Tại sao jack ma từ chức

Tại sao jack ma từ chức

Tỉ phú Jack Ma, nhà sáng lập Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba - Ảnh: REUTERS

Nguồn tin của báo Financial Times cho biết nhà sáng lập Tập đoàn Alibaba đưa ra quyết định trên ở thời điểm chính quyền Trung Quốc đang có những động thái quyết liệt nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của tỉ phú này.

Ông Jack Ma từng công khai bày tỏ quan điểm chỉ trích các nhà quản lý tài chính của Trung Quốc hồi tháng 10-2020. 

Sau sự kiện đó, đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Ant Group - hãng công nghệ tài chính của Alibaba - đã bị hoãn lại và tỉ phú Jack Ma rất hiếm khi xuất hiện trước mọi người.

Đại học Hupan là viện đào tạo phi lợi nhuận dành cho các giám đốc và người trẻ khởi nghiệp, được Jack Ma thành lập cách đây 6 năm. 

Hupan được đặt tại chính quê nhà của Jack Ma, ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Gần đây, ngôi trường này đã đổi tên thành Trung tâm Sáng tạo Hupan và bỏ danh hiệu “đại học” vì không phải một cơ sở giáo dục có cấp bằng.

Theo nguồn tin của báo Financial Times, Hupan sẽ soạn lại giáo trình giảng dạy.

Financial Times cho biết tỉ phú Jack Ma vẫn sẽ giữ liên hệ với trường Hupan, nhưng sẽ không nắm giữ bất cứ vị trí cấp cao nào tại đây. Trước đó, Hupan cũng ngừng tuyển sinh khóa mới.

Tập đoàn Alibaba đã từ chối bình luận về sự việc với báo Financial Times.

Tại sao jack ma từ chức
Jack Ma lại xuất hiện ở Hàng Châu sau thời gian dài vắng bóng

NGUYÊN HẠNH

Nguồn tin của Bloomberg cho biết, ông từ chức vì lý do cá nhân. Người phát ngôn của Ant cũng đã xác nhận việc Hu từ chức. Chủ tịch Ant Group Eric Jing sẽ đảm nhiệm thêm vai trò CEO ngay lập tức.

Năm nay 51 tuổi, Hu gia nhập Alibaba năm 2005 sau khi làm việc tại Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) - nhà băng lớn thứ hai của nước này. Ông được biết đến với việc đưa ra các đổi mới như sử dụng các dữ liệu nghiên cứu để cung cấp các dịch vụ tài chính không cần thế chấp cho các doanh nghiệp nhỏ và giúp Alibaba đánh bại Amazon để xây dựng mảng kinh doanh điện toán đám mây lớn nhất châu Á.

Tại sao jack ma từ chức

Simon Hu. Ảnh: Bloomberg

Hu chuyển sang làm chủ tịch Ant Group hồi tháng 11/2018 và giữ vai trò CEO tháng 12/2019. Một nguồn tin của Bloomberg cho biết Hu sẽ tập trung vào công việc làm từ thiện tại Ant và Alibaba trong tương lai. Hiện Alibaba sở hữu một phần cổ phần Ant Group.

Ant Group trở thành tâm điểm trong cuộc đàn áp của Trung Quốc nhắm vào các hãng công nghệ tham gia vào thị trường tài chính. Thương vụ IPO dự kiến lớn nhất thế giới với giá trị 35 tỷ USD bất ngờ bị giới chức nước này đình chỉ cuối năm ngoái. Ant và các doanh nghiệp cùng ngành đã bị ảnh hưởng bởi các quy định mới nhằm siết chặt mọi thứ từ thanh toán cho cho vay trực tuyến, chấm điểm tín dụng.

"Việc gia nhập và rời Ant của Hu đều liên quan mật thiết đến vụ IPO. Sự ra đi của ông để lại một khoảng trống cho thương vụ này", Michael Norris, nhà nghiên cứu và quản lý chiến lược tại hãng tư vấn AgencyChina đánh giá.

Ant và các cơ quan quản lý Trung Quốc đã thống nhất về một kế hoạch tái cấu trúc biến doanh nghiệp này thành một công ty tài chính phải đáp ứng các quy định về vốn giống như các nhà băng truyền thống. Thay đổi này cũng khiến Ant cần phải xin cấp lại các giấy phép.

Các quan chức thân cận với vấn đề này cho biết Ant cần làm rất nhiều việc và một số quy định mới cũng chưa được đưa ra, nên vụ IPO có thể không hoàn thành trước năm 2022. Giá trị của Ant đã giảm khoảng 60% từ đỉnh 280 tỷ USD năm ngoái.

Hu từ chức vài ngày sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cam kết mở rộng giám sát công nghệ tài chính tại đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc. Lĩnh vực này nên được phát triển trong một cơ chế thận trọng và Trung Quốc hướng tới việc sửa sai, dừng các sản phẩm tài chính đổi mới khi cần thiết, theo kế hoạch định hướng 2021 - 2025 của nước này.

Tú Anh (theo Bloomberg)

Do có liên quan đến cuộc Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ ?

Jack Ma cho biết ông sẽ từ chức vào ngày 10/9/2019 nhân 20 năm ngày thành lập công ty và sẽ bàn giao chức vụ này cho Daniel Zhang (Trương Dũng), người hiện đang là CEO của Alibaba. Jack Ma sẽ chính thức nghỉ hưu từ ngày 10/9/2019, nhân dịp sinh nhật lần thứ 54 của mình và sẽ theo đuổi sự nghiệp làm từ thiện trong ngành giáo dục. Việc Jack Ma bất ngờ tuyên bố từ chức đã gây nên nhiều bàn luận sôi nổi, có nhiều giả thuyết khác nhau, trong đó nổi lên là các giả thuyết về chính trị, bị gây sức ép, thậm chí bị đe dọa tính mạng…

Tờ Minh Báo (Ming Pao) xuất bản ở Hongkong hôm 11/9 đăng bài, viết: nhiều người gắn sự kiện này (Jack Ma tuyên bố từ chức) với vụ tỷ phú Lưu Cường Đông, ông chủ hãng thương mại điện tử lớn thứ 2 Trung Quốc Kinh Đông (JD) bị dính vào vụ án xâm hại tình dục ở Mỹ; cho rằng Mỹ có kế hoạch nhằm vào các ông chủ tư nhân Trung Quốc khiến Jack Ma phải rút lui vì sợ mình cũng trở thành vật hy sinh cho cuộc đấu Mỹ - Trung.

Những người theo thuyết âm mưu này cho rằng tất cả mấy vụ việc bao gồm ZTE bị trừng phạt, Huawei bị gạt ra ngoài thị trường Mỹ, Australia; Lưu Cường Đông dính vào nghi án xâm hại tình dục và Jack Ma rút lui đều có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cộng thêm có tin chính phủ Mỹ đang nghiên cứu để trừng phạt các công ty Trung Quốc liên quan đến việc tấn công mạng và lấy cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, càng khiến người ta tin hơn vào những suy đoán này.

 Jack Ma từng cam kết với ông Donald Trump sẽ tạo 1 triệu việc làm cho người dân Mỹ

Ngày 9/1/2017, khi Jack Ma gặp ứng cử viên tổng thống Donald Trump tại Mỹ, được ông Trump ca ngợi: “Ông là một chủ doanh nghiệp rất, rất xuất sắc, là một trong những chủ xí nghiệp tốt nhất thế giới”. Jack Ma đã cam kết với Donald Trump sẽ tạo ra 1 triệu việc làm tại Mỹ.

Tháng 4/2018, tại Diễn đàn kinh tế Bác Ngao (Bo Ao), Hải Nam, Jack Ma công khai tuyên bố: nếu ông Trump cứ “khai chiến” cuộc chiến mậu dịch với Trung Quốc thì ông sẽ hủy bỏ cam kết trước đó. Ngày 9/4, trên diễn đàn Bác Ngao, Jack Ma khi đối thoại với Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Madeleine Lagarde đã công khai bày tỏ: nếu quan hệ thương mại Trung – Mỹ xấu đi, ông sẽ không thực hiện lời cam kết với ông Donald Trump 1 năm trước về việc tạo ra 1 triệu việc làm cho người Mỹ nữa.

Minh Báo viết, một trong những lý do khiến Mỹ gây Chiến tranh thương mại với Trung Quốc là cáo buộc chính phủ Trung Quốc thông qua ủng hộ về chính sách và trợ cấp một cách sai lệch đối với các xí nghiệp quốc doanh và cả các trùm doanh nghiệp tư nhân phất lên nhờ chính sách của chính phủ. Ở Trung Quốc, muốn làm ăn nếu không có sự ủng hộ của chính phủ thì không thể thực hiện được. Ngoài ra còn có tin Jack Ma “về hưu” là sự lựa chọn sau “sự kiện Lưu Cường Đông” để đẩy nhanh điều chỉnh kết cấu VIE (Variable Interest Entities – thực thể lợi ích có thể biến đổi) nhằm thoát khỏi “nguy cơ của nhân vật then chốt”.

Báo cáo năm tài chính 2018 do Alibaba công bố hôm 27/7 nêu rõ: năm 2018 sẽ hoàn thành việc điều chỉnh, hoàn thiện kết cấu VIE, cốt lõi điều chỉnh là giảm bớt sự khống chế của cá nhân Jack Ma, chuyển thành sự kiểm soát của tập thể quản lý cấp cao và những người góp vốn kinh doanh, mục đích nhằm tránh “nguy cơ nhân vật then chốt”, Sức ảnh hưởng và giá trị của người sáng lập, chủ tịch, CEO trong tập đoàn là điều không cần bàn cãi, nhưng khi cá nhân họ bị cường điệu đến mức hoàn toàn thay cho cả công ty thì “nguy cơ nhân vật then chốt” sẽ bị phóng lên đến mức cực đại.

Do bị lâm vào hoàn cảnh khốn cùng về chính trị?

BBC tiếng Trung hôm 11/9 cho rằng, là một chủ doanh nghiệp tư nhân khởi nghiệp tại Trung Quốc, Jack Ma đã tạo nên một đế quốc thương mại điện tử đạt đến địa vị lũng đoạn. Quan hệ “chính (trị) – thương (kinh doanh)” là bài học mà mỗi ông chủ Trung Quốc phải học thuộc, sau 19 năm, Jack Ma đã lâm vào cảnh khốn cùng về chính trị.

Jack Ma là một thương gia Trung Quốc thành công và nổi tiếng nhất  trên thế giới

Phó Giáo sư Trang Thái Lượng ở Khoa kinh tế, Đại học Trung văn Hongkong cho rằng: “Ở Trung Quốc, một công ty lớn như thế có những việc rất khó làm”. Ông nói, phía sau Alibaba là những khó khăn về chính trị mà các công ty internet Trung Quốc nói chung đều gặp phải. Ông nêu ví dụ: Công ty Tencent chiếm thị phần lớn về trò chơi điện tử, nhưng có sự thay đổi từ phía cơ quan giám sát quản lý là họ lập tức lãnh đủ. Cuối tháng 8, Trung Quốc ban hành “Phương án tổng hợp phòng ngừa trẻ em bị cận thị” trong đó có việc khống chế số lượng các điểm kinh doanh trò chơi trực tuyến, lập tức giá cổ phiếu của Tencent mất đứt 4,53%.

Alibaba cũng gặp vấn đề tương tự. Do ảnh hưởng của chính phủ đối với thị trường quá lớn nên sự thay đổi của giai tầng giám quản cũng dễ quyết định đến tương lai của công ty. Sau khi Alibaba lên sàn chứng khoán Mỹ năm 2014, giá cổ phiếu của nó liền tăng vọt; nhưng đầu năm 2015, Tổng cục Công thương Trung Quốc ra văn bản phê phán sàn mua bán trên mạng của họ, chỉ trong 4 ngày Alibaba đã trả giá bằng việc mất thị trường 37 tỷ USD.

Sự tranh cãi lớn nhất mà Alibaba phải đối mặt trong vụ này là quyền sở hữu của Alipay. Alipay là sàn thanh toán thu hút tới 500 triệu người tham gia, phía sau số liệu khổng lồ này là sự lo ngại của chính phủ về an ninh tiền tệ và nguy cơ khủng hoảng của cơ quan giám quản. Khi các tập đoàn SoftBank (Nhật) và Yahoo của Mỹ trở thành cổ đông của Alibaba thì sự lo ngại của chính quyền càng trở nên bức thiết. Lấy cớ đó, năm 2014, Jack Ma đã tách Alipay ra khỏi Tập đoàn Alibaba “để bảo vệ an toàn thông tin tiền tệ quốc gia”. Hành động này của ông từng bị chỉ trích dữ dội là “đi ngược quy tắc thương nghiệp, đánh cắp lợi ích cổ đông”. Jack Ma thậm chí bày tỏ: “Nếu nhà nước cần, tôi sẵn sàng hiến Alipay cho quốc gia”.

Trang Thái Lượng cho rằng, môi trường chính trị Trung Quốc mang lại sự không xác định đối với sự phát triển của các công ty internet, nhưng cũng không phải không có những mặt tốt. Ông cho rằng, Jack Ma và các tỷ phú internet khác được như ngày nay là nhờ rất lớn vào việc chính phủ ngăn cản những sự cạnh tranh đến từ bên ngoài thông qua việc dựng lên bức tường lửa để họ thoải mái “một mình một chợ”; nhà nước là người đặt ra quy tắc chơi, chính phủ muốn ai phát đạt thì người đó được lợi. Trong môi trường đó, các công ty tư nhân phải lựa chọn sự hợp tác để tìm kiếm sự bảo vệ về mặt chính trị.

Chính việc tìm kiếm sự bảo vệ về mặt chính trị đã khiến rất nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân bị liên đới trong cuộc chiến chống tham nhũng sau Đại hội 18 đến nay. Về vấn đề này, trong một lần phát biểu vào năm 2013, Jack Ma nói: dù Alibaba phát triển nhanh đến mấy cũng không làm ăn với chính phủ: “Trong 14 năm qua, Alibaba kiên định lập trường ‘chỉ yêu đương chứ không kết hôn với chính phủ’ ”.

Là nhân vật mang tính biểu tượng của giới doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, việc Jack Ma lựa chọn rời cuộc chơi bất lợi cho niềm tin vào thị trường đang xuống thấp lúc này. Duncan Clark, tác giả cuốn “Alibaba – Đế quốc thương nghiệp của Jack Ma” nói với “The New York Times”: “Dù Jack Ma có muốn hay không thì ông ấy vẫn là tượng trưng cho kinh tế tư nhân Trung Quốc có khỏe mạnh hay không. Dù Jack Ma có muốn hay không thì sự thoái hưu của ông ấy cũng bị hiểu là do bất mãn hoặc lo sợ”.

Từ chức để “giữ mạng”?

Tờ “Nhật báo Bình Quả” (Apple Daily) đăng bình luận cho rằng, Jack Ma lựa chọn rút lui vào lúc này là để tránh bị cuốn vào trào lưu sụp đổ của các cự phú; ông buộc phải từ bỏ địa vị nhà giàu để giữ mạng sống.

Báo này viết, trong số các cổ đông của Alibaba có không ít người thân của các quan chức; mấy năm gần đây Jack Ma liên tục bị lôi cuốn vào chính trị, trong đó có việc đầu tháng 9 vừa qua, tại Diễn đàn Trung Quốc – châu Phi, ông đã “tiếp kiến” 5 nguyên thủ quốc gia; một số lãnh đạo các nước khi đến thăm Trung Quốc lại tới thăm Jack Ma trước. Những sự việc này đã khiến Jack Ma phạm phải điều “kỵ húy”.

Việc Jack Ma thường xuyên tiếp các nguyên thủ quốc gia khi họ đến thăm Trung Quốc khiến ông phạm phải điều "kỵ húy"

Vì vậy, mặc dù Jack Ma từng công khai bày tỏ sẵn lòng hiến tặng tài sản cho quốc gia; nhưng ông cũng công khai nói: “Các chủ doanh nghiệp Trung Quốc quả thực không có kết cục tốt đẹp. Thực tế là vậy, trong lịch sử cũng thế, số người may mắn không nhiều”.

Ngoài ra còn có một “nhân tố chính trị” khác bất lợi cho Jack Ma: tờ SCMP mà Jack Ma đã thu mua cũng thường xuyên mang lại rắc rối cho ông; trong đó có việc đăng bài bày tỏ nghi ngờ về cuộc chiến “đả Hổ” và công kích ông Lật Chiến Thư; phiên bản trang web tiếng Hoa của báo đã bị đóng cửa; trước khi thuộc sở hữu của Jack Ma, SCMP đã bị coi là công cụ của cuộc đấu tranh phe phái nội bộ.

Tạp chí thương mại Hongkong “Nhật báo hiếu kỳ” bình luận về việc Jack Ma thoái hưu đúng vào lúc kinh tế tư nhân Trung Quốc ở vào thời điểm bi đát nhất. Việc Jack Ma tuyên bố tin xấu này sẽ đẩy nhanh sự sụt giảm niềm tin đối với các công ty tư nhân. Số lượng các công ty ngành nghề truyền thống ngày càng giảm, việc huy động vốn ngày càng khó khăn, gắng nặng thuế má ngày càng nặng, giá thuê nhà xưởng và nhân công gia tăng, tiêu dùng sụt giảm, viễn cảnh tăng trưởng thị trường hữu hạn…

Việc Jack Ma bán tháo cổ phiếu của Alibaba cũng khiến các cổ đông chú ý. “The Wall Strett Journal” đưa tin: trong 2 năm qua, Jack Ma đã bán ra 26,6 triệu cổ phiếu, trị giá 4,3 tỷ USD. Theo báo cáo của ông gửi Ủy ban giao dịch chứng khoán, nguyên nhân bán tháo là “bởi mục đích kinh doanh bình thường và thực hiện cam kết từ thiện”; nhưng những nhà đầu tư vẫn có thể dự đoán được tương lai của Alibaba qua việc Jack Ma bán tháo cổ phiếu và tuyên bố thoái hưu. Hành động của chính phủ Trung Quốc khống chế công nghệ 5G cũng trùm bóng mây lên tương lai của các công ty công nghệ. Ở Mỹ, các công ty tư nhân lãnh đạo sự phát triển băng thông rộng; còn ở Trung Quốc, chính phủ phụ trách.

Tờ “Thời đại công nghệ số Trung Quốc” bình luận, Jack Ma thoái hưu do có lẽ đã đánh hơi thấy không khí chính trị gì đó. Mỗi khi có biến động chính trị, các thương gia thường phá sản hoặc kết thúc sự nghiệp làm giàu bằng họa lao lý…

Jack Ma và Lưu Cường Đông (trái) liệu có phải là nạn nhân của cuộc Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ ?

Ngày 7/9, khi trả lời phỏng vấn phóng viên “The New York Times”, Jack Ma bày tỏ việc ông nghỉ hưu không phải là sự kết thúc một thời đại mà là bắt đầu một thời đại mới. Ngày 8/7, sau khi thông tin này lan ra, giá cổ phiếu Alibaba đã giảm tới 2,8%. Tối hôm đó, SCMP đưa tin người phát ngôn Albaba phủ nhận tin ông nghỉ hưu, nhấn mạnh ông vẫn và chủ tịch.

Trang Ntdtv.com cho rằng, đa số các chủ công ty tư nhân đều dựa vào quan hệ với chính khách để làm ăn, họ hòn toàn coi thường luật pháp và quy tắc cạnh tranh thương mại; không ít người còn lợi dụng quan hệ với quan chức để trục lợi khổng lồ. Tuy nhiên, điều này tỏ ra khá nguy hiểm. Trong cuộc chiến chống tham nhũng gần đây, có không ít chủ tư nhân bị liên đới khi các quan tham bị đánh; có tới 10 người có tên trên bảng danh sách biến mất. Ngoài ra các “đại gia” như Tiêu Kiến Hoa, Ngô Tiểu Huy, Diệp Giản Minh…đều lần lượt bị điều tra; các công ty của họ đều bị coi là có liên quan đến các tập đoàn quyền quý.

Một số đại gia khác thì gánh họa lao tù: Chu Chính Nghị, cựu Chủ tịch Công ty địa ốc Thượng Hải; nguyên Chủ tịch Tập đoàn Nông Khải năm 2002 có tên trong danh sách 11 người giàu nhất Trung Quốc của Forbes, nhưng ít lâu sau thì bị bắt và nhận án 16 năm tù. Từ Minh, Chủ tịch tập đoàn Thực Đức, Đại Liên năm 2011 đứng thứ 5 trong số các tỷ phú Đông Bắc với tài sản 13 tỷ NDT; đến tháng 3/2012 thì bị cuốn vào vụ án Bạc Hy Lai rồi bị bắt và vào tù.