Tại sao lan hồ điệp bị thối lá

Hiện nay hoa lan Hồ Điệp đang được nhiều người lựa chọn làm cây cảnh trong nhà. Loài hoa này đem tới cho không gian góc vườn vẻ đẹp tự nhiên, tinh tế và thu hút. Thế nhưng để chúng sinh trưởng khỏe mạnh, đặc biệt tránh bị thối ngọn thì không phải điều dễ dàng. Nếu như không may chậu lan Hồ Điệp bị thối ngọn thì bạn sẽ xử lý ra sao?

Tại sao lan hồ điệp bị thối lá
Lan Hồ Điệp khi bị thối ngọn

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết lan Hồ Điệp bị thối ngọn

Thối ngọn là một trong những căn bệnh hay gặp nhất đối với lan Hồ Điệp. Khi lá cây lan bị thối, dấu hiệu đầu tiên nhận biết là màu lá chuyển dần thành màu vàng. Sau đó sẽ xuất hiện thêm một vài vết màu đậm hoặc nhạt hơn màu xanh của lá cây. Giai đoạn cuối là khi lá cây bị ủng nước, có màu nâu đen.

Tại sao lan hồ điệp bị thối lá
Dấu hiệu nhận biết lan Hồ Điệp bị thối ngọn

Lá cây có màu đậm hơn vì bên trong nó có xuất hiện một loại nấm có tên Phytopthora Palmivora. Nguyên nhân là do cây phát triển trong môi trường quá ẩm ướt. Trường hợp màu của lá nhạt là vì bạn đặt cây tại vị trí thiếu ánh sáng dẫn tới các chất diệp lục bên trong bị tẩy dần đi. Cả hai màu sắc này đều dễ khiến loại cây này bị thối ngọn.

Lan hồ điệp bị thối ngọn có nguy hiểm không?

Bệnh thối ngọn ở lan Hồ Điệp không chỉ là căn bệnh phổ biến mà loại cây này hay mắc phải. Thêm vào đó, thối ngọn được đánh giá rất nguy hiểm đối với sự sinh trưởng của cây.

Thối ngọn do nấm gây ra có thể hủy hoại trong vòng 4 – 5 ngày. Giống như thối lá, thối ngọn sẽ nhanh chóng lây lan sang các bộ phận khác của cây. Dần dần cây lan sẽ thiếu sức sống và lụi tàn.

Nếu như bạn khắc phục kịp thời thì cây sẽ sống sót trở lại. Tuy nhiên chúng sẽ ra hoa chậm hơn các cây khỏe mạnh. Thêm vào đó, tuổi thọ của cây cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Cách khắc phục lan Hồ Điệp bị thối ngọn

Khi bạn phát hiện những dấu hiệu ban đầu về bệnh thối ngọn ở cây lan Hồ Điệp thì phải có những biện pháp khắc phục kịp thời.

Bước đầu tiên, bạn hãy cắt bỏ toàn bộ phần lá có biểu hiện khác thường đi ít nhất 3cm. Việc làm này sẽ ngăn chặn sự lây lan của bệnh sang các bộ phận khác. Phần lá bỏ đi này phải vứt xa nơi trồng lan, vì khi lá bệnh phân hủy trong đất sẽ khiến cây dễ bị bệnh trở lại.

Tại sao lan hồ điệp bị thối lá
Cách khắc phục lan Hồ Điệp bị thối ngọn

Tiếp đó hãy sử dụng thuốc diệt nấm Truban 30 WP cho thực vật phun vào cây lan để tránh nấm nhiễm lây lan. Liều lượng sử dụng của loại thuốc này là ½ thìa cà phê pha loãng với nước mỗi lần phun. Với cách này, bạn có thể áp dụng trong một thời gian dài từ 4 – 5 tuần để xử lý triệt để mầm bệnh.

Hướng dẫn chăm sóc lan Hồ Điệp đúng cách để ngăn ngừa bệnh thối ngọn

Chăm sóc lan Hồ Điệp đúng cách sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, chống bệnh tật và mau chóng ra hoa. Vì thế bạn nên tham khảo những thông tin sau để biết cách chăm loại cây này.

Về điều kiện tự nhiên

Lan Hồ Điệp là loài hoa ưa nắng ở mức độ vừa phải. Do đó khi mua loại cây về làm cảnh, những vị trí có ánh nắng mặt trời chiếu gián tiếp như gần cửa sổ, hiên nhà sẽ là nơi lý tưởng để bạn đặt chúng. Tuyệt đối tránh đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp và trong thời gian vì sẽ gây mất chất diệp lục, cây nhanh ngả màu vàng và dễ thối ngọn.

Tại sao lan hồ điệp bị thối lá
Lan Hồ Điệp được trồng tại nơi có ánh nắng Mặt Trời vừa phải

Nhiệt độ thích hợp cho loài cây này phát triển tốt từ 21 – 32 độ C. Độ ẩm cần thiết nên giữ cho chúng là 50 – 80%. Độ ẩm quá cao cây sẽ dễ nhiễm nấm gây hại. Ngược lại nếu không khí quá khô cũng làm lan bị “ngột ngạt”.

Về chế độ nước tưới và phân bón

Tưới nước đúng mức cho lan Hồ Điệp là việc làm quan trọng. Lượng nước ít hay nhiều đều liên quan tới bệnh thối ngọn ở loại cây này.

Tùy theo điều kiện thời tiết mà cây cần lượng nước tưới khác nhau. Mùa hè chúng sẽ cần nước mỗi ngày. Mùa đông thì cách 1 – 2 ngày bạn có thể tưới một lần để tránh cây bị ngập nước.

Ngoài ra, phân bón cũng được coi là một nguồn dinh dưỡng cần thiết của loại cây này. Đặc biệt những cây đang ra hoa thì sẽ cần hàm lượng photpho cao hơn.

>>>> Xem thêm: Mua hoa lan hồ điệp ở đâu rẻ nhất hiện nay?

Chú ý tới sâu bệnh

Lan Hồ Điệp rất dễ bị sâu đục, nhện, rệp và ốc sên phá hoại. Khi bạn thấy những sinh vật này bám trên lá cây thì cần loại bỏ chúng ngay lập tức. Trường hợp lan bị quá nhiều sâu bệnh có thể dùng lượng nhỏ thuốc trừ sâu để tiêu diệt chúng.

Tại sao lan hồ điệp bị thối lá
Chú ý tới sâu bệnh ở lan Hồ Điệp

Đặc biệt, khi cây bắt đầu ra hoa, để hoa lâu tàn thì nhất định phải diệt sạch sâu bệnh. Bạn nên tránh để cây ở những vị trí ẩm thấp, dưới gốc cây khác mà nên đặt tại vị trí thông thoáng.

Như vậy khi lan Hồ Điệp bị thối ngọn thì bạn nên xử lý nhanh chóng theo những chỉ dẫn bên trên của https://lanhodiephanoi.com/. Đây là bệnh nguy hiểm, dễ hủy hoại cây, vì thế bạn hãy chăm sóc loại cây này kỹ lưỡng hơn để tránh bị nhiễm nấm, sâu bệnh gây thối ngọn.

Lan hồ điệp cho hoa đẹp, lâu tàn nên được rất nhiều người trồng làm cảnh. Tuy nhiên, việc chăm sóc cây sau khi mua về không hề đơn giản. Và tình trạng lan hồ điệp bị nhăn lá xuất hiện khá phổ biến. Đây chính là dấu hiệu cho thấy cây đang có vấn đề về sức khỏe. Dưới đây, Happy Flower sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm khắc phục vấn đề này nhanh chóng, tại sao lan hồ điệp héo lá, dứt điểm để lan hồ điệp sinh trưởng và phát triển tốt.

1. Dấu hiệu nhận biết lan hồ điệp bị nhăn lá, úng lá

  • Mức nhẹ: Nhận biết lan hồ điệp bị nhăn lá hoặc úng lá rất đơn giản. Bạn chỉ cần nhìn hình dáng bên ngoài của lá dần teo lại, phía trên bề mặt lá xuất hiện những vết nhăn nheo như bị héo. Đó chính là những biểu hiện của tình trạng này. 
Tại sao lan hồ điệp bị thối lá
Lan hồ điệp bị nhăn lá.
  • Mức nặng: Khi lan hồ điệp bị thối lá ở mức nặng thì các vết loang lổ sẽ chuyển dần sang màu thối đen. Rễ cây, ngọn cây cũng dần chuyển sang màu vàng nâu. Những vùng lá bị nhiễm bệnh sẽ có dịch nhớt và có mùi hôi khó chịu.

Xem thêm >> Lan hồ điệp bao lâu ra hoa?

2. Nguyên nhân lan hồ điệp bị héo lá, thối lá

Lan hồ điệp bị héo lá, nhũn lá do nấm

Tại sao lan hồ điệp bị thối lá là vấn đề mà nhiều người chơi lan quan tâm. Việc di chuyển chậu lan sang nơi có môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho nấm hình thành, phát triển. Khi xâm nhập vào cây sẽ khiến ngọn, rễ và lá bị ảnh hưởng, héo dần và thối rữa.

Đón nhiều nắng khiến lan hồ điệp bị vàng lá

Lan hồ điệp là cây ưa sáng nhưng không chịu được ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Việc bị phơi nắng với cường độ cao hoặc nhiệt độ quá lớn sẽ dẫn tới tình trạng lan hồ điệp bị héo lá. Vấn đề này có thể gặp phải nếu bạn trồng lan trên sân thượng hoặc dưới mái tôn.

Thiếu nước làm lan hồ điệp bị vàng lá

Công việc bận rộn đôi khi khiến bạn không có thời gian chăm sóc lan, không tưới nước định kỳ cho cây. Cây thiếu nước, không đủ điều kiện để sinh trưởng, phát triển. Lúc này, chúng buộc phải loại bỏ các lá của mình để tập trung nuôi ngồng và hoa, chờ đợi khả năng ra lá lại.

Tại sao lan hồ điệp bị thối lá
Lá hồ điệp bị vàng khi nhận quá nhiều nắng.

Gặp vấn đề về rễ khiến lan hồ điệp bị thối lá, úng lá

Việc rễ bị bệnh hoặc bị thối nhũn cũng là nguyên nhân dẫn tới việc lan hồ điệp bị nhăn lá. Đơn giản khi chúng đã không thể thực hiện được chức năng hút nước, chất dinh dưỡng thì cây bị ảnh hưởng. Ngoài ra cũng có thể là do côn trùng, động vật nhỏ cắn đứt rễ. Việc héo lá, vàng lá là những triệu chứng đầu tiên mà có thể nhận biết được bằng mắt thường.

Do phân bón

Tùy từng thời điểm của lan hồ điệp mà bạn cần cân đối tỉ lệ phân bón và cách bón phù hợp. Việc lựa chọn phân bón không đúng loại, dư thừa dưỡng chất như kali hoặc hydrat hoá cũng khiến lá của lan hồ điệp bị héo.

Tại sao lan hồ điệp bị thối lá
Cây hồ điệp phát triển xanh tốt khi được bón phân đúng cách.

Giá thể bị hỏng

  • Xơ dừa chưa được xử lý nước và ngâm nước vôi trong có thể còn Tanin và Lignin dẫn tới ảnh hưởng tới lá lan.
  • Vỏ thông và than củi sử dụng bón lan lâu ngày sẽ tích tụ, ngậm muối. Không được xả mặn thường xuyên có thể khiến lan bị ảnh hưởng tới nhăn lá, vàng lá.

Xem thêm >> Cách trồng và chăm sóc lan hồ điệp sau Tết

3. Xử lý và cách phòng tránh lan hồ điệp bị nhăn lá, thối lá

Với những nguyên nhân khiến lan hồ điệp bị nhăn lá kể trên thì tùy tình trạng mà bạn lên phương án xử lý phù hợp.

Loại bỏ nấm

Khi lan hồ điệp bị nhăn lá do nấm việc đầu tiên là chuyển cây sang vị trí thông thoáng. Khi bị nhiễm nấm thì chỉ sau vài ngày là cây đã có dấu hiệu thối ngọn, rễ, lá và cây sẽ chết dần. Bạn cần nhanh chóng phun thuốc để diệt nấm triệt để và tránh lan sang các cây khác. Lưu ý là nên phun vào sáng sớm thay vì chiều tối. Bởi đọng nước trên lá, thân cây là yếu tố giúp nấm hại hình thành và phát triển.

Điều chỉnh lượng nước

Tưới quá nhiều nước cũng khiến lan hồ điệp bị úng lá. Do đó, cần bổ sung lượng nước tưới phù hợp theo tình hình thời tiết. Nếu trời nắng nóng bình thường thì phun sương 2-3 lần/ngày là được. Còn nếu thời tiết khô hạn vào mùa đông thì tưới 9-10 lần/ngày.

Bạn cũng cần chú ý tới chế độ thoáng gió trong khu trồng. Nếu quá thoáng thì lượng nước mất đi cũng rất nhanh. Bạn nên làm các khe rãnh nhỏ để độ ẩm có thể đối lưu trong vườn một cách hiệu quả nhất.

Tại sao lan hồ điệp bị thối lá
Tưới nước cho lan hồ điệp.

Điều khiển ánh sáng, nhiệt độ

Nếu trồng lan hồ điệp ngoài trời, bạn nên đặt cây ở dưới bóng râm hoặc làm giàn lưới chuyên dụng che chắn. Ánh sáng khoảng 60 – 70% là tốt nhất. Còn nếu sử dụng làm cây trồng trong nhà bạn nên đặt ở hướng Tây hoặc Đông để cây hấp thu ánh sáng và quang hợp. Nhiệt độ tốt nhất cho cây lan hồ điệp ra hoa và phát triển là 18-29°C. Tuyệt đối không để nhiệt độ thấp dưới 15°C vì rễ cây sẽ không thể hút được dưỡng chất.

Tại sao lan hồ điệp bị thối lá
Đặt lan hồ điệp ở nơi có bóng mát.

Kiểm tra rễ

Tiến hành kiểm tra rễ có bị đứt gãy hoặc sâu bệnh không? Đặc biệt là các loại nấm gây thối nhũn hoặc động vật, côn trùng gây hại như sên nhỏ, kiến hoặc bọ cánh cứng. Loại bỏ chúng bằng các loại thuốc diệt sâu bọ thương mại. Hoặc đơn giản hơn là bẫy sên nhỏ, sên trần bằng các loại quả.

Tại sao lan hồ điệp bị thối lá
Kiểm tra rễ lan hồ điệp thường xuyên để phát hiện bệnh.

Bón phân phù hợp

Việc bổ sung phân bón hòa tan NPK hay các loại hữu cơ là rất cần thiết để giúp lan sinh trưởng tốt và nở hoa. Lựa chọn các loại NPK 30-20-20 hoặc NPK 20-20-20 theo khuyến cáo của người bán. Khi chăm sóc lan bạn cần tuân thủ nguyên tắc bón phân như sau:

  • Lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp.
  • Trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp.
  • Trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn.

Xử lý giá thể

Nếu giá thể như xơ dừa, than củi hoặc vỏ thông chưa được xử lý thì hãy loại bỏ ngay. Ngâm giá thể mới với nước vôi trong sau đó rửa sạch và phơi khô để sử dụng. Nếu như than củi hoặc vỏ thông lâu ngày không được gột rửa thì nên tưới đẫm 1 tuần/lần để tránh tình trạng lan hồ điệp bị nhăn lá.

Tại sao lan hồ điệp bị thối lá
Chậu lan hồ điệp được trồng bằng than.

Xem thêm >> Ý nghĩa của hoa lan hồ điệp đỏ

4. Nguyên nhân tại sao lan hồ điệp không ra hoa?

  • Cây bị thiếu hoặc dư ánh sáng
  • Cây chưa đủ lớn để ra hoa
  • Cây chưa đến mùa ra hoa
  • Cách trồng lan không đúng cách
  • Bón phân cho lan hồ điệp không đúng cách

5. Tại sao lan hồ điệp bị rụng nụ?

  • Nếu chồi của cây lan đột nhiên rụng trước khi mọc thành chùm hoa, thì cây lan của bạn có lẽ đang bị bệnh chồi. Điều này có thể xảy ra trước khi chồi trở nên khô, giòn hoặc mềm.
  • Một phản ứng tương tự có thể xảy ra với cây lan của bạn sau khi nó đã nở hoa. Trong trường hợp này, những bông hoa sẽ sớm khô và rụng, thường khá bất ngờ.

Với những thông tin mà Happy Flower vừa chia sẻ hy vọng bạn đã biết cách xử lý tình trạng lan hồ điệp bị nhăn lá, thối lá và cách phòng tránh dễ dàng. Nếu cần thêm trợ giúp về kỹ thuật chăm sóc cây, hãy liên hệ ngay với nhân viên của Happy Flower nhé!