Tác giả sơn tinh thủy tinh là ai

Sơn Tinh, Thủy Tinh - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩmđược VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Tác phẩm: Sơn Tinh, Thủy Tinh

  • I. Đôi nét về tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • II. Dàn ý phân tích văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.

  • Ý nghĩa tượng trưng của Sơn Tinh, Thủy Tinh lớp 6
  • Văn mẫu lớp 6: Đóng vai Thủy Tinh kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Văn mẫu lớp 6: Đóng vai Sơn Tinh kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

I. Đôi nét về tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh

1. Tóm tắt văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Nhà vua băn khoăn đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng thua trận. Từ đó hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.

(Mời các bạn tham khảo thêm nhiều bài tóm tắt khác của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh tại đây)

2. Phương thức biểu đạt

- PTBĐ chính là tự sự

3. Chủ đề của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh mượn câu chuyện lịch sử để kể và giải thích về hiện tượng thiên nhiên.

4. Bố cục của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Gồm 3 phần:

STTGiới hạnNội dung
Phần 1Từ đầu → "mỗi thứ một đôi"Vua Hùng kén rể và các yêu cầu về sính lễ
Phần 2"Hôm sau, mới tờ mờ sáng" → "thần Nước đành rút quân"Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh
Phần 3Phần còn lạiCuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh - lý giải hiện tượng nước lũ dâng hàng năm

5. Giá trị nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

Tác giả sơn tinh thủy tinh là ai

Sơn Tinh, Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

6. Giá trị nghệ thuật của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

- Sử dụng nhiều chi tiết hoang đường, tưởng tượng, kì ảo (các vị thần với nhiều phép lạ, những món sính lễ quý hiếm không thể gặp được ở cuộc sống bình thường...)

- Sử dụng các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian:

  • Lối kể chuyện theo trình tự thời gian (cái gì xảy ra trước thì kể trước, cái gì xảy ra sau thì kể sau)
  • Cốt truyện xoay quanh một nhân vật chính là Thánh Gióng - sinh ra với những đặc điểm khác thường, có sức mạnh tài năng phi thường, trổ tài để cứu nguy cho nhân dân, đất nước, sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình thì trở về trời.

II. Dàn ý phân tích văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

1. Mở bài

- Giới thiệu thể loại truyền thuyết (khái niệm, khái quát đặc trưng thể loại truyền thuyết…)

- Giới thiệu truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Vua Hùng kén rể và các yêu cầu về sính lễ

- Hùng Vương thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vì vậy, vua cha muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng

- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn, hai người ngang tài ngang sức

  • Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn cát; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi
  • Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về

- Vua Hùng không biết chọn ai nên đưa ra yêu cầu sính lễ và ai mang đến trước thì sẽ được cưới Mị Nương.

- Lễ vật thách cưới gồm: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi

→ Lễ vật là những thứ khó tìm kiếm, chủ yếu là ở vùng núi, qua đó, cho thấy sự ưu ái của nhân dân đối với thần núi

b. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh

Tác giả sơn tinh thủy tinh là ai

- Nguyên nhân: Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không cưới được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi đánh Sơn Tinh, đòi cướp Mị Nương

- Diễn biến:

  • Thủy Tinh: hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn, nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước
  • Sơn Tinh: bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ

- Kết quả: Thủy Tinh thua trận, đành phải rút quân

→ Sơn Tinh là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh và ước muốn chiến thắng thiên tai của nhân dân ta

c. Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh - lý giải hiện tượng nước lũ dâng hàng năm.

- Hằng năm, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thất bại, đành phải rút quân về

→ Khẳng định sức mạnh và niềm tin chiến thắng thiên tai của nhân dân ta

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

  • Nội dung: “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
  • Nghệ thuật: xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo; cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn mang đậm chất dân gian.

- Cảm nhận của bản thân về văn bản, liên hệ với vấn đề thủy lợi, củng cố đê điều trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6, văn mẫu lớp 6 cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài.

Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

  • Soạn bài lớp 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Soạn Văn 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Phân tích truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh

Tác giả tác phẩm: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Ngữ văn 6

Bài giảng Ngữ văn 6 Sơn Tinh, Thủy Tinh - Kết nối tri thức

I. Tác phẩm Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

1. Thể loạiTruyện truyền thuyết 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Theo Huỳnh Lý, Văn 6, tập 1, NXB Giáo dục, 1994

3. Phương thức biểu đạtTự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba

5. Tóm tắt tác phẩm Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Nhà vua băn khoăn đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận. Từ đó hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh. 

Tác giả sơn tinh thủy tinh là ai

6. Bố cục tác phẩm Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Gồm 3 phần: 

+ Phần 1 (từ đầu đến “mỗi thứ một đôi”): Vua Hùng đưa ra điều kiện kén rể

+ Phần 2 (tiếp đó đến “Thần Nước đành rút quân”): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

+ Phần 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh

7. Giá trị nội dung tác phẩm Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

- Lí giải hiện tượng lũ lụt hàng năm

- Ước mong muốn chế ngự thiên tai

- Ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của vua Hùng

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

- Miêu tả nhân vật

-  Sử dụng các chi tiết kì ảo, các mô típ quen thuộc

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

1. Vua Hùng kén rể

– Mô tip kén rể rất quen thuộc trong văn học dân gian → thể hiện quan niệm công bằng, trọng người tài

– Hai chàng trai đến cầu hôn:

+ Một người ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ (chỉ cần vẫy tay là có thể tạo nên núi đồi) → Sơn Tinh (thần Núi)

+ Một người miền biển, có tài hô mưa, gọi gió → Thủy Tinh (thần Nước)

→ Hai nhân vật có tài năng kì lạ, phi thường được giới thiệu một cách đầy độc đáo, ấn tượng → xứng đáng → báo hiệu một cuộc tranh tài, đọ sức đầy cam go

– Trước hai chàng rể xứng đáng, vua Hùng không biết lựa chọn ai, từ chối ai, nên đã đưa ra lễ vật: một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao

→ Sính lễ có cơm nếp, bánh chưng: sự tôn trọng nghề nông, thành quả lao động (gợi nhớ đến truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy)

→ Sính lễ toàn là những con vật kì lạ nhưng ở trên cạn, ở trên núi →dễ dàng hơn cho Sơn Tinh.

– Rõ ràng, vua Hùng có sự thiên vị Sơn Tinh. Điều đó thể hiện cho quan niệm của cha ông ta: gần gũi, yêu mến đất, đặt niềm tin vào đất; yêu mến rừng; sợ hãi trước thế lực của nước. Đây không phải là quyết định riêng của Hùng Vương thứ 18 mà là ý kiến của cả triều đình, cả dân tộc.

2. Chiến thắng của Sơn Tinh

- Vì được sự ưu ái của Vua Hùng, Sơn Tinh đã mang được lễ vật về trước và rước Mị Nương về núi.

- Nhưng chiến thắng của Sơn Tinh cũng hoàn toàn xứng đáng vì khi bị Thủy Tinh đem quân đánh lại, Sơn Tinh vẫn chiến thắng.

- Cuộc chiến của hai vị thần được miêu tả vô cùng cam go, khốc liệt, hùng tráng

- Phần thắng của Sơn Tinh không phải vì Sơn Tinh mạnh hơn bởi lẽ hai vị thần đều ngang sức, ngang tài. Sơn Tinh chiến thắng vì:

+ Chàng không hề nao núng → kiên trì

+ Chàng có được sự ủng hộ của nhân dân → đoàn kết

→ Cuộc chiến giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh chính là sự mô phỏng cuộc chiến chống thiên tai, lũ lụt của cư dân xưa: công cuộc đắp đê, chống lũ. Bằng sự kiên trì, đoàn kết, nhân dân ta đã chiến thắng được sức mạnh của tự nhiên → Ước mong chế ngự được thiên tai của cha ông ta.

3. Lí giải hiện tượng lũ lụt hàng năm

Hiện tượng lũ lụt hàng năm được lí giải một cách đầy thơ mộng bằng một câu chuyện tình: Thủy Tinh vì không lấy được Mị Nương, oán nặng, thù sâu, năm nào cũng dâng lũ để cướp Mị Nương về → Lũ lụt được xây dựng như một chàng trai si tình.

→ Trí tưởng tượng phong phú, thơ mộng của ông cha ta đã chắp nên một thiên tình sử đẹp đẽ.

- Nhưng năm nào Thủy Tinh cũng thua → ca ngợi công cuộc chống lũ lụt của vua Hùng, của nhân dân ta: luôn luôn chế ngự được lũ lụt.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 6 hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Ai ơi mồng 9 tháng 4

Tác giả tác phẩm: Bánh chưng bánh giầy

Tác giả tác phẩm: Thạch Sanh

Tác giả tác phẩm: Cây khế

Tác giả tác phẩm: Vua chích choè