Tại sao buồn ngủ hoài

Mất ngủ bất kể nguyên nhân, có thể dai dẳng kể cả kiểm soát các yếu tố thúc đẩy, thường là vì bệnh nhân cảm thấy lo lắng về một đêm mất ngủ tiếp theo và sau đó là một ngày mệt mỏi. Thông thường, bệnh nhân dành hàng giờ trên giường tập trung và suy nghĩ về sự mất ngủ của họ, và khó ngủ ở trong phòng của mình hơn so với ngủ xa nhà.

  • Các chiến lược hành vi nhận thức

Các chiến lược hành vi nhận thức khó thực hiện và mất nhiều thời gian hơn nhưng hiệu quả lâu hơn, có thể đến 2 năm sau khi điều trị kết thúc.

Những chiến lược này bao gồm

Buồn ngủ ngày và nguyên nhân

Chúng ta có thể tình cờ quan sát thấy một anh chàng ngủ gật khi đang đợi đèn đỏ hay anh bạn đồng nghiệp ngáy pho pho trong một buổi thuyết trình, báo cáo… hay một người cần nhiều cốc cà phê  để có thể tỉnh táo hơn vào buổi chiều. Giống như họ, chúng ta không thể tập trung vào công việc, hiệu quả giảm do buồn ngủ nhưng đôi khi chúng ta không nhận ra điều đó.

Buồn ngủ ngày có thể gây ra nhiều hậu quả. Ngủ không tốt có thể liên quan đến các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường và béo phì.

Nguyên nhân của buồn ngủ ngày?

Nguyên nhân của buồn ngủ ngày có nhiều nguyên nhân. Thông thường do rối loạn giấc ngủ gây ra. Ví dụ như hội chứng Jet lag. Trường hợp này, người bệnh do phải làm việc tại múi giờ lệch với múi giờ thông thường.

Những người thường xuyên phải thay đổi vùng làm việc, như sống ở Mỹ nhưng phải làm việc tại chi nhánh ở Việt Nam 6 tháng trong 1 năm.  Điều này khiến có thể thay đổi nhịp sinh học, những người này sẽ buồn ngủ vào ban ngày và thức vào ban đêm khi đến làm việc tại chi nhánh.

Buồn ngủ ngày còn là hậu quả của các bệnh lý liên quan đến rối loạn giấc ngủ như mất ngủ ,  narcolepsy hay hội chứng chân không yên. Những người thường xuyên làm việc ca đêm sẽ buồn ngủ khi làm việc và mất ngủ khi họ cố ngủ vào ban ngày.

Những người này thường đấu tranh với bản thân để tỉnh khi lái xe, nhưng thường ngủ lơ mơ khi ngồi yên trong phòng chờ (khám bệnh, nhà xe). Họ thường xuyên phải dùng cà phê để tỉnh táo, và dùng khi chiều muộn. Họ thường than phiền bị mất ngủ do sử dụng cà phê quá nhiều.

Ngoài ra, buồn ngủ ngày còn liên quan đến hội chứng ngưng thở khi ngủ. Những cơn ngưng thở ngắn trên 10 giây, lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi ngủ  kèm theo giảm độ bão hòa oxy trong máu sau mỗi cơn ngưng thở, kích thích não bộ thức dậy nhưng không nhận thức được bởi người bệnh. Hậu quả là bệnh nhân có giấc ngủ không tốt vào ban đêm và buồn ngủ vào ban ngày.

Giấc ngủ không tốt có thể có tác dụng xấu gì?

Hầu hết mọi người cần ngủ 8 giờ/ ngày, cũng có người cần ngủ nhiều hơn hay ít hơn.

Thiếu ngủ hay chất lượng giấc ngủ kém có thể liên quan đến một số bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, béo phì hay sa sút trí tuệ.

Nếu một người đã ngủ đủ giấc vẫn còn buồn ngủ vào ban ngày, dễ rơi vào giấc ngủ vào ban ngày hay có cơn buồn ngủ dữ dội không giải thích được hay có những bất thường trong khi ngủ như mộng du thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để tầm soát bệnh lý căn nguyên.

Một số triệu chứng liên quan đến rối loạn giấc ngủ:

Nên khám bác sĩ chuyên khoa khi có một số triệu chứng sau liên quan đến rối loạn giấc ngủ :

  • Mất hơn 30 phút để đi vào giấc ngủ ban đêm
  • Thức dậy nhiều lần trong đêm và khó dỗ giấc ngủ trở lại
  • Thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày, dễ ngủ vào ban ngày và ngủ gục vào thời điểm hay nơi không thích hợp.
  • Ngáy to, thường xuyên, cảm giác ngộp thở hay có người quan sát có cơn ngưng thở khi ngủ
  • Tay hay chân thường  xuyên có cử động khi ngủ, đôi khi chỉ là cơn run nhẹ hay giật nhẹ ngón cái
  • Tay hay chân có những khó chịu không giải thích được vào buổi chiều tối đặc biệt là khi buồn ngủ
  • Ngủ dậy rất đau đầu
  • Ngủ gặp ác mộng hay có ảo giác như thật khi rơi vào giấc ngủ hay vừa thức giấc
  • Cử động bất thường khi ngủ như : mộng du
  • Có những cơn yếu cơ đột ngột khi giận dữ, vui mừng
  • Cảm giác không nhấc nổi tay chân khi vừa thức dậy (bóng đè)

Những rối loạn giấc ngủ thường gặp :

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ : Đặc trưng bởi những cơn ngưng thở ngắn lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi ngủ kèm theo giảm độ bão hòa oxy máu. Ngưng thở khi ngủ được chứng minh có liên quan đến bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường, suy giảm ham muốn tình dục, làm thay đổi tính khí người bệnh.

Chẩn đoán: dựa trên thăm hỏi bệnh, nhưng chẩn đoán xác định bằng đa ký giấc ngủ hay đa ký hô hấp.

Điều trị : Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh hay nguyên nhân bệnh mà bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị bằng CPAP, dụng cụ kéo hàm hay phẫu thuật vùng hầu họng

  • Hội chứng chân không yên:  Đặc trưng bằng những khó chịu ở 2 chi dưới thường xuất hiện vào chiều tối, khiến bệnh nhân phải cử động chân liên tục để giảm khó chịu hay đi tới đi lui, hậu quả là giấc ngủ bị ảnh hưởng

Chẩn đoán : dựa trên thăm khám lâm sàng và đa ký giấc ngủ

Điều trị: Thường là dùng phương pháp nội khoa

  • Mất ngủ: Bệnh nhân mất thời gian dài ( > 30 phút) để đi vào giấc ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, hay thức dậy quá sớm

Chẩn đoán: dựa trên thăm khám lâm sàng, nhật ký giấc ngủ , trong những trường hợp khó có thể phải đo đa ký giấc ngủ

1. Bệnh suy giảm tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyển nhỏ ở cổ. Nó điều khiển sự trao đổi chất, chuyển dưỡng thực phẩm thành năng lượng. Khi tuyển giáp hoạt động kém hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

2. Bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ không chuyển hóa được đường glucose thành năng lượng khiến lượng đường trong máu tăng cao và không có đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt động, vì thế người tiểu đường tuýp 2 sẽ thường thấy cảm giác mệt mỏi, uể oải, thèm ngủ.

3. Bệnh mất ngủ kinh niên

Bệnh này khiến bạn rất buồn ngủ vào ban ngày nhưng đến ban đêm bạn không thể ngủ được. Nhiều người đối phó với căn bệnh mất ngủ kinh niên cũng không hề dễ dàng, dẫn đến kiệt quệ về sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh và não bộ.

4. Trầm cảm

Trầm cảm là căn bệnh ảnh hưởng đến cách chúng ta ăn, ngủ, cảm nhận về bản thân mình và những người khác. Nếu không điều trị, triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.

Điều này sẽ khiến bạn giảm năng lượng, thay đổi thói quen, giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ, đồng thời các vấn đề về trí nhớ, sự tập trung, cảm xúc tuyệt vọng, tiêu cực cũng xuất hiện.

5. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại chính nó và tấn công các khớp khỏe mạnh, đôi khi khiến cho sụn và xương không thể phục hồi. Viêm khớp dạng thấp có thể khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi, thiếu năng lượng, mất cảm giác ngon miệng, đau khớp và thèm ngủ.

6. Thiếu máu

Thiếu máu khiến cho não bộ và hệ thống thần kinh không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để duy trì hoạt động ở trạng thái bình thường. Hậu quả là dẫn đến chứng mệt mỏi, buồn ngủ, cơ thể chậm chạp, lờ đờ, mất tập trung… Biện pháp cải thiện tình trạng này đó là chúng ta cần bổ sung thêm sắt cho cơ thể thông qua đường uống hoặc các thực phẩm giàu sắt như gan, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt…

7. Bệnh về gan

Một khi gan bị tổn thương thì các hoạt động của gan sẽ bị ảnh hưởng, khiến gan không thể dự trữ vitamin, khoáng chất; sản xuất ra protein mới cho cơ thể; tạo ra năng lượng một cách nhanh chóng khi cần thiết nữa. Chính vì lí do này mà những người bị tổn thương gan thường cảm thấy buồn ngủ bất kể ngày hay đêm.

8. Bệnh tim

Buồn ngủ, mệt mỏi, mất sức cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tim. Bệnh tim làm cho tuần hoàn máu không lưu thông, các chất thải trong quá trình trao đổi chất sẽ tích lũy trong các mô về lâu dài sẽ gây ức chế thần kinh, gây ra mệt mỏi. Tuy nhiên buồn ngủ do bệnh tim không có tính đặc thù, nó rất khó để phân biệt với triệu chứng gây ra bởi các bệnh khác. Bên cạnh đó, bệnh tim còn có thêm các triệu chứng khác như khó thở, tức ngực…

Nếu bạn cảm thấy có những sự thay đổi bất thường trong giấc ngủ thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt , vì nó sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân một cách nhanh nhất để có cách điều trị thích hợp .

Hồng Vân