Tại sao học đại học vẫn thất nghiệp

Ngày 9-10/4, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức tọa đàm khoa học "Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045" với sự tham gia của nhiều chuyên gia chính sách, giáo dục, việc làm.

Tại sao học đại học vẫn thất nghiệp

Lần lượt từ trái qua phải: Đại biểu Quốc hội Bùi Sĩ Lợi - TS. Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) - PGS.TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế.

Góp ý dự thảo "Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045", ông Bùi Sỹ Lợi, đại biểu Quốc hội khóa XIV nhấn mạnh, nguồn lực nội sinh của đất nước là quan trọng nhất và con người là trọng tâm. Về định hướng phát triển khoa học công nghệ, chúng ta phải đặc biệt nhấn mạnh đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Như vậy, chiến lược phải gắn với trọng tâm là con người và nhân lực.

Và để không mất cân đối trong đào tạo nguồn nhân lực, ông Bùi Sỹ Lợi khẳng định cần phải làm tốt công tác phân luồng. Trong đó phải gỡ nút thắt đào tạo văn hóa tại các trường nghề.

"Không thể nói trường nghề không được dạy văn hóa. Nói như vậy là sai tinh thần của Nghị quyết trung ương. Nghị quyết Trung ương đặt ra vấn đề nhấn mạnh phân luồng giáo dục. Trong đó phân luồng sau THCS (phân luồng ở giai đoạn đầu tiên) có ít nhất 30% học sinh đi học nghề còn 70% học tiếp lên bậc THPT.

Sau khi học nghề, học sinh vừa có bằng nghề vừa có bằng văn hóa. Tại sao lại ngăn cấm? Hết THPT thì 70% đi học nghề và chỉ 30% đại học thôi. Học đại học nhiều để làm gì? Có những 3 bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp là một hiện thực của Việt Nam", ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh và kiến nghị, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề phân luồng và dạy nghề.

Tại sao học đại học vẫn thất nghiệp

Đại biểu Quốc hội khóa XIV Bùi Sỹ Lợi trăn trở: "Có 3 bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp là một thực trạng của Việt Nam" (Ảnh: Phương Thảo).

Theo đại biểu này, chiến lược phải có ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cho nên nó phải có mục tiêu đến năm 2045.

Và để đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước, chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp phải giải quyết 2 vấn đề: Quy mô và hiện đại hóa.

"Cuộc CMCN 4.0 khiến cho năng suất lao động thay đổi hoàn toàn khác so với thời kỳ lao động thủ công. Phải cấu trúc lại hệ thống cơ sở đào tạo nghề. Quy mô đào tạo phải gắn liền với chất lượng, với việc làm và với thị thường lao động.

Chúng ta cũng cần lưu ý, việc đẩy mạnh tự chủ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không có nghĩa là chỉ quan tâm thu hút người học "có tiền" mà phải quan tâm đặc biệt đến nhóm lao động nghèo. Nhóm lao động này nhà nước phải bao cấp, đầu tư đào tạo", ông Bùi Sĩ Lợi lưu ý.

Gắn đào tạo nghề với các trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Ở góc độ chuyên gia kinh tế, PGS.TS Trần Đình Thiên khẳng định, chúng ta đang đứng ở giai đoạn rất đặc biệt, trong đó con người mà nhất là trí tuệ con người sẽ đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nước. Cho nên cách tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và chiến lược con người phải tiếp cận mang tính thời đại và có "tính cách mạng".

PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng việc đào tạo nghề trong giai đoạn tới phải gắn liền với các trung tâm khởi nghiệp, trung tâm đổi mới sáng tạo, gắn với các tập đoàn lớn và hướng tới đào tạo nghề nghiệp sáng tạo.

"Nếu định hướng đúng và trúng, chiến lược này sẽ rất quan trọng cho đất nước, làm thay đổi diện mạo, thay đổi đẳng cấp hệ thống giáo dục nghề nghiệp", ông nhận định.

Chuyên gia Trần Đình Thiên cũng lưu ý, chiến lược phải dự báo được cấu trúc nghề nghiệp trong tương lai sẽ thay đổi như thế nào. Cấu trúc nghề nghiệp của thời đại CMCN 4.0 sẽ là gì? Cấu trúc nghề nghiệp của thời đại cũ chưa chắc đã phù hợp với thời đại mới. Do đó, chúng ta phải định vị, nhận diện được cấu trúc nghề nghiệp của thời đại mới…

Công nghệ và kinh tế số đang phát triển chóng mặt đòi hỏi định hướng nghề nghiệp, định hướng phát triển khác hẳn. Sứ mệnh của chiến lược giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn mới ở Việt Nam là gì? Cơ hội của đất nước, đòi hỏi của đất nước đang đặt ra là gì? Vì sự thay đổi hiện nay là "kinh khủng", "ghê gớm lắm"…

"Nếu không chuẩn bị tốt cho tương lai thì chúng ta sẽ là người có tội khiến cho đất nước phát triển chậm lại trong khi thế giới tiến lên", ông nói.

Phát biểu tại tọa đàm, TS. Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, chủ đề của chiến lược là: Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiện đại, mở, linh hoạt, chất lượng, hiệu quả, dễ tiếp cận, công bằng, bền vững và hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển KT-XH của đất nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

"Mặc dù đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong giai đoạn trước, nhưng với bối cảnh thời kỳ dân số vàng của chúng ta đang dần trôi qua, cùng với các yêu cầu rất cao trong giai đoạn tới, câu hỏi đặt ra cho giáo dục nghề nghiệp hiện nay là có thể làm gì để phát triển cả về số lượng và chất lượng, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, đáp ứng sự kỳ vọng, tin tưởng của Đảng và Chính phủ", TS. Trương Anh Dũng nhấn mạnh.

Dự thảo "Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra mục tiêu, trong 5 năm tới (2021-2025) sẽ đào tạo 12,8 triệu lao động, trong đó trình độ Cao đẳng - Trung cấp là 3,2 triệu người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác là 9,6 triệu người. Thu hút 40% học sinh THCS và 45% học sinh THPT vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Triển khai thực hiện khung trình độ quốc gia đối với các bậc thuộc giáo dục nghề nghiệp và tham chiếu khung trình độ ASEAN, tạo điều kiện cho lao động có kỹ năng trong 8 lĩnh vực ngành, nghề được tự do di chuyển trong cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Dự thảo chiến lược cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 tuyển sinh hàng năm đạt 6,3 triệu người; trong đó học sinh, sinh viên nữ đạt trên 40% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới. Thu hút 55% học sinh THCS và 60% học sinh THPT vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Ít nhất 85% người học sau khi tốt nghiệp có việc làm theo đúng nghề, trình độ đào tạo hoặc làm việc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo. Công nhận trình độ phù hợp cho 50% người lao động trong khu vực công nghiệp dịch vụ và nông nghiệp chất lượng cao.

Lệ Thu (dantri.com.vn)

Tại sao học đại học vẫn thất nghiệp

ĐBQH Trịnh Ngọc Phương: thời gian qua Chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào các trường đại học quốc gia nhưng sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp.

Dẫn kinh nghiệm của các nước, ĐB Phương cho rằng: việc cải cách giáo dục rất khó do sự phản ứng từ những người "Hàn lâm", vì họ thấy nếu đưa vào những điều mới hay thay đổi cách thức hiện tại của việc dạy đại học có thể tác động đến vị trí an toàn của họ, cho nên họ thường tìm cách để phản ứng lại. Đặc biệt, năng suất nội ngành, đời sống của người lao động khó khăn, lao động có trình độ chuyên môn nhưng lại thiếu việc làm và thất nghiệp cao phản ánh chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu, chưa đề cập đến việc khởi động chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực cho người lao động trong các ngành kỹ thuật công nghệ, đào tạo đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật tay nghề cao, ngoại ngữ có thể sử dụng như người lao động một số nước trong khu vực có tác phong làm việc phù hợp với sự dịch chuyển lao động nội khối ASEAN.

Ngày nay, tình trạng thất nghiệp vẫn đang là một nỗi lo lắng trong lòng mỗi người dân lao động và toàn xã hội, đặc biệt trong thời buổi chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như hiện nay, thất nghiệp đã trở thành một nỗi ám ảnh.

Theo thống kê của Tổng cục thống kê về Dân số và Lao động, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị quý IV năm 2020 vẫn ở mức cao nhất so với cùng kỳ trong 10 năm trở lại đây. Từ năm 2018 đến năm 2020, số lượng người thất nghiệp có trình độ cao luôn ở mức hơn 100.000 người.

Vậy đâu là lí do dẫn đến việc thất nghiệp tràn lan, đặc biệt là các học sinh, sinh viên ở trình độ cử nhân đại học – cao đẳng? Hãy cùng Tiếng Trung Kim Oanh tìm hiểu những lí do dưới đây nhé

Đào tạo đại học – cao đẳng đại trà

Số lượng trường đại học – cao đẳng quá nhiều, nhưng trình độ đào tạo và trình độ tuyển sinh thấp, đào tạo thiếu tính thực tiễn và không tập trung chuyên môn dẫn đến cử nhân có số lượng lớn nhưng không đủ chuyên nghiệp.

Đến năm 2020 cả nước có 460 trường đại học và cao đẳng, bao gồm 224 trường đại học và 236 trường cao đẳng. Với số lượng trường đại học và cao đẳng khổng lồ như vậy, hàng năm lượng sinh viên được đào tạo gia nhập xã hội vô cùng lớn, khiến cho việc cạnh tranh giữa các sinh viên trở nên gay gắt, tỉ lệ thất nghiệp cao.

Phần lớn các trường đại học và cao đẳng hiện nay không đào tạo tập trung một nhóm ngành mà đào tạo nhiều nhóm ngành khác nhau. Điều này tất yếu dẫn đến hậu quả: số lượng cử nhân lớn (mỗi ngành thuộc mỗi khoa sẽ đào tạo trung bình vài chục đến vài trăm sinh viên, cả trường sẽ có từ vài đến vài chục ngành/khoa như vậy), chuyên môn và chất lượng kém (mỗi nhóm ngành cần một đặc trưng quản lí chuyên môn và chất lượng nhất định và chỉ có người trong ngành mới có thể hiểu rõ tường tận, ví dụ: chắc chắn nhân sự thuộc nhóm ngành kĩ thuật sẽ không thể hiểu rõ về các yếu tố cần thiết trong nhóm ngành xã hội, từ đó tạo nên sự cẩu thả trong quản lí, dẫn đến việc đào tạo chưa thực sự hiệu quả)

Chuyên môn không đủ cao

Chuyên môn của người lao động không đủ cao cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp.

Trong thời buổi xã hội “thừa thầy, thiếu thợ” như hiện nay, những lao động không thực sự giỏi về chuyên môn sẽ không được đánh giá cao trong mắt các nhà tuyển dụng. Những lao động đó bao gồm: sinh viên không nghiêm túc trau dồi kiến thức trong quá trình học tập chính quy tại các trường Đại học - Cao đẳng; sinh viên nặng về lí thuyết mà yếu kém phần thực hành thực tiễn; sinh viên vừa tốt nghiệp ở những trường Đại học quy mô nhỏ, chưa đủ danh tiếng và bản thân sinh viên chưa đủ kinh nghiệm.

Thiếu kĩ năng mềm

Sinh viên Việt Nam được đánh giá là thiếu kĩ năng mềm nghiêm trọng. Chia sẻ tại một buổi tọa đàm với sinh viên, ông Trần Trọng Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty VINAPO cho biết, có đến 90% sinh viên sau khi ra trường hầu như không có kỹ năng mềm. Bên cạnh kĩ năng cứng (trình độ chuyên môn) thì kĩ năng mềm sẽ quyết định thành công của một cá nhân trong công việc, từ đó trở thành thước đo cho nhà tuyển dụng.

Những kĩ năng mềm trong công việc như: kĩ năng tin học văn phòng, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng sắp xếp công việc, kĩ năng lên kế hoạch, kĩ năng làm việc độc lập… và một số kĩ năng liên quan đến giao tiếp: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng đàm phán,... Sự thiếu hụt trau dồi những kĩ năng này đã làm kém khả năng cạnh tranh của sinh viên, dẫn đến tình trạng thất nghiệp.

Thiếu định hướng nghề nghiệp

Ở bậc THPT, rất nhiều học sinh không được định hướng một cách đúng đắn về ngành nghề mình sẽ theo đuổi, dẫn đến việc: học Đại học - Cao đẳng theo nhu cầu của bố mẹ; học Đại học - Cao đẳng vì theo bạn bè; học theo xu hướng của xã hội mà chưa tìm hiểu kĩ lưỡng.

Những học sinh - sinh viên ra trường với nền tảng thiếu định hướng nghề nghiệp thường mất thời gian loay hoay để xác định mình cần làm gì, hoặc làm trái với ngành nghề ở trường đại học nên dễ thất nghiệp (học sinh - sinh viên không đủ định hướng nghề nghiệp sẽ không biết mình cần trau dồi những kĩ năng nào, không phát triển bản thân đủ để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng; những sinh viên làm trái ngành buộc phải bỏ thời gian rèn luyện lại từ đầu, vừa tốn thời gian vừa không mang lại hiệu quả cạnh tranh cao)

► Xem thêm: Điều kiện xin học bổng du học Trung Quốc

Thiếu ngoại ngữ 

Trong thời buổi hội nhập như hiện nay, ngoại ngữ là một công cụ cần thiết để giao lưu và tìm kiếm cơ hội việc làm ở một môi trường rộng lớn hơn. Thực tế, Việt Nam hiện đã và đang nhận được không ít vốn đầu tư nước ngoài. Không có ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh, dễ dẫn đến thất nghiệp.

Hơn thế nữa, ngoại ngữ thông dụng nhất Thế giới này còn chứa đựng một nguồn tài nguyên khổng lồ: mọi tài liệu được nghiên cứu và cập nhật liên tục bằng tiếng Anh; những phát minh, sáng kiến, tiến bộ đều được viết bằng tiếng Anh. Do đó, một lao động thiếu tiếng Anh không chỉ giảm khả năng mở rộng cơ hội việc làm mà còn hạn chế khả năng phát triển bản thân, giảm khả năng thích nghi với cái mới, khó tồn tại trong môi trường cạnh tranh và dễ đào thải, dẫn đến thất nghiệp.

Tuy nhiên, tiếng Anh không còn là một lợi thế mà nó đã trở thành một kĩ năng bắt buộc, do đó muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, đòi hỏi học sinh - sinh viên cần chọn cho mình một ngoại ngữ khác. Ngày nay các công ty doanh nghiệp từ Trung Quốc, Đài Loan, HongKong và những quốc gia sử dụng tiếng Trung khác đã và đang đầu tư rất nhiều vào Việt Nam, mở ra một môi trường cơ hội việc làm vô cùng lớn cho học sinh - sinh viên. Vì thế, để có thể tìm kiếm một cơ hội việc làm tốt hơn, hãy cân nhắc đến việc học và sử dụng tiếng Trung như một ngoại ngữ thứ 2 của mình.

Khoá tiếng Trung giao tiếp cơ bản

Tiếng Trung Kim Oanh luôn tự hào:

✔️Đội ngũ giáo viên 100% tốt nghiệp chuyên ngành Tiếng Trung, du học sinh Đài Loan, Trung Quốc .

✔️Giáo trình độc quyền bám sát thực tế trong công việc  và cuộc sống, học xong áp dụng được ngay.

✔️Lộ trình rõ ràng, nắm vững mục tiêu tiếng Trung trong thời gian ngắn nhất.

✔️CAM KẾT đầu ra giao tiếp lưu loát, đảm bảo đủ 4 kĩ năng nghe nói đọc viết.

✔️Ôn luyện thi HSK 3,4, CAM KẾT  đậu 100%.

✔️Chất lượng đưa lên hàng đầu, không dạy đại trà.

   ☀️TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG TRUNG  CHỈ TRONG 5 THÁNG☀️