Tại sao gọi bệnh viện dã chiến thu dung

Tại sao gọi bệnh viện dã chiến thu dung

Ảnh chụp tại một bệnh viện dã chiến thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 - Ảnh: TỰ TRUNG

"Bộ Y tế lên phương án thu dung điều trị bệnh nhân COVID - 19 tại Bắc Giang", "Trình Thủ tướng lập các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu trước yêu cầu cấp bách phòng chống dịch", "Thành phố Hồ Chí Minh triển khai bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID - 19"... Bà con cứ thắc mắc thu dung là gì? Đây từng là một từ thường dùng trong thời kỳ chiến tranh, nhất là ở miền Bắc. Những ai đã đi bộ đội Cụ Hồ đều không xa lạ gì đối với từ này.

Theo Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam (Trung tâm Từ điển Bách khoa quân sự Bộ Quốc phòng, NXB Quân Đội Nhân Dân, 1996): "Thu dung, toàn bộ các biện pháp đón nhận thương binh, bệnh binh, quân nhân lạc ngũ, rớt lại sau đội hình hành quân. (...) Các đội, trạm thu dung giúp đỡ những người được thu dung về y tế, vật chất, đưa trả họ về đơn vị hoặc đưa đến bệnh viện gần nhất" (trang 756). 

Có hai loại hình thu dung: một là các đội thu dung thường di chuyển phía cuối đội hình hành quân, hai là các trạm thu dung được bố trí tại vị trí nghỉ ngắn hoặc nghỉ dài của các tuyến đường hành quân.

Từ ngữ quân sự được sử dụng thời chiến, sau đó đi vào cuộc sống thường nhật cả trong thời bình. 

Đến nay, anh em cán bộ Đoàn vẫn hay nói, hay viết: điểm danh quân số, ngày hội quân chiến sĩ tình nguyện, chiến dịch 30 ngày đêm hoàn thành vượt mức kế hoạch... 

Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, NXB Hồng Đức, 2016) đã định nghĩa theo cách dùng thường ngày, ngắn gọn như sau: "Thu dung (động từ): đón nhận và cho ở". 

Thu dung theo nghĩa này cũng được Đào Duy Anh ghi nhận trong Hán Việt tự điển giản yếu (1932). Bạn đọc nào biết chữ Hán đều rõ: thu (收, bộ Phác) được dùng với nghĩa "lấy về / nhận về"; dung (容, bộ Miên) được dùng với ý nghĩa "chứa đựng /bao gồm". 

Như vậy, thu dung trong trường hợp này có nghĩa là tổ chức tiếp nhận và bố trí nơi ăn ở cho các bệnh nhân COVID - 19 để khám và điều trị cho họ.

Dung (容) còn một nghĩa nữa: hình dáng, gương mặt, diện mạo. Người Việt rất ưa dùng từ này để đặt tên: Mỹ Dung, Kim Dung, Ngọc Dung, Hạnh Dung, Phương Dung, Xuân Dung... Cho nên những ai được cha mẹ đặt tên là Thu Dung (秋容) thì yên tâm sẽ không bị ai kêu réo vì lý do cái tên riêng của mình: nghĩa ở đây rất lãng mạn - gương mặt mùa thu!

Tại sao gọi bệnh viện dã chiến thu dung
Tiếng nước tôi: Người mà đến thế thì thôi

DUYÊN TRƯỜNG

Bệnh viện dã chiến là một bệnh viện tạm thời hoặc đơn vị y tế di động để chăm sóc bệnh nhân trước khi có thể chuyển họ sang các cơ sở lâu dài hơn[1]. Thuật ngữ này ban đầu được dùng trong quân sự, nhưng sau đó cũng được dùng trong tình huống dân sự như khi có thảm họa hoặc sự cố lớn[2]. Bệnh viện dã chiến được xây dựng gần nguồn thương vong, trong đô thị thì là những nơi dễ dàng tiếp cận như trường học, sân vận động. Bệnh viện dã chiến nói chung lớn hơn trạm cấp cứu tạm thời nhưng nhỏ hơn Bệnh viện Quân y thường trực.

  1. ^ Joy, Robert J. T. (ngày 4 tháng 12 năm 2003). “A Grateful Heart: The History of a World War I Field Hospital (review)”. Bulletin of the History of Medicine (bằng tiếng Anh). 77 (4): 961–962. doi:10.1353/bhm.2003.0176. ISSN 1086-3176. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020. Field hospitals were mobile, were sent to support the battle line—as was the 103d—and served in every capacity, from disease hospital to resuscitation center to acute care (with surgical reinforcement) to reserve and rest status. Their job was triage, stabilization, and evacuation to the base hospitals.
  2. ^ “In pictures: Field hospitals set up around world”. BBC News. ngày 30 tháng 3 năm 2020.

  • Clouston, Ann (2018). Centenary History of 201 Field Hospital. The Memoir Club.

  Phương tiện liên quan tới Field hospitals tại Wikimedia Commons

  • The Nurses of the 51st Evac Hospital In WWII
  • Supplier of field hospitals to the US Army
  • Utilis SAS, Designer and Supplier of field hospitals
  • SMU's Frank J. Davis World War II Photographs

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bệnh_viện_dã_chiến&oldid=65489752”

Ngày 20.7, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM chính thức tiếp nhận Bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị Covid-19 số 13.

Tại sao gọi bệnh viện dã chiến thu dung

Lễ bàn giao Bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị Covid-19 số 13

Ngày 20.7: Cả nước 1.161 ca Covid-19, 9.072 ca khỏi

Tại buổi lễ bàn giao, đại diện Sở Y tế TP.HCM trao quyết định phân công BS.CKII Nguyễn Thành Dũng, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới kiêm nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị Covid-19 số 13, thay cho ông Hồng Công Danh (Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, Giám đốc Bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị Covid-19 số 13 trước đó).

Bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị Covid-19 số 13 là bệnh viện dã chiến duy nhất của TP.HCM được Sở Y tế duy trì hoạt động trong tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP được kiểm soát ổn định. Các bệnh viện dã chiến khác đã giải thể.

Theo báo cáo của Sở Y tế, ngày 20.7, TP.HCM có 10 ca nhập viện do Covid-19, nâng tổng số ca đang điều trị hiện tại là 48 ca. Trong đó, có 13 ca cần hỗ trợ hô hấp, 2 ca thở máy xâm lấn và 518 ca cách ly tại nhà.

Tính từ khi xuất hiện dịch Covid-19 đến nay, TP.HCM đã có 612.084 ca mắc, 20.488 ca tử vong. TP.HCM đã tiêm hơn 22,3 triệu liều vắc xin Covid-19 cho người dân.

Tin liên quan

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức vừa ký Quyết định về việc tổ chức lại Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 14 thành Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 14 trực thuộc Sở Y tế.

Theo đó, UBND TPHCM quyết định tổ chức lại Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 14 thành Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 14 trực thuộc Sở Y tế với tên gọi Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 14. Trụ sở bệnh viện đặt tại khu đất số 2 đường Trường Chinh (phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM).

Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 14 có quy mô 1.600 giường bệnh, trong đó 600 giường hồi sức tích cực, 1.000 giường thu dung, điều trị người bệnh không có triệu chứng và mức độ nhẹ, vừa, nặng với 1.350 nhân viên y tế và các nhân viên hỗ trợ làm công tác hậu cần, hành chính khác.

Theo Quyết định của UBND TPHCM, Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 14 được xếp hạng I theo hạng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, sử dụng danh mục kỹ thuật đã được phê duyệt cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Sở Y tế bổ sung các kỹ thuật cần thiết.

Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 14

Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 14 có chức năng tổ chức thu dung, cách ly, theo dõi, điều trị người bệnh COVID-19 không có triệu chứng và người bệnh mức độ nhẹ, vừa, nặng, nguy kịch theo các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TPHCM và Sở Y tế.

Bệnh viện có nhiệm vụ tiếp nhận phân loại người bệnh theo mức độ lâm sàng để bảo đảm thu dung và điều trị cho người bệnh COVID-19 đúng đối tượng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Bệnh viện thu dung, cách ly, quản lý, khám chữa bệnh cho người nghi nhiễm đang chờ xét nghiệm khẳng định, người nhiễm không có triệu chứng và người bệnh mức độ nhẹ, vừa, nặng và nguy kịch; duy trì điều trị bệnh kèm theo, bệnh nền theo đơn ngoại trú của người nhiễm và người bệnh; theo dõi sát diễn biến người bệnh và thực hiện chế độ chăm sóc hộ lý cho người bệnh; bảo đảm thực hiện công tác chăm sóc điều dưỡng, dinh dưỡng cho người bệnh;

Bệnh viện có chức năng công nhận khỏi bệnh và chuyển người bệnh tự theo dõi tại nhà; kiểm soát nhiễm khuẩn, ngăn ngừa lây lan truyền dịch COVID-19 trong cơ sở và ra cộng đồng.