Tại sao khi tiêm thuốc chưa bệnh thường tiêm vào tĩnh mạch

Tại sao khi tiêm thuốc chưa bệnh thường tiêm vào tĩnh mạch

HẤP THU THUỐC VÀ ĐƯỜNG ĐƯA THUỐC

5 (100%) 1 vote

Hấp thu thuốc là sự xâm nhập của thuốc vào vòng tuần hoàn chung của cơ thể. Các con đường đưa thuốc vào cơ thể gồm đường tiêu hoá, đường tiêm, đường hô hấp và qua da.

1. Hấp thu thuốc qua đường tiêu hoá:

1.1. Qua niêm mạc miệng:

Thuốc được hấp thu nhanh và đưa thẳng vào máu lại không bị phá huỷ bởi môi trường acid của dạ dày. Thí dụ một số thuốc được dùng bằng cách đặt dưới lưỡi như:

  • Nitroglycerin để chống cơn đau thắt ngực.
  • Nifedipin để điều trị cơn tăng huyết áp.

1.2. Qua niêm mạc dạ dày:

Các thuốc được hấp thu qua niêm mạc dạ dày là những acid yếu, không ion hoá hoặc một số thuốc có hệ số phân bố lipid/nước cao.

Sự hấp thu thuốc ở dạ dày nói chung bị hạn chế vì niêm mạc dạ dày không có nhung mao và hệ thống mao mạch ít hơn nhiều so với ruột non.

Các thuốc thường dễ hấp thu hơn khi đói, còn với các thuốc gây kích ứng niêm mạc dạ dày thì nên uống vào bữa ăn.

1.3. Qua niêm mạc ruột non:

Hầu hết các thuốc được hấp thu qua ruột non vì ở đây có pH từ acid nhẹ đến kiềm nhẹ nên thích hợp cho việc hấp thu các nhóm thuốc, ruột non còn có các dịch tiêu hoá như dịch tuỵ, dịch ruột và dịch mật, hơn nữa niêm mạc ruột non lại có diện tiếp xúc lớn.

1.4. Qua niêm mạc ruột già:

Khả năng hấp thu ở ruột già kém hơn nhiều so với ruột non vì diện tiếp xúc nhỏ hơn, các enzym tiêu hoá lại ít.

Một số thuốc được dùng qua đường trực tràng với mục đích tác dụng tại chỗ. Nhưng một số thuốc còn đạt được cả tác dụng toàn thân (thí dụ thuốc hạ sốt, an thần…)

Dạng thuốc đặt trực tràng phù hợp với các thuốc có mùi vị khó chịu, khó uống hoặc khi người bệnh không uống được.

2. Hấp thu thuốc qua đường tiêm:

Có thể dùng đường trên tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Thuốc dùng theo đường tiêm có tác dụng nhanh và không bị ảnh hưởng bởi dịch tiêu hoá nhưng đòi hỏi kỹ thuật.

2.1. Tiêm tĩnh mạch:

Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền tĩnh mạch là đưa thuốc trực tiếp vào máu. Nên thuốc được hấp thu hoàn toàn và tác dụng xuất hiện nhanh.

Sử dụng đường tĩnh mạch khi:

  • Cần sự can thiệp nhanh của thuốc (như ngộ độc, tiêu chảy nặng…)
  • Không dùng các đường khác được (thí dụ dung dịch CaCl2 nếu tiêm bắp sẽ gây hoại tử…)
  • Cần đưa một lượng lớn dung dịch thuốc vào cơ thể, người ta tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch. Thí dụ: truyền dung dịch Ringer-Lactat, dung dịch Glucose 5%… với tốc độ truyền phù hợp.

Lưu ý:

Không được áp dụng đường tiêm tĩnh mạch cho các thuốc dạng hỗn dịch, dầu thuốc, các chất gây kết tủa protein huyết tương, các chất gây tan máu hoặc độc với cơ tim.

2.2. Tiêm bắp thịt:

Tiêm bắp là đưa thuốc vào cơ và sau đó thuốc được hấp thu dễ dàng vào máu, tốc độ hấp thu phụ thuộc vào độ tan, nồng độ thuốc vàvị trí tiêm.

2.3. Tiêm dưới da:

Khi tiêm dưới da thuốc hấp thu chậm hơn và cũng đau hơn là tiêm bắp.

Ngoài 3 đường tiêm thông dụng, thuốc còn có thể được đưa vào cơ thể bằng các đường tiêm đặc biệt khác. Như tiêm vào màng khớp để điều trị viêm khớp dạng thấp ( thí dụ các Corticoid), tiêm vào động mạch để chẩn đoán bệnh….

3. Hấp thu thuốc qua đường hô hấp:

Các thuốc ở thể khí, các chất lỏng dễ bay hơi, các chất rắn ở dạng khí dung có khả năng được hấp thu qua đường hô hấp vào phổi rồi chuyển qua mao mạch phế nang vào máu.

4. Hấp thu thuốc qua da:

  • Bôi ngoài da, thuốc thường có tác dụng tại chỗ dùng để sát khuẩn, chống nấm, điều trị mẩn ngứa ngoài da….
  • Một số thuốc khi bôi ngoài da cũng đạt được tác dụng toàn thân, thí dụ thuốc mỡ kháng sinh. Người ta đã ứng dụng tính chất này để chế ra dạng miếng dán tại chỗ để gây tác dụng toàn thân. Thí dụ thuốc điều trị cơn đau thắt ngực Nitroglycerin, thuốc tê Lidocain….

Ngoài các đường dùng đã nêu, thuốc còn được sử dụng theo những đường khác như nhỏ mắt, nhỏ mũi…

COPY VUI LÒNG GHI NGUỒN VNRAS.COM

Tại sao khi tiêm thuốc chưa bệnh thường tiêm vào tĩnh mạch

Đưa thuốc vào cơ thể qua đường tiêm tĩnh mạch là biện pháp thường dùng tại các cơ sở y tế nhằm đạt hiệu quả điều trị nhanh. Nhờ quá trình tuần hoàn máu, thuốc đến đích tác dụng. Nếu đưa thuốc bằng truyền tĩnh mạch liên tục thì nồng độ thuốc trong máu được coi là ở trạng thái hằng định trong suốt quá trình tiêm truyền.Lợi ích điều trị khi sử dụng thuốc qua đường tiêm tĩnh mạch là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cũng chính vì đưa thuốc trực tiếp vào hệ tuần hoàn nên đây là đường dùng thuốc có tỷ lệ rủi ro cao. Vì vậy, đưa thuốc qua đường tiêm tĩnh mạch chỉ được tiến hành tại các cơ sở y tế có phương tiện cấp cứu theo quy định, và phải được thực hiện bởi nhân viên y tế đã qua đào tạo.Hiện nay một số phòng mạch tư nhân hay sử dụng thuốc bằng đường tiêm tĩnh mạch để thu lợi nhuận cao hơn. Việc lạm dụng tiêm tĩnh mạch trong những điều kiện không đảm bảo đã khiến nhiều người phải gánh chịu những thiệt hại về sức khỏe và tiền bạc. Các thầy thuốc tư thường thực hiện tại nhà các dịch vụ như truyền đạm hoặc tiêm vitamin C qua tĩnh mạch cho đẹp da. Điều này có thể gây những tai biến nghiêm trọng do không tuân thủ các quy định về vô khuẩn và không theo dõi người bệnh trong suốt quá trình dùng thuốc.

Không phải thuốc nào cũng có thể đưa qua đường tĩnh mạch. Vì vậy, việc chuẩn bị đúng thuốc, thực hiện đúng quy định kỹ thuật hòa tan, pha loãng và chuẩn bị liều dùng phù hợp là đặc biệt quan trọng, có tính quyết định đối với sự an toàn của người dùng thuốc. Không được tự ý pha lẫn những loại thuốc khác nhau trong cùng một bơm tiêm để tránh các tương kỵ hóa học mà nhiều khi mắt thường không nhìn thấy được.

Sử dụng dụng cụ phù hợp và đảm bảo vô khuẩn là yêu cầu bắt buộc khi đưa thuốc qua đường tĩnh mạch. Đối với tiêm truyền liên tục, cần theo dõi chặt chẽ quá trình đưa thuốc vào cơ thể để phát hiện kịp thời các biểu hiện bất thường, đề phòng thâm nhiễm thuốc tại khu vực truyền. Không nên cắm kim truyền xong là dặn người nhà theo dõi, có gì bất thường mới báo cho y tá. Đã có những bệnh nhân nằm viện với cánh tay bầm tím do thâm nhiễm thuốc tại khu vực tiêm truyền, hoặc vỡ mạch do không được theo dõi chu đáo trong quá trình truyền thuốc.Những người có cơ địa dị ứng cần hết sức thận trọng khi có chỉ định tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch vì họ dễ chịu các phản ứng có hại của thuốc. Nguy kịch nhất là các trường hợp sốc phản vệ, có thể gây tử vong ngay khi vừa đưa thuốc vào mạch máu. Nhiều khi những phản ứng có hại của thuốc không phải do hoạt chất chính gây ra, mà do các tá dược hoặc chất bảo quản. Chẳng hạn, metabisulfit là một chất bảo quản tạo nên độ ổn định của thuốc, nhưng lại có thể gây kích ứng cho bệnh nhân hen. Thậm chí một số người không dị ứng với thuốc mà lại dị ứng với chất nhựa là vỏ đựng của chai thuốc đó.

Các đường dùng thuốc đều có thể gây dị ứng hoặc sốc phản vệ, nhưng với việc đưa thuốc qua đường tĩnh mạch thì nguy cơ này được đặt lên hàng đầu vì có thể xảy ra ngay tức khắc với mức độ rất trầm trọng, thậm chí không hồi phục và gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Vì vậy, mọi trường hợp đưa thuốc bằng đường này đều phải có hộp thuốc cấp cứu thường trực bên cạnh. Trước khi sử dụng thuốc, phải khai thác tiền sử dị ứng của người bệnh và làm thử nghiệm loại thuốc sẽ dùng.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Dương Tấn Chi

1. Định nghĩa:

– Tiêm là kỹ thuật đưa thuốc, dịch hoặc chất dinh dưỡng và một số chất khác (Iốt, đồng vị phóng xạ, chất màu) qua da vào trong cơ thể để phục vụ chẩn đoán và điều trị. Có nhiều loại đường tiêm và được phân loại theo vị trí tiêm (ví dụ như tiêm trong da, dưới da, bắp, tĩnh mạch…….)

– Thuốc tiêm là những chế phẩm vô khuẩn, có thể là dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương hoặc bột khô khi tiêm mới pha lại thành dung dịch hay hỗn dịch để tiêm vào cơ thể theo những đường tiêm khác nhau.

2. Các kỹ thuật tiêm thuốc thường gặp:

Các đường tiêm thuốc:

Tại sao khi tiêm thuốc chưa bệnh thường tiêm vào tĩnh mạch

2.1 Tiêm bắp: là đưa mũi tiêm vào phần thân của cơ bắp với góc kim từ 60°- 90° độ so với mặt da (không ngập hết phần thân kim tiêm), thường chọn các vị trí sau:

– Cánh tay: 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay.

– Vùng đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi.

– Vùng mông: 1/4 trên ngoài mông hoặc 1/3 trên ngoài của đường nối từ gai chậu trước trên với mỏm xương cụt.

– Tốc độ tiêm bắp 1ml/10 giây.

2.2.Tiêm dưới da: là kỹ thuật tiêm sử dụng bơm kim để tiêm thuốc vào mô liên kết dưới da của người bệnh, kim chếch 300  – 450 so với mặt da. Vị trí tiêm thường ở 1/3 giữa mặt trước ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu chia làm 3 phần) hay 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi (đường nối từ gai chậu trước trên đến bờ ngoài xương bánh chè) hoặc dưới da bụng (xung quanh rốn, cách rốn 5 cm).

2.3.Tiêm truyền tĩnh mạch là  kỹ thuật dùng kim đưa thuốc, dịch vào tĩnh mạch với góc tiêm 15º – 30° so với mặt da, thấy máu trào ra, tháo garo, bơm chậm thuốc vào.  Khi tiêm chọn tĩnh mạch nổi rõ mềm mại, không di động, da vùng tiêm không có thương tổn.Vị trí: Tĩnh mạch nếp gấp khuỷu tay, mu bàn tay, mu bàn chân, cẳng tay…Nếu bệnh nhân kêu đau, nhìn tại chỗ thấy phồng là kim đã chệch ra ngoài mạch máu, phải điều chỉnh kim lại bằng cách đâm sâu thêm hoặc rút bớt ra một chút rồi bơm thuốc thật chậm. Vừa bơm thuốc, vừa theo dõi toàn trạng người bệnh xem có gì bất thường không.

2.4.Tiêm trong da là mũi tiêm nông giữa lớp thượng bì và hạ bì, đâm kim chếch với mặt da 100 -150, tiêm xong tạo thành một cục sẩn như da cam trên mặt da. Thường chọn vùng da mỏng, ít va chạm, trắng, không sẹo, không có lông, vị trí 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay, đường nối từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay (thông dụng nhất), 1/3 trên mặt ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu), bả vai, cơ ngực lớn.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ môn Công nghiệp Dược (2009), “Kỹ thuật sản xuất thuốc tiêm”, kỹ thuật sản xuất dược phẩm tập 3.
  2. Bộ Y tế (2011), Thông tư 23/2011/TT-BYT, Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
  3. Bộ Y tế (2012), Quyết định số: 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế).
  4. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  5. “Chuyên luận thuốc tiêm”- Dược điển Việt Nam V.
  6. “Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc” tập 1- nhà xuất bản y học.