Tại sao đường biên giới châu phi lại thẳng

Thường các nước sẽ có đường biên giới tiếp giáp với ít nhất hai quốc gia khác hoặc không tiếp giáp với quốc gia nào trong trường hợp bị biển bao quanh như Úc; tuy nhiên, Gambia là đất nước duy nhất tại Châu Phi chỉ tiếp giáp với một quốc gia khác là Senegal. Trên thực tế, cả đất nước Gambia nằm gọn trong Senegal.

 

Kể từ thế kỷ 15 khi người Châu Âu bắt đầu đi khám phá thế giới, hai dòng sông Gambia và Senegal đã thu hút được sự chú ý của họ. Vào thế kỷ 17, đế quốc Anh và Pháp đã bắt đầu có ý định xâm chiếm khu vực này. Đế quốc Pháp thiết lập trạm thương mại ở đầu sông Senegal vào năm 1638. Vào năm 1659, họ chuyển trạm tới một nơi an toàn hơn là đảo St Louis. Vào năm 1677, họ chiếm lấy đảo Goree từ tay của Hà Lan. Trong khi đó, người Anh lại tập trung sức lực vào Gambia. Vào năm 1661, Pháo đài James đã được xây trên hòn đảo ở vị trí khoảng 17 dặm trên thượng nguồn. Sau đó, từ Goree, người Pháp bắt đầu khám phá và mở rộng lãnh thổ vào sâu bên trong, còn người Anh thì chỉ ở lại vùng ven sông Gambia. Do đó, khi cuộc xâm lược Châu Phi diễn ra năm 1884, Anh rơi vào thế bất lợi hơn. Khi hai nước thỏa thuận về đường ranh giới vào năm 1889, Anh chỉ có thể chiếm được một dải nhỏ nằm dọc hai bờ sông Gambia. Khu vực đó được bao bọc toàn bộ bởi vùng Senegal của Pháp.

Vào năm 1965, Gamebia trở thành một thành viên độc lập trong Khối Thịnh vượng Chung của Anh. Năm năm sau, vào tháng 4/1970, sau khi hiến pháp mới được phê duyệt và chấp thuận, Gambia đã trở thành một quốc gia độc lập./.

Nguồn: History World

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Biên giới hay biên giới quốc gia là đường phân định giới hạn lãnh thổ hay lãnh hải của 1 nước với 1 nước tiếp giáp khác, hoặc với hải phận quốc tế.

Bia đá biên giới tại Passo San Giacomo nằm giữa Val Formazza, Ý và Val Bedretto, Thụy Sĩ

Biên giới giữa Áo và Đức tại Achenpass

1 biên giới có thể là:

  • Có sự đồng ý của các quốc gia trên cả hai mặt.
  • Bị áp đặt bởi quốc gia ở 1 bên.
  • Bị áp đặt bởi các bên thứ ba, ví dụ như hội nghị quốc tế.
  • Thừa kế từ 1 cựu nhà nước, quyền lực thuộc địa hoặc lãnh thổ quý tộc.
  • Được kế thừa từ 1 biên giới nội bộ cũ, chẳng hạn như trong Liên Xô cũ.
  • Không bao giờ được định nghĩa chính thức.

Ngoài ra, biên giới có thể là 1 đường ngừng bắn quân sự thực tế.

Biên giới tự nhiên là các đặc điểm địa lý thể hiện những trở ngại tự nhiên đối với giao lưu và vận chuyển. Các đường biên giới chính trị hiện tại thường là sự chính thức hóa các trở ngại lịch sử, tự nhiên như vậy.

 

Hình ảnh của biên giới Pháp-Ý vào ban đêm. Đầu phía Tây Nam của dãy Alps tách 2 nước.

 

Hàng rào ngăn cách bãi biển ở biên giới giữa San Diego (Hoa Kỳ) và Tijuana (México)

Một số khả năng địa lý thường cấu thành các biên giới tự nhiên là:

  • Đại dương: đại dương tạo ra biên giới tự nhiên rất tốn kém. Rất ít quốc gia trải rộng trên 1 lục địa. Chỉ có các quốc gia rất lớn và giàu tài nguyên mới có thể duy trì chi phí quản trị trên khắp đại dương trong thời gian dài hơn.
  • Sông: một số biên giới quốc gia dọc theo biên giới tự nhiên được hình thành bởi các con sông. Một số ví dụ là: Sông Niagara (Canada - Mỹ), Rio Grande (México - Mỹ), sông Rhine (Pháp - Đức), sông Amur (Nga - Trung Quốc), sông Áp Lục (Trung Quốc - Triều Tiên) và sông Mekong (Thái Lan - Lào).
  • Hồ: các hồ lớn tạo ra biên giới tự nhiên. Một ví dụ về biên giới tự nhiên được tạo ra bởi hồ là hồ Tanganyika giữa Cộng hòa Dân chủ Congo và Zambia trên bờ phía Tây của nó và Tanzania và Burundi ở phía Đông.
  • Rừng: rừng rậm có thể tạo ra biên giới tự nhiên mạnh mẽ. Một ví dụ về biên giới rừng tự nhiên là rừng mưa Amazon, tách Brazil và Bolivia với Peru, Colombia, Venezuela và Guyana.
  • Dãy núi: nghiên cứu về biên giới cho thấy núi có tác động đặc biệt mạnh mẽ như biên giới tự nhiên. Nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Á đã có biên giới chính trị của họ được xác định dọc theo dãy núi, thường dọc theo 1 đường phân thủy.

Trong lịch sử, những tiến bộ công nghệ đã làm giảm chi phí vận chuyển và giao lưu xuyên biên giới tự nhiên. Điều đó đã làm giảm tầm quan trọng của biên giới tự nhiên theo thời gian. Kết quả là, các biên giới chính trị đã được chính thức hóa gần đây, chẳng hạn như ở châu Phi hay châu Mỹ, thường ít tuân theo biên giới tự nhiên hơn các biên giới rất cũ, chẳng hạn như biên giới ở châu Âu hay châu Á.

Biên giới hình học

Biên giới hình học được hình thành bởi các đường thẳng (chẳng hạn như các đường vĩ độ hoặc kinh độ), hoặc thỉnh thoảng là cung, bất kể tính chất vật lý và văn hóa của khu vực. Các ranh giới chính trị như vậy thường được thấy xung quanh các nước hình thành từ các tổ chức thuộc địa, chẳng hạn như ở Bắc Mỹ, Châu Phi và Trung Đông.

Các loại biên giới:

  • Biên giới đối địch - là biên giới giữa 2 quốc gia đang ở trong tình trạng đối địch, có khả năng xảy ra xung đột vũ trang.
  • Biên giới hòa bình hữu nghị - là biên giới chung giữa 2 quốc gia có quan hệ thân thiện, đường biên được hoạch định trên cơ sở thương lượng, bình đẳng.

 

Cột mốc ngã 3 biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia ở xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

Xem thêm: Địa lý Việt Nam § Diện tích và biên giới

Biên giới Việt Nam phân định lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam với các nước khu vực chung quanh: Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia phía Tây, vịnh Thái Lan ở phía Nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía Đông với tổng chiều dài 4.639 km trên bộ và 3.444 km bờ biển; trên biển là vùng còn tranh cãi với các nước Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines, Đài Loan và Trung Quốc.

  • Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ theo đường biên giới trên bộ
  • Tất cả các trang có tựa đề chứa "biên giới"

  Phương tiện liên quan tới Borders tại Wikimedia Commons

  • //www.viet-studies.org/hiepuoc.htm

  Bài viết về chủ đề địa lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Biên giới.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Biên_giới&oldid=64192787”

because khi nghĩ về lịch sử của châu phi ta sẽ nghĩ ngay rằng biên giới châu Phi là một sản phẩm do chủ nghĩa thực dân phân chia thuộc địa ở châu Phi, là gần như do con người tạo ra. Trước đó, do châu Phi đất rộng mà lại ít dân cư, chủ yếu là sống du mục nên gần như châu Phi không có biên giới với nhau nghĩ

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Nguồn: “Why Africa’s borders are a mess“, The Economist, 17/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc cãi vã về chỗ đậu xe hiếm khi chuyển biến thành sự kiện quốc tế. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm ngoái tại Vurra, một tỉnh nằm trên biên giới giữa Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), sự việc lại diễn ra như vậy. Những người Congo trẻ tuổi dường như đã vượt quá mốc hải quan 300m để xây dựng một bãi đậu xe, tại khu vực mà họ nói là đất vô chủ. Uganda bày tỏ sự phản đối, dùng các khúc gỗ để chặn đường. Biên giới đã đóng cửa trong hai tháng.

Sự hiểu nhầm như vậy không phải là bất thường ở châu Phi. Chỉ có một phần ba trong số 83.000 km đường biên giới của khu vực này được phân giới một cách rõ ràng. Liên minh châu Phi (AU) đang giúp các nước xử lý tình trạng này, nhưng thời hạn hoàn thành công việc đã bị đẩy lùi nhiều lần. Công việc này được dự kiến hoàn thành vào năm 2012, sau đó là năm 2017, và bây giờ, thời hạn được công bố vào tháng trước là năm 2022. Tại sao việc phân định biên giới châu Phi lại khó khăn như vậy, và tại sao nó lại quan trọng?

Hầu hết các đường biên giới thời kỳ tiền thuộc địa đều không rõ ràng. Châu Âu đã thay đổi điều đó, xác định lãnh thổ bằng cách vẽ các đường biên giới trên bản đồ. “Chúng tôi đã trao các ngọn núi, các con sông và hồ cho nhau,” Thủ tướng Anh Lord Salisbury nói đùa vào năm 1890, “chỉ duy bị cản trở bởi những trở ngại nhỏ đó là chúng tôi không bao giờ biết những ngọn núi, các con sông và hồ nằm ở đâu”.

Chẳng hạn, việc ấn định ranh giới giữa Congo và Uganda mất đến 30 năm, sau hai lần người Bỉ gặp phải tình trạng lẫn lộn các con sông. Năm 1964, các quốc gia châu Phi độc lập, với mong muốn tránh xung đột, đã đồng ý sử dụng các đường biên giới thời kỳ thuộc địa. Nhưng họ không thực hiện nhiều nỗ lực để phân giới trên mặt đất.

Gánh nặng bây giờ đặt lên vai các viên chức phải giải quyết mớ hỗn độn này. Nhiệm vụ của họ bắt đầu với các tài liệu đầy bụi, thường nằm trong các kho lưu trữ châu Âu. Các Hiệp ước cũ có thể đề cập đến các con sông nay đã thay đổi dòng chảy, hoặc các con đường mà đã biến mất. Sau đó, các đội khảo sát sử dụng GPS phải lang thang qua các vùng đất biên giới gồ ghề, dựng các cột mốc, trấn an người dân địa phương, và ở một số nơi còn phải tránh bom mìn.

Vấn đề trên hết chắc chắn là chính trị. Nhiều vùng đất biên giới được các bên mong muốn bởi có các đồng cỏ và khoáng sản: các hồ bị tranh chấp là những khu vực chứa dầu mỏ, khí đốt và cá. Biến đổi khí hậu và sự gia tăng dân số đang đặt áp lực lên các nguồn tài nguyên, làm cho mâu thuẫn trở nên khó giải quyết hơn.

Cuộc tranh chấp đối với Abyei, một tỉnh nằm trên đường biên giới quốc tế tương đối mới giữa Sudan và Nam Sudan, là một ví dụ minh họa: lịch sử rối rắm của nó bắt nguồn từ bản vẽ ranh giới tỉnh vào năm 1905, và cuộc xung đột sắc tộc của nó được khắc sâu bởi cuộc nội chiến, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với các vùng đất chăn thả và các mỏ dầu mà cho đến gần đây đã tạo ra một phần tư GDP của Sudan.

Các cuộc chiến tranh giành lãnh thổ toàn diện ở châu Phi hiếm hoi hơn so với lịch sử của châu Âu. Nhưng 19 tranh chấp biên giới đang nổi lên trên khắp lục địa này, ông Fred Gateretse-Ngoga, Giám đốc Ban phòng ngừa xung đột của AU, cho biết. Vào năm 1998, Ethiopia và Eritrea đã khởi đầu một cuộc chiến tranh để giành một thị trấn biên giới, mỗi bên chỉ ra một cách giải thích khác nhau về một hiếp ước thời thuộc địa. Nigeria và Cameroon gần như đã rơi vào tình trạng tương tự vì một bán đảo (Tòa án Công lý Quốc tế đã ra phán quyết có lợi cho Cameroon vào năm 2002).

Việc phân định biên giới sẽ củng cố hòa bình và hỗ trợ các nền kinh tế địa phương. Mali và Burkina Faso, đã hai lần gây chiến với nhau, bây giờ cùng chia sẻ một trạm xá y tế chung trên biên giới. Có lẽ Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo, hai quốc gia đã bắt đầu tiến hành dự án phân giới cắm mốc chung với chi phí 200.000 USD tại Vurra tháng 04 năm ngoái, nên xem xét việc chia sẻ một bãi đậu xe chung.

Video liên quan

Chủ đề