Tại sao amazon chưa vào việt nam

Người đại điện Amazon Global Selling Việt Nam cho biết nhiệm vụ chính của đội ngũ vẫn chỉ là hỗ trợ các doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế.

Phát biểu tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức hôm 23/10, người đại diện Amazon đã cho biết hiện hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới chưa có ý định đầu tư vào Việt Nam.

Ông Trần Xuân Thủy, giám đốc khu vực của đội chuyên trách Amazon Global Selling, khẳng định đội ngũ của ông cũng không đủ thẩm quyền để chia sẻ những thông tin về vấn đề này.

"Hiện tại, chúng tôi chưa có ý định mở một sàn thương mại điện tử tại Việt Nam giống như Tiki, Lazada hay Shopee. Chúng tôi không thể đưa ra một thời điểm cụ thể vào lúc này", ông Thủy nói.

Tại sao amazon chưa vào việt nam

Amazon chưa có ý định lập sàn thương mại điện tử tại Việt Nam. Ảnh: Reuters.

Theo ông, nhiệm vụ chính của Amazon Global Selling tại Việt Nam là hỗ trợ các nhà bán hàng trong nước xuất khẩu, đem thương hiệu Việt ra toàn cầu. Bản thân ông cũng đánh giá cao thị trường Việt và hi vọng Amazon sẽ sớm nhìn ra tiềm năng của thị trường Việt.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch VECOM cho rằng những thông tin về việc "Amazon sắp đổ bộ vào Việt Nam" đã khiến đội ngũ Amazon Global Selling tại Việt Nam phải làm việc hết sức vất vả để xử lí những phản hồi từ tập đoàn.

Hiện tại, thị trường thương mại điện tử Việt vẫn là cuộc chơi của 4 cái tên lớn là Tiki, Lazada, Shopee và Sendo khi tạo ra một khoảng cách với các đối thủ xếp dưới. Bản đồ thương mại điện tử quí II/2020 của iPrice chỉ ra rằng lượng truy cập web của Shopee tại Việt Nam đã lớn hơn cả ba đối thủ cộng lại.

Tiểu Phượng

Tại sao amazon chưa vào việt nam

Thông tin Amazon đặt một chân vào Việt Nam bằng cách bắt tay với Bộ Công Thương nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt xúc tiến xuất khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử đã không còn mới mẻ.

Người hiểu nhiều có thể phân tích tường tận việc Amazon đã tiến sâu tới mức nào, người hiểu ít cũng tự nghĩ rằng “chẳng chóng thì chầy” Amazon cũng sẽ như Lazada, như Tiki, như Shopee, hay Adayroi… đang bán hàng hiện nay.

Trước Amazon, đã có Alibaba cũng thông qua phương thức tương tự để vào Việt Nam bằng cách hợp tác với một doanh nghiệp Việt Nam là Novaon để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa. Alibaba sau đó chi hàng tỷ USD thâu tóm Lazada.

Các bước đi tiếp theo của Amazon chưa thể đoán trước, nhưng chắc chắn khi Amazon cung cấp đầy đủ dịch vụ tại Việt Nam, cuộc chiến giữa các ông lớn sẽ rất khốc liệt, và người hưởng lợi hẳn sẽ là người tiêu dùng.

Tại sao amazon chưa vào việt nam

Tại sao amazon chưa vào việt nam

Tại sao amazon chưa vào việt nam

Ông Bernard Tay, Giám đốc Amazon Global Selling khu vực Đông Nam Á, cho biết Amazon sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thị trường thế giới, phát triển thương hiệu trên trang Amazon.

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho rằng đây là cơ hội vàng để đưa nhiều hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới. Nói như vậy có nghĩa là, một khi đã tiếp cận được với Amazon thì việc bán hàng đi khắp thế giới trở nên dễ dàng hơn.

Hẳn rất nhiều người không thể quên, những câu chuyện “chuyện lạ có thật” mới xảy ra, khi những chiếc lá chuối bạt ngàn khắp Việt Nam được bán với giá xấp xỉ 500.000 đồng ở Nhật, hay mỗi chiếc lá tía tô trồng khắp vườn nhà được bán với giá 700 đồng…

Tại sao amazon chưa vào việt nam

Tại sao amazon chưa vào việt nam

Thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam đang là một trong những thị trường có sức tăng trưởng hấp dẫn nhất thế giới. Theo số liệu từ Bộ Công Thương, thương mại điện tử Việt Nam dự báo sẽ đạt quy mô 10 tỷ USD vào năm 2020, gấp đôi mức 5 tỷ USD năm 2016.

Hẳn nhiên, việc người khổng lồ Amazon bước chân vào Việt Nam làm cho các kênh bán hàng TMĐT hiện nay “lo sốt vó” bởi thị trường TMĐT Việt Nam vốn đã cạnh tranh rất khốc liệt và nay càng khốc liệt hơn. Các trang TMĐT Việt Nam cũng đã âm thầm chuẩn bị để đón đối thủ lớn này.

Tuy nhiên, gã khổng lồ Amazon cũng sẽ không hề dễ dàng trong cuộc chiến cạnh tranh tại thị trường TMĐT Việt Nam. Ngoài Lazada được hậu thuẫn bởi “ông lớn” Alibaba, thì Shopee cũng là một “đứa con” được công ty mẹ Tencent chống lưng, với chiến lược miễn phí vận chuyển cho khách hàng đang dần tạo nên thế đứng trên thị trường TMĐT Việt Nam. Không kể đến các trang TMĐT trong nước như Adayroi, Tiki cũng đang có đất sống khá tốt.

Tại sao amazon chưa vào việt nam

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng đây là cơ hội vàng để đưa nhiều hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, theo số liệu từ Bộ Công Thương, hiện mới chỉ có khoảng 200 doanh nghiệp Việt bán hàng trên Amazon.

Nhiều người không thể quên những câu chuyện “chuyện lạ có thật” mới xảy ra khi những chiếc lá chuối bạt ngàn khắp Việt Nam được bán với giá xấp xỉ 500.000 đồng ở Nhật, mỗi chiếc lá tía tô trồng khắp vườn nhà được bán với giá 700 đồng, hay lọ dầu cao sao vàng, một món đồ được bán chỉ vài ngàn ở Việt Nam được bán với giá xấp xỉ 10 USD trên các trang TMĐT như Amazon hay Ebay…

Doanh nghiệp Việt có thể tin rằng, những câu chuyện như thế sẽ không còn là lạ, và cũng sẽ không còn là hiếm thấy khi Amazon chính thức xâm nhập vào thị trường TMĐT Việt Nam. Đây không chỉ là thách thức, mà cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt nếu chuẩn bị đầy đủ và kỹ càng.

Tại sao amazon chưa vào việt nam

Nhìn trên diện rộng hơn chút nữa, sự vào cuộc của Amazon cũng kéo theo sự tăng trưởng cả một hệ sinh thái như bán hàng, logistic, dịch vụ khách hàng…

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), Amazon họ có những quy định riêng mà các doanh nghiệp phải đáp ứng được, thậm chí cần thay đổi ngay từ khâu sản xuất, bao bì, thành phần trong sản phẩm như thế nào…

Tại sao amazon chưa vào việt nam

Để nắm bắt được cơ hội này, các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị kỹ, từ thị hiếu người tiêu dùng theo từng vùng miền, từ việc định vị thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu hàng hóa đến các kỹ năng bán hàng điện tử, nâng cao nhận diện thương hiệu… mới có thể mong tồn tại và phát triển trên thị trường TMĐT.

“Việt Nam có thế mạnh về các mặt hàng như đồ gia dụng, may mặc, giày da, thủ công,… là những mặt hàng có thể bán rất tốt trên Amazon. Chúng tôi đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng hàng đầu Đông Nam Á để xuất khẩu hàng hóa qua Amazon” – ông Bernard Tay nhấn mạnh.

Tại sao amazon chưa vào việt nam

Ở Việt Nam, TMĐT là lĩnh vực có sức bật và tốc độ phát triển mạnh nhất trong nền kinh tế Internet. Đến năm 2025, dự kiến thị trường TMĐT ở Việt Nam có giá trị 15 tỉ USD, chiếm gần một nửa quy mô nền kinh tế Internet.

Các chuyên gia cho rằng “TMĐT Việt Nam như một con sư tử đang ngủ yên chưa được đánh thức”. Và thực tế tiềm năng này không chỉ dừng lại ở ý nghĩa đối với khách hàng, doanh nghiệp mà nó bao gồm cả lời hứa hẹn về cơ hội việc làm cho không ít người.