Tại sao gọi là bà rịa vũng tàu

Vũng Tàu là trung tâm chính trị-kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngày 16-9-1999, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 186/QĐ-TTg công nhận thành phố Vũng Tàu là đô thị loại II, là một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, sản xuất công nghiệp, khai thác dầu khí, du lịch, dịch vụ, giao thông, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của khu vực phía Nam. Vũng Tàu có diện tích 144,42km2, bao gồm bán đảo Vũng Tàu (có chiều dài chừng 20km, chiều rộng từ 4-5km) và xã đảo Long Sơn ở phía Bắc, cách trung tâm thành phố chừng 8km theo đường chim bay. Bao quanh thành phố Vũng Tàu là biển, sông (phía Bắc), nhưng giao thông, đi lại rất thuận lợi. Vũng Tàu cách Bà Rịa chưa tới 20km, cách thành phố Hồ Chí Minh 125km. Vũng Tàu đi tới mọi nơi bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Thành phố có cơ sở hạ tầng và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng đồng bộ, tiện ích công cộng tính trên đầu người có tỷ lệ tương đối cao so với các đô thị khác trong nước. Ngày 22-8-1998, thành phố Vũng Tàu đã được phong tặng danh hiệu cao quý thành phố Anh hùng.

Theo quyển “Monographie de Baria” của một tác giả người Pháp viết năm 1902 cho biết địa danh Bà Rịa xuất phát từ tên của một người phụ nữ là Nguyễn Thị Rịa. Đây là người đã có công khai phá đất hoang, lập làng Phước Liêu vào năm 1789.

Tại sao gọi là bà rịa vũng tàu

Tuy nhiên, theo tài liệu “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức, địa danh Bà Rịa là do đọc nhại từ tên của một tiểu vương quốc là Bà Ly hay Bà Lợi. Tiểu vương quốc này tồn tại khoảng thế kỷ thứ VII, sau đó đã bị quân Chân Lạp thôn tính.

Vùng Bà Rịa xưa còn được gọi là vùng Mô Xoài hay Muỗi Xụy, là nơi tiếp nhận những người Việt đầu tiên từ miền Trung vào khai phá vùng đất Nam Bộ. Truyền thuyết dân gian kể rằng: “Vào khoảng thế kỷ XVIII, bà Nguyễn Thị Rịa từ Phú Yên – Bình Định vào khai phá vùng đất này. Bà đã bỏ tiền thuê dân vào khai hoang, lập làng mạc, mở nhiều nông trại. Bà đối xử rất tốt với những người mới đến định cư và khai hoang nên được mọi người rất yêu mến. Năm 1803 Bà Rịa mất. Vì không có con nên tài sản của bà được để lại cho người dân vùng Tam Phước. Người dân nhớ ơn bà nên đã lập miếu thờ bà và đặt tên cho vùng đất này là Bà Rịa”. Hiện nay, ngôi mộ của bà vẫn còn ở ngọn núi Tam Phước (hay còn gọi là núi Cố).

“Bà Rịa anh linh di vạn cổ

Nương nương hiển hách chứng thiên kim”.

Tại sao gọi là bà rịa vũng tàu
-Bổ sung:

Theo sử sách, Bà Rịa là người có công lớn trong quá trình khai phá vùng đất Long Điền – Xuyên Mộc từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần. Hiện nay, mộ và miếu thờ Bà Rịa tọa lạc tại xã Tam Phước, huyện Long Điền. Địa danh này đã trở thành điểm tham quan của những du khách muốn tìm hiểu về đất và người Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tại sao gọi là bà rịa vũng tàu

Từ Quốc lộ 55 qua khỏi Trung tâm hành chính – chính trị huyện Long Điền khoảng 2km, rẽ phải vào Tỉnh lộ 44B đi thêm khoảng 2km nữa là đến nơi có mộ Bà Rịa. Khu mộ nằm sát bên đường đối diện với UBND xã Tam Phước, huyện Long Điền. Cổng của khu mộ được sơn màu vàng, với mái ngói đỏ tươi. Trên cổng có tấm bảng màu nâu với hàng chữ vàng nhạt: Mộ Bà Rịa. Bên trong khuôn viên khu mộ rộng lớn là những hàng trúc, tre đằng ngà, bồ đề cùng nhiều cây cổ thụ tỏa rợp bóng mát. Nằm giữa khu mộ là ngôi nhà hình lục giác có bia tưởng niệm bằng đá granit đen ghi công lao Bà Rịa được đặt trên mình con rùa bằng đá granit xám.

Tại sao gọi là bà rịa vũng tàu

Bên trái khu mộ là điện thờ. Bên cạnh điện thờ là nhóm tượng điêu khắc với những người đàn ông, phụ nữ đang chặt cây, bắc cầu, chèo thuyền vượt sóng… thể hiện cho công cuộc khai phá, mở rộng đất đai của người dân thời xa xưa. Bên phải là khu mộ Bà Rịa, bên ngoài được xây bao phủ bức tường thành bằng đá ong mài, ngang 7m, dài 8,2m, tường dày 0,5m, cao 1m, bốn góc gắn bốn chiếc đèn trang trí hình tròn. Nằm thấp bên trong vòng thành là ngôi mộ Bà Rịa được xây theo bậc tam cấp. Bốn góc mộ có bốn trụ xi măng, được đặt hình bông sen. Ngôi mộ chính được sơn màu xanh da trời nổi bật lên giữa vòng thành đá ong màu nâu thẫm.

Tại sao gọi là bà rịa vũng tàu
Theo sách “Gia Định thành thông chí” của Hiệp Tổng trấn Gia Định Thành – Trịnh Hoài Đức, ghi chép về Bà Rịa như sau: Bà Rịa người Phú Yên (1665-1759). Năm 15 tuổi (1680) thời Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), bà có mặt trong đoàn lưu dân từ Dinh Trấn Biên (Phú Yên) vào Nam lập nghiệp. Nơi đến là vùng đất rộng lớn, có địa hình lồi lõm phức tạp, nổi tiếng là vùng nước độc, chướng khí, có nơi đầm lầy lau sậy mịt mù, có rất nhiều thú dữ. Khi đặt chân đến vùng rừng thiêng nước độc này, Bà Rịa cùng dân chúng lao vào công việc khai hoang mở đất, lập làng ở vùng Đồng Xoài (nay thuộc xã Hòa Long, TP.Bà Rịa), rồi dần mở rộng ra vùng Gò Xoài – Phước Liễu (nay thuộc xã Tam An, huyện Long Điền), tiếp tục khai khẩn đến đất Láng Dài (nay thuộc huyện Đất Đỏ) và hướng về vùng biển Xuyên Mộc.

Tại sao gọi là bà rịa vũng tàu

Đặc biệt, Bà Rịa huy động dân chúng sửa chữa cầu cống, đường sá bị hư hỏng nặng do bão lũ, giúp đoàn quân của Lễ Thành Hầu – Nguyễn Hữu Cảnh hoàn thành nhiệm vụ mở đất phương Nam. Bà Rịa không rõ họ gì, nhưng có công lớn trong việc khai hoang lập ấp, là người đức độ có uy tín khắp cả vùng. Với những công trạng đó, bà được Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1752) phong tước Hàm Nghè và sắc phong cho mang họ nhà Chúa, từ đó bà có tên là Nguyễn Thị Rịa.

Tại sao gọi là bà rịa vũng tàu


Bà Nguyễn Thị Rịa sống qua năm đời Chúa Nguyễn và mất năm 1759 (thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát 1738-1765) tại Hắc Lăng, Phước Liễu hưởng thọ 94 tuổi. Bà Rịa không có chồng, con cái, nên 300 mẫu ruộng của bà khai khẩn được sung vào công điền chia cho người nghèo. Nhằm ghi khắc công lao của bà, nhân dân địa phương đã lập khu mộ thờ cúng và tôn vinh trong câu đối: “Bà Rịa anh linh di vạn cổ – Nương nương hiển hách chứng thiên kim”. Phần bia mộ của bà khắc dòng chữ “Nguyễn Thị Rịa tiên nương”. Năm 1902, Trường Viễn đông bác cổ Đông Dương xây lại mộ Bà Rịa.

Tại sao gọi là bà rịa vũng tàu

Vào năm 1936 và năm 1972, chính quyền sở tại 2 lần cho trùng tu lại khu mộ của Bà Rịa.

Tên Bà Rịa đã được ghép đặt cho tên của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khi thành lập tỉnh năm 1991; từ năm 2012, tên Bà Rịa được đặt cho thành phố trung tâm hành chính-chính trị của tỉnh là TP.Bà Rịa. Hiện nay, khu mộ và điện thờ bà Nguyễn Thị Rịa tọa lạc ở xã Tam Phước, huyện Long Điền. Giỗ bà Nguyễn Thị Rịa được người dân quanh vùng tổ chức vào ngày 16 tháng 6 Âm lịch hàng năm, lễ cúng lúc 12 giờ. Đây là phong tục đẹp mà nhân dân địa phương tiến hành thường niên, tưởng nhớ công ơn người phụ nữ có công khai hoang mở đất, lập làng năm xưa.