Phân biệt văn bản luật và văn bản dưới luật cho ví dụ minh hóa

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống.

Căn cứ vào trình tự ban hành và giá trị pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật được chia ra thành 2 loại là các văn bản luật và văn bản dưới luật.

1. Các văn bản luật

Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước ban hành.

Văn bản Luật có các hình thức là Hiến pháp và luật.

– Hiến pháp (bao gồm Hiến pháp và các Đạo luật về bổ sung hay sửa đổi Hiến pháp). Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như: Hình thức và bản chất của Nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động và thẩm quyền của các cơ quan nhà nước. Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp.

Luật (bộ luật, luật), nghị quyết của Quốc hội có chứa đựng các quy phạm pháp luật là những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội cơ quan quyền lực nhà nước cao  nhất ban hành để cụ thể hoá Hiến pháp, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước.

Các luật và nghị quyết của Quốc hội có giá trị pháp lý cao (chỉ sau Hiến pháp), vì vậy khi xây dựng các văn bản dưới luật phải dựa trên cơ sở các quy định thể hiện trong văn bản luật, không được trái với các quy định đó.

2. Các văn bản dưới luật

Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định.

Những văn bản này có giá trị pháp lý thấp hơn các văn bản luật, vì vậy khi ban hành phải chú ý sao cho những quy định của chúng phải phù hợp với những quy định của Hiến pháp và luật.

Giá trị pháp lý của từng loại văn bản dưới luật cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào thẩm quyền của các cơ quan ban hành chúng.

Theo Hiến pháp năm 1992 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hiện nay ở nước ta có những loại văn bản dưới luật sau:

– Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

– Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

– Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

– Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Văn bản quy phạm pháp luật có lẽ không còn là khái niệm xa với đối với tất cả những cá nhân, tổ chức đang hành nghề và học chuyên ngành luật. Nó là hệ thống các quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành theo một trình tự, thủ tục nhất định, trong đó bao gồm những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo ý chí của nhà nước, được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

Theo quy định thì Văn bản quy phạm phạm pháp luật bao gồm Văn bản Luật và văn bản dưới luật. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được đâu là van bản luật và đâu là văn bản dưới luật.

Để tranh bị nhầm lẫn giữa hai loại văn bản này, trong phạm vi bài viết này, tổng đài 1900 6557 sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi Văn bản dưới luật là gì và những nội dung xoay quanh văn bản dưới luật để bạn đọc dễ dàng phân biệt được hai khái niệm trên.

Văn bản dưới luật là một trong hai loại của văn bản quy phạm pháp luật, đây là văn bản mà nội dung là quy phạm pháp luật, do các cơ quan nhà nước ớ trung ương, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương ban hành.

Văn bản dưới luật được ban hành để cụ thể hóa một nội dung được các văn bản luật quy định. Văn bản dưới luật được ban hành có thể cụ thể hóa, quy định chi tiết cho các văn bản luật, tuy nhiên không được trái với quy định của hiến pháp và các văn bản luật.

Văn bản dưới luật bao gồm những văn bản cụ thể nào?

Ngoài việc giải đáp Văn bản dưới luật là gì?  Chúng tôi sẽ giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về các loại văn bản dưới luật.

Hiện nay, văn bản dưới luật bao gồm pháp lệnh, nghị quyết, sắc lệnh, nghị đinh, quyết định, thông tư. Trong đó:

+ Pháp lệnh là văn bản dưới luật, chủ thể ban hành là Ủy ban thường vụ Quốc hội và quy định những vấn đề được Quốc hội giao.

Pháp lệnh thường quy định và điều chỉnh những mối quan hệ xã hội quan trọng, cơ bản nhưng chưa được văn bản luật quy định một cách chi tiết hoặc chưa được quốc hội quy định. Pháp lệnh ban hành một thời gian có thể được xem xét trở thành văn bản Luật.

Về giá trị pháp lý, văn bản dưới luật có hiệu lực pháp lý dưới hiến pháp và các văn bản Luật. Khi ban hành, Pháp lệnh phải được quá nửa tổng số thành viên Ban thường vụ Quốc hội đồng ý và có hiệu lực khi chủ tịch nước ký lệnh công bố. (Trước 15 ngày kể từ ngày được thông qua).

+ Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật quyết định những nội dung cơ bản để điều chỉnh quan hệ xac hội, ban hành sau khi được bàn bạc, biểu quyết thông qua theo đa số của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.

Nghị quyết theo quy định tại Hiến pháp là hình thức văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.

+ Sắc lệnh là một loại văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản pháp luật cá biệt của người đứng đầu bộ máy nhà nước hoặc bộ máy hành pháp, được ban hành bởi Chủ tịch nước. Hiện nay, tại một số quốc gia, sắc lệnh có thể do Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ hoặc Tòa án ban hành.

+ Nghị định là hình thức văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ. Nghị định nêu chi tiết những vấn đề được văn bản luật quy định hoặc quy định những quyền và nghĩa vụ của người dân trên cơ sở quy định của Hiến pháp và các văn bản Luật do Quốc hội ban hành.

+ Quyết định cũng là một loại văn bản quy phạm pháp luật có tinhs chất đặc biệt hơn những văn bản dưới luật khác bởi đây vừa là văn bản quy phạm pháp luật, vừa là văn bản áp dụng pháp luật được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quyết định thường dụng để đưa ra những biện pháp nhằm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc được sử dụng đẻ giải quyết các công việc hàng ngày liên quan đến hoạt động của các cơ quan nhà nước

+ Thông tư là một loại văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, được ban hành bới Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, dung để hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do cấp trên ban hành. Thông thường, thông tư sẽ dung để hướng dẫn Nghị định chính phủ. Thông tư thường sẽ được ban hành bổi một Bộ để hướng dẫn giải quyết những quy định của Nghị định liên quan đến lĩnh vực mà Bộ quản lý, hoặc cung có thể được ban hành bởi nhiều bộ, ngành để hướng dẫn các nghị định do Chính phủ ban hành để giải quyết các vấn đề liên quan đến các công việc do Bộ, ngành đó quản lý.

So sánh văn bản Luật và văn bản dưới Luật

Tiêu chí so sánh/ Loại văn bản Văn bản Luật Văn bản dưới Luật
Thẩm quyền ban hành Văn bản Luật được cơ Quốc hội – Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cao nhất về hành pháp ban hành theo các trình tự, thủ tục nhất định dung để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo ý chí của Nhà nước, được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Văn bản dưới Luật do các cơ quan nhà nước ớ trung ương, các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Văn bản dưới luật được ban hành để cụ thể hóa một nội dung được các văn bản luật quy định. Văn bản dưới luật được ban hành có thể cụ thể hóa, quy định chi tiết cho các văn bản luật, tuy nhiên không được trái với quy định của hiến pháp và các văn bản luật.
Hiệu lực pháp lý Có hiệu lực pháp lý cao nhất Có hiệu lực thấp hơn (Sau Hiến pháp và các văn bản Luật

Mọi thắc mắc liên quan đến bài viết Văn bản dưới luật là gì?  Quý độc giả có thể liên hệ Tổng đài hỗ trợ 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất.