Tại sao khi nằm xuống bị khó thở

Khó thở tức ngực khi nằm có thể là dấu hiệu về vấn đề sức khỏe. Trong đó có bệnh viêm đường hô hấp cấp tính Covid 19. Vì vậy, nếu bị khó thở khi nằm, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân nào dẫn đến tức ngực, khó thở khi nằm ngửa

Phù phổi

Phù phổi là một tình trạng xảy ra vấn đề khi huyết tương từ mao mạch phổi di chuyển đến phế nang. Nó có thể phát triển dựa trên tiền sử bệnh tim, tăng huyết áp, suy tim và bệnh lý khác. Phù phổi gây khó thở khi nằm, nhất là khi nằm ngửa.

Tại sao khi nằm xuống bị khó thở

Phù phổi là một trong những nguyên nhân tức ngực khó thở khi nằm ngửa

Viêm phổi

Viêm phổi là do vi khuẩn tấn công trong phổi gây ra. Các triệu chứng của bệnh viêm phổi bao gồm: Sốt cao, ho khan, đau ngực khi ho hoặc thở, khó thở.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là tình trạng viêm phổi viêm mãn tính làm cản trở luồng khí lưu thông trong phổi gây tức ngực khó thở khi nằm.

Viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh do virus gây ra. Căn bệnh này khiến niêm mạc đường hô hấp bị co lại, sưng tấy, tăng tiết chất nhầy, ho nhiều và khó thở khi nằm ngửa. 

Viêm xoang, viêm mũi

Khi thời tiết thay đổi, người bị viêm mũi, viêm xoang bị sổ mũi, ho, hắt hơi, khó thở, tức ngực  khi nằm ngửa. Điều này xảy ra là do nước mũi chảy xuống cổ họng và chặn đường thở, khiến oxy không thể đến phổi. 

Ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một trong những lý do có thể khiến bạn khó thở khi nằm. Thường bị nhầm lẫn với chứng ngủ ngáy thông thường, chứng ngưng thở xảy ra do đường thở bị tắc nghẽn, hơi thở nông. Đặc biệt, ở tư thế nằm ngửa, các cơ cổ giãn ra và chặn đường thở.

Rối loạn chức năng cơ hoành

Cơ hoành có dạng dẹt, hình vòm, có vai trò quan trọng trong hệ hô hấp. Rối loạn chức năng cơ hoành có nhiều mức độ và khó thở khi nằm ngửa là do liệt cơ hoành.

Nằm ngay sau khi vận động mạnh

Ngay sau những hoạt động gắng sức như thể  thao, khuân vác, di chuyển,… lúc này thể trạng kém, mất sức nên thường phải dùng miệng để thở nhiều hơn bình thường . Chính vì vậy không khí hít vào trở nên khô hơn dẫn đến thu hẹp phế quản, kết quả là khó thở, thở gấp và cảm thấy tức ngực.

Rối loạn hoảng sợ

Rối loạn hoảng sợ là những giai đoạn cảm xúc của con người như sợ hãi, hoảng sợ, lo lắng, mất kiểm,... Các cơn hoảng sợ xảy ra đột ngột và có thể kéo dài trong vài phút, khiến người bệnh cảm thấy khó thở hoặc như thể họ không thở được, ngực cảm thấy nặng. Cùng với các triệu trên, một số người có thể bị đổ mồ hôi, run, nghẹt thở và chóng mặt,...

Tại sao khi nằm xuống bị khó thở

Cảm xúc rối loạn, lo âu, hoảng sợ cũng khiến nhịp thở ảnh hưởng khó thở, đau tức ngực

Béo phì

Người thừa cân, béo phì thường cảm thấy khó thở khi nằm do trọng lượng cơ thể đè nén lên vùng bụng nên thấy khó thở, nặng ngực. Béo phì cũng có thể là một yếu tố gây ra các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường.

Mang thai

Khi mang thai, tử cung ngày càng lớn sẽ gây áp lực lên các cơ quan, đặc biệt là cơ hoành và phổi, làm giảm dung tích phổi và cản trở quá trình đưa máu đến tim, khiến bà bầu khó thở khi nằm ngửa. Khó thở khi mang thai là hoàn toàn bình thường và sẽ hết sau khi sinh con. Ngoài khó thở mẹ bầu còn cảm thấy đau tức ngực, thở gấp, mệt mỏi.

Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Khó thở không phải lúc nào cũng do bệnh lý nghiêm trọng gây ra. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để thăm khám sức khỏe và chẩn đoán nguyên nhân cơ bản. Bạn phải thông báo cho bác sĩ đầy đủ về các triệu chứng, tiền sử bệnh và bất kỳ loại thuốc đang sử dụng không kê đơn. Vì một số loại thuốc trị đau, cứng cơ hoặc chứng lo âu có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm một số xét nghiệm bổ sung như: Chụp X-quang, siêu âm tim, đo điện tâm đồ, kiểm tra chức năng phổi,...

Khắc phục triệu chứng tức ngực khó thở khi nằm

Như đã nói ở trên,nguyên nhân gây ra tình trạng tức ngực, khó thở khi ngủ chủ yếu liên quan đến cấu trúc đường thở. Vì vậy, để chấm dứt tình trạng này, điều đầu tiên là làm giảm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, ngăn ngừa xơ hóa và tái cấu trúc phổi và phế quản. 

Chỉ khi điều trị tác động được vào nguyên nhân này thì mới có thể sớm chấm dứt tình trạng khó thở tái phát. Muốn vậy bạn cần đi khám tại các trung tâm y tế và thực hiện theo đúng phác đồ điều trị do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Ngoài ra, để cải thiện tình trạng khó thở khi nằm ngửa tại nhà bạn nên làm như sau:

  • Ngay khi cảm thấy khó thở, hãy từ từ ngồi dậy, hít thở nhẹ nhàng để điều hòa nhịp thở. 
  • Tăng cường vận động vừa phải để nâng cao sức đề kháng, cải thiện bệnh lý đường hô hấp, giấc ngủ ngon và sâu hơn. 
  • Nếu bạn bị béo phì, hãy tuân thủ một chương trình giảm cân khoa học. 
  • Nói không với thuốc lá, đồ cay, dầu mỡ và các chất kích thích. Áp dụng thực đơn ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý.

Tại sao khi nằm xuống bị khó thở

Tập hít thở mỗi ngày để điều hoà nhịp thở ổn định hạn chế khó thở

Hãy nhớ rằng không ai có thể biết chắc chắn liệu triệu chứng tức thở khó thở khi nằm ngửa có phải do nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm hay không. Trong tình huống này, nếu bạn thấy khó thở, đau tức ngực tăng dần và tần suất ngày càng nhiều, hãy chủ động đi khám. Đây là giải pháp tốt nhất để bạn biết rõ tình trạng sức khỏe của bản thân và có phương án ứng phó kịp thời trước khi phát sinh những biến chứng khó lường.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình không thể hít thở đủ không khí? Nếu có, bạn đã gặp phải một tình trạng được y khoa gọi là hiện tượng khó thở. Đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tim hoặc phổi, cần phải được chẩn đoán và can thiệp sớm.

Tại sao khi nằm xuống bị khó thở

Chớ coi thường chứng khó thở – dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng về tim, phổi

Khó thở, đôi khi được mô tả là “đói không khí” hoặc hụt hơi (Shortness of Breath)  là một vấn đề về hô hấp khá phổ biến. Trung bình cứ 4 người đến khám bệnh về hô hấp thì có 1 người mắc chứng khó thở. Triệu chứng này khiến người bệnh luôn trong tình trạng thiếu oxy, mệt mỏi, tức ngực, hô hấp khó khăn, hơi thở đứt quãng.  

Theo Giáo sư Ngô Quý Châu tình trạng hụt hơi, không thể hô hấp bình thường có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng, từ tạm thời đến kéo dài. Việc chẩn đoán và điều trị cần phải xác định đúng nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Một người lớn khỏe mạnh có nhịp hít vào và thở ra ở trạng thái bình thường là 20 lần/phút (khoảng 30.000 lần/ngày). Trong trường hợp vận động mạnh hoặc bị cảm lạnh, nhịp hít thở sẽ nhanh hoặc chậm hơn nhưng bạn sẽ không cảm thấy cảm giác hụt hơi. (1)

Hãy cảnh giác nếu bạn thấy mình liên tục xuất hiện những biểu hiện sau:

  • Cảm thấy ngột ngạt hoặc ngạt thở;
  • Thở gấp;
  • Tức ngực;
  • Thở nhanh, nông;
  • Tim đập nhanh;
  • Thở khò khè;
  • Ho.

Trong một số trường hợp, khó thở được coi là hiện tượng bình thường. Đó là lúc bạn tập thể dục quá sức, leo núi/leo cầu thang quá nhiều hoặc làm việc nặng trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi. Tình trạng này sẽ tự hết sau khi bạn ngưng các hoạt động thể chất kể trên. Tuy nhiên, nếu tình trạng xảy ra với tần suất liên tục mà không phải do vận động gắng sức, rất có thể bạn đang bị một bệnh lý nào đó.

Nếu triệu chứng xuất hiện một cách đột ngột, được gọi là khó thở cấp tính. Nguyên nhân thường là:

  • Lo lắng, căng thẳng quá độ
  • Viêm phổi
  • Nghẹt thở hoặc hít phải dị vật cản trở đường hô hấp
  • Dị ứng
  • Thiếu máu
  • Tiếp xúc với carbon monoxide nồng độ cao
  • Hạ huyết áp (huyết áp thấp)
  • Thuyên tắc phổi (một cục máu đông tồn tại trong động mạch đến phổi)
  • Vỡ phổi
  • Thoát vị gián đoạn
  • Bệnh nan y giai đoạn cuối

Nếu một người gặp tình trạng khó hô hấp so với bình thường kéo dài hơn một tháng, tình trạng này sẽ được xếp vào loại mãn tính. Nguyên nhân có thể do:

Ngoài ra, một số bệnh lý về phổi và tim khác cũng có thể dẫn đến hiện tượng hụt hơi. Các căn bệnh này bao gồm:

Bên cạnh những người đang mắc các bệnh lý về tim và phổi, các đối tượng sau đây dễ có nguy cơ mắc bệnh: 

Khó thở nhẹ là triệu chứng rất thường gặp khi mang thai (2). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: thai phụ thở nhanh hơn do sự gia tăng của hormone progesterone (loại hormone chỉ tiết ra trong thai kỳ), tim phải làm việc nhiều hơn khiến mẹ cảm thấy khó thở mệt mỏi, thể tích phổi giảm đi vào cuối thai kỳ… 

Tại sao khi nằm xuống bị khó thở

Phụ nữ mang thai những tháng cuối nên nghỉ ngơi nhiều

Chứng khó thở có thể ghé thăm khi bệnh nhân đang trải qua giai đoạn phát triển của một số bệnh lý, chẳng hạn như ung thư, đái tháo đường, bệnh về gan, thận… 

Các bệnh lý đường hô hấp trên gây ra trạng thái khó thở cấp tính là một cấp cứu nhi khoa tương đối phổ biến. Ngoài ra, dị tật đường thở, hít phải dị vật và viêm nắp thanh quản cũng là các nguyên nhân phổ biến gây khó thở ở trẻ sơ sinh.

Ghi chú:

Nhịp thở của trẻ sơ sinh thường nhanh hơn người trưởng thành. Thông thường, trẻ sơ sinh hít thở từ 30 – 60 lần/phút, và chậm lại 20 lần/phút khi ngủ. Trẻ 6 tháng tuổi thì nhịp thở bình thường sẽ giảm xuống còn 25 – 40 lần/phút. (3)

GS.TS.BS Ngô Quý Châu cho biết, bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên việc khám sức khỏe toàn diện cho người bệnh, cùng với mô tả đầy đủ về các triệu chứng mà họ gặp phải. Bạn cần cho bác sĩ biết về tần suất xuất hiện chứng khó thở, mỗi lần kéo dài bao lâu và mức độ.

Bên cạnh việc thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng sau nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh:

  • Chụp X-quang ngực và chụp cắt lớp (CT scanner): để chẩn đoán cụ thể hơn về tình trạng bệnh, đồng thời đánh giá sức khỏe tim, phổi và các hệ thống liên quan.
  • Điện tâm đồ (ECG): nhằm xác định bất kỳ dấu hiệu nào của cơn đau tim hoặc các vấn đề về tim khác.
  • Xét nghiệm đo xoắn ốc: để đo luồng không khí và dung tích phổi của bệnh nhân, từ đó xác định các vấn đề về hô hấp. 
  • Xét nghiệm máu: giúp xem xét mức độ oxy trong máu cũng như khả năng vận chuyển oxy của máu.

Tại sao khi nằm xuống bị khó thở

Xét nghiệm máu là bước quan trọng trong quá trình thăm khám, chẩn đoán cho bệnh nhân

Đôi khi, khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, bạn cần đi khám ngay khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Tình trạng xảy ra trong thời gian dài không rõ nguyên nhân;
  • Khó thở khởi phát đột ngột nhưng rất nghiêm trọng;
  • Mất khả năng hoạt động do khó hô hấp;
  • Đau tức ngực;
  • Buồn nôn;
  • Khó hoặc không thở được khi nằm;
  • Sưng bàn chân và mắt cá chân;
  • Sốt, ớn lạnh và ho;
  • Thở khò khè.

Khó thở là kết quả của tình trạng thiếu oxy hoặc giảm oxy trong máu, tức là mức oxy trong máu thấp. Vì thế, nếu bạn chủ quan với tình trạng này mà không có biện pháp điều trị nào, não sẽ không được  cung cấp đủ oxy để hoạt động trong thời gian dài, dẫn đến hiện tượng suy giảm nhận thức tạm thời hoặc vĩnh viễn. Cùng với đó là một loạt biến chứng nguy hiểm khác như tổn thương não, hoại tử não, đột quỵ… 

Để điều trị dứt điểm, bạn cần điều chỉnh lối sống, trước khi tiến hành các biện pháp can thiệp y khoa. Cụ thể:

Nếu thừa cân – béo phì và lười vận động là nguyên nhân khiến bạn khó thở, hãy hướng đến thực đơn ăn uống lành mạnh hơn và tập thể dục thường xuyên nhằm đưa cân nặng trở về giới hạn bình thường. Trong trường hợp bạn đang bị một bệnh lý mạn tính, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng – vận động phù hợp.

Nếu bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và các vấn đề về phổi khác, bạn cần được chăm sóc bởi các bác sĩ chuyên khoa phổi. Có thể bạn phải thở oxy để cải thiện; hoặc tiến hành liệu trình “Phục hồi chức năng phổi”. Đây là chương trình “tập thể dục cho phổi”, qua đó chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn về kỹ thuật thở nhằm giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn.

Nếu nguyên nhân dẫn tới khó thở liên quan đến tim mạch, nghĩa là tim của bạn quá yếu, không thể bơm đủ lượng máu mang oxy cung cấp cho các bộ phận trong cơ thể. Khi đó, phục hồi chức năng tim có thể giúp bạn kiểm soát chứng suy tim và các bệnh lý tim mạch khác. Trong những trường hợp suy tim nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng máy bơm nhân tạo để đảm nhận nhiệm vụ bơm máu của tim bị suy yếu.

Để ngăn ngừa tình trạng khó thở, bạn cần điều chỉnh lối sống và tập luyện các thói quen có lợi như: 

  • Không hút thuốc lá: Nếu bạn không hút thuốc, đừng bao giờ đụng đến nó. Nếu đã hút thuốc nhiều năm, hãy lập tức cai thuốc lá ngay. Không bao giờ là quá muộn, sức khỏe phổi và tim của bạn sẽ bắt đầu cải thiện trong vòng vài giờ sau khi bạn hút điếu thuốc cuối cùng.
  • Ô nhiễm môi trường và các hóa chất độc hại trong không khí cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp. Vì vậy, bạn nên tập thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra đường. Ngoài ra, nếu bạn làm việc trong môi trường có chất lượng không khí kém, hãy sử dụng khẩu trang để lọc các chất gây kích ứng phổi, và đảm bảo nơi làm việc của bạn luôn sạch sẽ, thông thoáng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp bạn tránh được một số vấn đề sức khỏe ở đường hô hấp

Tại sao khi nằm xuống bị khó thở

Duy trì cân nặng hợp lý bằng chế độ dinh dưỡng – tập luyện khoa học để phòng ngừa các bệnh lý tim và phổi

Khoa Nội hô hấp BVĐK Tâm Anh còn phối hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng (Hô Hấp, Phẫu thuật, Hồi sức tích cực, Tim mạch, Nội tiết, Cơ xương khớp, cấp cứu…) và các khoa cận lâm sàng như khoa xét nghiệm (sinh hóa, huyết học, vi sinh), khoa Chẩn đoán hình ảnh, trung tâm giải phẫu bệnh tế bào học… tạo nên một quy trình khép kín, giúp chẩn đoán chính xác bệnh trạng nhằm xây dựng phác đồ điều trị hợp lý, rút ngắn thời gian hồi phục cho bệnh nhân.

Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý hô hấp – phổi tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ qua:

Khó thở, hụt hơi có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp và tim mạch. Vì vậy nếu bạn đang gặp phải tình trạng khó thở bất thường và kéo dài thì cần đến ngay bệnh viện để thăm khám. Có một chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm thiểu hiện tượng này và nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác.