, nào là việc cơ quan, việc nhà, chăm con cái, lo gia đình nội ngoại, lại lo lắng về sắc đẹp, sợ già đi, sợ chồng không chung thủy … nên tỉ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn hẳn. Có lẽ chị em cần phải xem lại xem có nên lo lắng, căng thẳng nhiều quá như vậy hay không??

Tại sao lo lắng lại đau bụng

Hình: Tỉ lệ mắc IBS ở Việt Nam – Nguyễn Nghệ Tĩnh. Nghiên cứu ứng dụng thang điểm Bristol ở bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú – Hà nội 2014.

Không chỉ có thế, sinh viên đại học cũng chiếm 14% số người mắc đại tràng co thắt (theo Journal Pediatr, 1996). Có thể do những áp lực thi cử, học hành cũng dễ khiến cho bệnh này không “buông tha” đối tượng trẻ tuổi này chăng?

Bớt phiền não lo âu, bớt co thắt đại tràng!

Lời khuyên đầu tiên của bác sĩ với bệnh nhân mắc đại tràng co thắt, đó là hãy bớt lo nghĩ đi, sống vui vẻ hơn, lạc quan hơn. Giảm stress là yếu tố quan trọng trong việc giảm các triệu chứng của bệnh. Và cũng vì đại tràng co thắt không phải là bệnh viêm đại tràng nên bạn đừng hi vọng những sản phẩm dành cho bệnh đại tràng hiện nay sẽ hiệu quả với bạn, vì ngoài việc ổn định đường ruột thì còn phải tác động lên yếu tố thần kinh. Do đó, để hỗ trợ, người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm dành riêng cho đại tràng co thắt và hội chứng ruột kích thích.

Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm chiết xuất thảo dược đầu tiên ở Việt Nam dành riêng cho hội chứng ruột kích thích và đại tràng co thắt. Không chỉ giúp ổn định hệ tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng đi ngoài, đau bụng, phân không thành khuôn, Tràng Phục Linh PLUS còn giúp giảm các cảm giác căng thẳng, lo lắng, stress gây co thắt đại tràng. Sử dụng ngay từ đầu khi bệnh còn chưa nặng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lâu dài, giảm chi phí và thời gian chữa trị. Hiệu quả cũng sẽ nhanh hơn, có thể chỉ trong một vài ngày đầu tiên sử dụng đã có thể giảm bớt số lần đi ngoài, giúp phân thành khuôn và bụng dạ “dễ chịu” hơn.

Tại sao lo lắng lại đau bụng

Tràng Phục Linh PLUS nhãn đỏ

Lần này, nếu tái phát tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do căng thẳng, bạn hãy cố gắng hít thở sâu, bình tĩnh lại, đừng lo lắng nữa, và thay vì uống thuốc cầm triệu chứng thông thường, hãy thử 1-2 hộp Tràng Phục Linh PLUS xem sao…

Để tìm nơi mua sản phẩm chữa Hội chứng ruột kích thích, bạn có thể xem TẠI ĐÂY

Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Ngọc Minh.