Tại sao bác hồ lại chết

Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, di chúc của Bác đã được công bố. Song do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ nên có một số điều chưa được công bố.

Dịp kỷ niệm 20 năm ngày mất và chuẩn bị 100 năm ngày sinh của Bác, Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VI thấy trách nhiệm phải thông báo về ngày mất và di chúc của Người. Thông tin được công bố trong thông báo của Bộ Chính trị số 151 ngày 19/8/1989.

Tại sao bác hồ lại chết

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi trong sự tiếc thương của cả dân tộc. Ảnh tư liệu.

Di chúc công bốđược chỉnh sửa

Năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh tự tay đánh máy bản di chúc gồm 3 trang, ở cuối đề ngày 15/5/1965. Đây là bản di chúc hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và góc trái có chữ ký người chứng kiến là Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương Đảng lúc bấy giờ.

Năm 1968, Bác viết tay bổ sung thêm 6 trang. Trong đó, Hồ Chủ Tịch viết lại đoạn mở đầu, đoạn nói về việc riêng đã viết trong bản 1965 và thêm một số đoạn. Đó là những đoạn nói về công việc cần làm sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước như: chỉnh đốn lại Đảng, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại thành phố, làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, củng cố quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước.

Đoạn viết về chỉnh đốn lại Đảng và chăm sóc thương binh, Bác gạch chéo. Đoạn nói về xây dựng lại đất nước, phát triển kinh tế, văn hoá, chuẩn bị thống nhất đất nước được gạch dọc bên trái ngoài lề. Ngày 10/5/1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu di chúc gồm một trang viết tay.

Hội nghị bất thường của Ban chấp hành trung ương Đảng (khoá 3) chiều 3/9/1969 đã giao Bộ Chính trị trách nhiệm công bố di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản công bố chính thức chủ yếu dựa vào bản 1965, trong đó một số đoạn được bổ sung hoặc thay thế bằng những đoạn tương ứng viết năm 1968 và 1969. Cụ thể, cơ cấu của bản di chúc đã công bố chính thức như sau:

Đoạn mở đầu lấy nguyên văn bản 1969 thay cho đoạn mở đầu bản 1965. Bút tích của Bác về đoạn này đã được chụp lại và công bố đầy đủ năm 1969.

Phần giữa, từ đoạn nói về Đảng đến hết đoạn nói về phong trào cộng sản thế giới giữ nguyên văn bản 1965.

Tại sao bác hồ lại chết

Phòng nghỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu K 9 (Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội). Ảnh: Giang Huy.

Đoạn viết về việc riêng, năm 1965, Người dặn dò việc hoả táng, để lại một phần tro xương cho miền Nam. Năm 1968, Bác viết lại đoạn này, dặn để tro vào 3 hộp sành, cho Bắc - Trung - Nam mỗi miền một hộp. Ngoài ra, Bác còn viết bổ sung một đoạn nói về cuộc đời bản thân: "Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa".

Bản di chúc đã công bố lấy nguyên văn lời Bác viết về việc riêng năm 1968, trừ đoạn nói về hoả táng.

Bản di chúc công bố có một câu sửa lại. Bản năm 1965 Bác viết: “cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa”, bản công bố chính thức sửa lại là “cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài”.

Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng khẳng định bản di chúc đã công bố đảm bảo trung thành với bản gốc. Việc chọn bản năm 1965 để công bố là đúng đắn vì đây là bản duy nhất được viết hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác, bên cạnh có chữ ký chứng kiến của Bí thư thứ nhất là ông Lê Duẩn.

Lấy đoạn mở đầu 1969 thay cho đoạn mở đầu 1965, theo Bộ Chính trịBan chấp hành trung ương Đảnglà hợp lý vì Bác qua đời năm 1969 và nội dung bản viết năm 1969 cũng phong phú hơn.Đoạn viết về việc riêng, bổ sung phần 1968 vào bản 1965 là rất cần thiết nhằm phản ánh cuộc đời đẹp đẽ, trong sáng, vì dân, vì nước của Bác.

"Sở dĩ trước đây chưa công bố đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về yêu cầu hoả táng là thể theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá 3) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bạn bè quốc tế có điều kiện tới thăm viếng, thể hiện tình cảm sâu đậm với Bác. Điều này đã xin phép Bác nên được làm khác với lời Bác dặn", bản thông báo năm 1989 nêu rõ.

Việc chưa công bố một số đoạn viết thêm năm 1968 về những việc cần làm sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá 3) giải thích: Năm 1969, khi Bácqua đời, cuộc kháng chiến còn gay go, ác liệt, Việt Nam chưa giành được thắng lợi cuối cùng, nên việc công bố lúc bấy giờ là chưa thích hợp.

Mặt khác, một số câu Bác viết rồi lại xoá, như đang cân nhắc, chưa xong hẳn, chưa nói rõ ý như thế nào. Khi Bác mất, cuộc chiến còn khó khăn và ác liệt, vì vậy, Bộ Chính trị đã quyết định sửa mấy chữ trong câu "cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa" thành "cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài".

Việc miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã chưa có điều kiện thực hiện. Năm 1989 tình hình kinh tế xã hội Việt Nam còn nhiều khó khăn, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) thấy cần có kế hoạch thực hiện mong muốn của Hồ Chủ tịch nên đã giao Hội đồng Bộ trưởng trình Quốc hội thực hiện.

Ngày Bác mất trùng ngày vui dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời lúc 9h47 ngày 2/9/1969, ngày Quốc khánh của Việt Nam. Vì trùng với ngày vui lớn của dân tộc, Bộ Chính trị ban chấp hành trung ương Đảng khoá 3 đã quyết định công bố lùi lại một ngày, là 3/9/1969.

"Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng khoá 6 cho rằng nay cần công bố lại đúng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời", thông báo số 151của Bộ Chính trị ngày 19/8/1989 nêu rõ.

Hoàng Thùy

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Đảng và dân tộc ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất. Người tượng trưng cho tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, cho những giá trị cao đẹp nhất của tâm hồn, ý chí, nhân cách Việt Nam; là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cách mạng; là hình ảnh tuyệt đẹp về mối liên hệ thân thiết gắn bó giữa lãnh tụ với nhân dân. "Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”.Bạn đang xem: Vì sao bác hồ chết

Từ lúc thiếu niên cho đến khi về với cõi người hiền, Bác Hồ đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng. Cuộc đời Bác, cho đến giây phút cuối cùng, thật là một cuộc đời đẹp đẽ, trong sáng, vì dân, vì nước, vì Đảng thân yêu. Trong những giây phút cuối cùng, đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết, Bác vẫn luôn nghĩ cho đồng bào, cho đất nước.

Bạn đang xem: Vì sao bác hồ chết

Ngày 28-8, nhịp tim của Bác bắt đầu có dấu hiệu loạn nhịp. Buổi chiều, Bác như thiếp đi. Sau khi các bác sỹ tiêm thuốc, Bác tỉnh lại. Đôi mắt từ từ mở ra, rồi khẽ mỉm cười khi nhìn thấy đông đủ các đồng chí trong Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Nụ cười đã hầu như héo đi trên gương mặt xanh xao của Bác làm mọi người xúc động.

Ngày 29-8, bệnh của Bác không hề thuyên giảm.

Ngày 30-8, bệnh của Bác càng nặng thêm, liên tục đau ngực, rồi Bác hôn mê. Tất cả đều bàng hoàng. Sau khi các bác sỹ cấp cứu hồi lâu, Bác mới từ từ mở mắt, vẻ rất mệt mỏi. Nhìn Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Bác khẽ hỏi: “Chú chuẩn bị tổ chức Quốc khánh năm nay ra sao rồi?”, và nhắc: “Nhớ bắn pháo hoa cho dân vui”. Thủ tướng vô cùng xúc động, báo cáo với Bác mọi việc đã chuẩn bị chu đáo.

Bác lại hỏi: “Lũ sông Hồng đã rút chưa? Cần phải lo cứu dân nếu đê vỡ”. Thủ tướng không dám giấu Bác, báo cáo là lũ vẫn chưa rút hết. Rồi Thủ tướng mạnh dạn thưa với Bác: “Chính phủ muốn mời Bác lên khu an toàn để Bác được tĩnh dưỡng và đề phòng lũ lụt”.Bác lắng nghe, rồi lắc đầu, thong thả nói chậm: “Không! Bác không muốn đi đâu cả. Bác không thể bỏ dân. Dân ở đâu, Bác ở đó, dù lụt lội hơn nữa, dù Mỹ có ném bom Hà Nội trở lại…”. Thủ tướng chỉ còn biết ứa nước mắt nhìn Bác và thầm kêu lên: “Bác ơi, đến cảnh ngộ này, Bác vẫn chỉ nghĩ đến dân…”.

Ngày mồng 1-9, sức khỏe Bác lại có vẻ như khá hơn. Từ ngày 28-8 đến hôm nay, chưa bao giờ các đồng chí lãnh đạo và những người phục vụ lại vui và hy vọng về sức khỏe của Bác như bây giờ. Khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới thăm, Bác nói: Ngày mai làm Lễ Quốc khánh cho Bác ra dự khoảng 15 phút để được gặp đồng bào. Bác ra ngồi trên sân khấu trước, sẽ quấn khăn che cổ… rồi hãy tiến hành khai mạc. Bác sẽ cố nói cho được bình thường mấy câu với đồng bào. Nhưng Thủ tướng báo cáo là đã làm mít tinh từ tối hôm trước, vì Bác đang mệt. Bác lặng im vẻ không vui, phải chăng Bác hiểu: Vậy là sẽ không còn có dịp nào để được gặp đồng bào nữa?

Nhưng tiếc thay, niềm vui ấy không trọn vẹn được một ngày. Cuối buổi chiều, Bác lại rất mệt, nhiều lúc gần như thiếp đi và lần đầu tiên mọi người thấy Bác rên. Những tiếng rên như đứt từng khúc ruột. Tất cả bàng hoàng, lo lắng. Các bác sỹ tập trung cứu chữa. Điện tâm đồ bật lên, màn hình hiện ra toàn tín hiệu xấu.

Xem thêm: Ai Là Người Tìm Ra Châu Mỹ Đầu Tiên Tìm Ra Châu Mỹ? Columbus Không Phải Người Đầu Tiên Tìm Ra Châu Mỹ

Sau khi uống thuốc, tiếng rên thưa dần, rồi Bác tỉnh lại. Nhìn ra hai cây dừa ngoài cửa mà đồng bào miền Nam gửi ra biếu Bác năm nào, Bác muốn uống nước dừa. Tuy nhiên, Bác sỹ Nhữ Thế Bảo ghé vội lễ phép: “Thưa Bác, bệnh của Bác không nên uống nước dừa. Xin lấy thứ nước khác để Bác dùng….”.

Bác lắc nhẹ: “Không sao đâu, Bác muốn được uống một chút nước dừa miền Nam thôi mà…”. Rồi Bác nói nhỏ: “Bác quê ở Nam Đàn, nhưng mẹ mất ở Huế, cha mất ở Cao Lãnh. Chưa một lần Bác được trở lại hai nơi đó…”. Mọi người lặng đi. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước, nay về già nhưng vẫn không hề nguôi ngoai hình ảnh của những người ruột thịt thân yêu nhất.


Tại sao bác hồ lại chết


Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bác sĩ chăm sóc sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh (ảnh tư liệu).

Sáng ngày mồng 2-9, bầu trời u ám, buồn bã như thấu lòng người. Các đồng chí trong Bộ Chính trị đều tới thăm Bác đông đủ. Trong ngôi nhà 67, Bác nằm trên chiếc giường nhỏ đơn sơ, thiếp đi. Các y bác sỹ trực sẵn sàng, im lặng, nhưng chồng chất nỗi lo.Đột nhiên Bác đưa tay ôm lấy ngực và chằn mình nghiêng sang một bên. Các bác sỹ vội nhào tới xoa bóp. Máy điện tim mở gấp. Bác đã bắt đầu cơn đau dữ dội. Những tín hiệu chỉ còn thoi thóp và toàn chạy ngang với những đường sáng nhấp nhô yếu ớt…Các tín hiệu vụt tắt. Đồng hồ chỉ 9 giờ 47 phút.Vĩnh biệt chúng ta, Bác Hồ đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta một bản Di chúc lịch sử. Đó là những lời căn dặn cuối cùng, là tình cảm và niềm tin của Người đối với các thế hệ hôm nay và mai sau.


Tại sao bác hồ lại chết


Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn đọc Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và công bố Di chúc của Người (ảnh tư liệu)

“…Tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng quốc tế. Điều mong muốn cuối cùng của tôi là:Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Hơn 50 năm qua, Di chúc của Người với những giá trị tư tưởng to lớn và đặc sắc đã trở thành Cương lĩnh hành động của Đảng ta, nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.


Tại sao bác hồ lại chết


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn tại buổi lễ (ảnh tư liệu)

Đã 51 năm ngày đau thương ấy đi qua, nhưng hình ảnh, lòng kính yêu dành cho Bác vẫn in đậm trong mỗi trái tim, khối óc, con người Việt Nam. Và cứ mỗi dịp ngày 2-9 dù nhân dân cả nước hồ hởi vui mừng cho ngày Quốc khánh nhưng đồng bào và chiến sỹ cả nước vẫn luôn hướng về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam và thế giới./.