Tác giả của bài thơ quê hương là ai

Vào đầu thập niên 1990 khi bài thơ “Bài Học Đầu Cho Con” của nhà thơ Đỗ Trung Quân được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ thành bài hát nổi tiếng tên là Quê Hương, cho đến nay vẫn là bài hát tiêu biểu về tình quê hương đất nước:

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày…

Từ trong cũng như ngoài nước, bài thơ, bài hát này đã khơi động mạnh mẽ tâm trạng nhớ quê của hàng triệu người Việt xa xứ, bởi lời thơ tưởng chừng bình dị nhưng lại rất khéo léo gợi tình quê hương qua hình ảnh quen thuộc của người mẹ Việt Nam.

Tuy nhiên bài thơ này của Đỗ Trung Quân cũng bị nhận không ít lời phê phán gay gắt, nhất là những người đang ở xa đất nước bởi câu cuối kết thúc của bài thơ. Người nghe thật sự bị hụt hẫng, khi đang trong tâm trạng bồi hồi với những hình ảnh quen thuộc thân thương trong ký ức, bỗng dưng ở cuối bài thơ có một lời nghiêm khắc vang lên như kết án những con người lưu lạc:

Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người…

Chính tác giả của bài thơ này đã nói rằng câu cuối cùng đó không phải là của ông viết, mà là người khác đã thêm vào.

Trong một lần trả lời phỏng vấn đài RFA, nhà thơ Đỗ Trung Quân nói rằng bài thơ “Bài Học Đầu Cho Con” được đăng lần đầu trên báo Khăn Quàng Đỏ vào năm 1986, đề tặng bé Quỳnh Anh (là con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh) khi đó mới một tuổi.

Khi bài thơ được đăng, người biên tập của tờ báo Khăn Quàng Đỏ lúc ấy là Việt Nga đã bỏ một vài đoạn và thêm vào một câu, chính là câu cuối cùng: Sẽ không lớn nổi thành người. Chính vì vậy, theo Đỗ Trung Quân, câu cuối cùng đó không phải là ông viết, mà kết thúc bài thơ được ông bỏ lửng như sau:

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ…

Trong tập thơ Cỏ Hoa Cần Gặp năm 1991, Đỗ Trung Quân đã đăng lại nguyên tác bài thơ mà ông sáng tác (phiên bản không bị báo Khăn Quàng Đỏ chỉnh sửa) như sau:

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ…

Khi sáng tác thành ca khúc Quê Hương, nhạc sĩ Giáp Văn Thạch lại phổ từ bài thơ phiên bản năm 1986, nên vẫn có câu cuối “Sẽ không lớn nổi thành người” như chúng ta vẫn thường được nghe.

Đỗ Trung Quân chia sẻ thêm về thời điểm sáng tác bài thơ. Lúc đó ông chơi thân với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Giai đoạn đó ai cũng nghèo, không có gì để làm quà cho con gái của bạn là bé Quỳnh Anh, nên Đỗ Trung Quân đã viết một bài thơ với thể thơ dễ thuộc, dễ nhớ, đó là thơ 6 chữ, với những hình ảnh rất gần gũi: cây khế, cầu tre, con diều… để tặng cho cô bé 1 tuổi.

Tác giả bài thơ cho biết ông đã hình dung rằng sau này Quỳnh Anh lớn lên, nếu có đi khắp nơi thì những hình ảnh quê hương đất nước đó luôn mang theo bên mình.

Tuy nhiên sau đó, một cách vô tình, bài thơ đã mang một số phận đặc biệt, một “sứ mệnh chính trị” nằm ngoài ý muốn của tác giả.

Mời bạn nghe lại ca khúc Quê Hương qua tiếng hát Bảo Yến:

Tác giả của bài thơ quê hương là ai

Click để nghe ca sĩ Bảo Yến hát

Lời nhạc:

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một Mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Quê hương - Tế Hanh bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tác giả của bài thơ quê hương là ai
Chia sẻ

Tác giả của bài thơ quê hương là ai
Bình luận

Bài tiếp theo

Tác giả của bài thơ quê hương là ai

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Tác giả của bài thơ quê hương là ai

Tế Hanh (1921 - 2009)

Vài nét về tác giả Tế Hanh: 

  • Trần Tế Hanh (1921-2009), Quê ông ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
  • Sau năm 1945, Tế Hanh bền bỉ sáng tác nhằm phục vụ cách mạng và kháng chiến.
  • Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
  • Tác phẩm chính: các tập thơ Hoa niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966),...
  • Ông có mặt trong phong trào Thơ mới ở chặng cuối (1940 - 1945), là một phong cách thơ hồn hậu, trong sáng. Thơ ông mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương tha thiết. Ông được biết đến nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ tha thiết quê hương miền Nam và niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất.

Tác phẩm 

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được viết năm 1939, lúc nhà thơ mới 18 tuổi và đang học tập ở Huế.

2. Xuất xứ

  • Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt cuộc đời Tế Hanh và bài "Quê hương" là sự mở đầu.
  • Bài thơ được rút từ tập Nghẹn ngào (1939), sau được in lại trong tập Hoa niên (1945).
3. Thể loại

Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ (mỗi dòng thơ có tám chữ).

4. Đề tài

Quê hương, đất nước.

5. Chủ đề

Tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết qua bức tranh tươi sáng về một làng quê miền biển với hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và khung cảnh sinh hoạt lao động làng chài.

6. Mạch cảm xúc

Xuyên suốt bài thơ là sự ngợi ca vẻ đẹp của quê hương, vẻ đẹp của những con người lao động hăng say và nỗi nhớ quê da diết của tác giả.

7. Bố cục

Bài thơ được chia thành bốn phần:
  • Phần 1 (2 câu đầu): Giới thiệu quê hương làng chài của tác giả.
  • Phần 2 (6 câu tiếp): Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá.
  • Phần 3 (8 câu tiếp): Cảnh thuyền cá trở về bến.
  • Phần 4 (4 câu cuối): Nỗi nhớ của nhà thơ.

NỘI DUNG [edit]

1. Giới thiệu về quê hương làng chài (2 câu đầu)

Tác giả của bài thơ quê hương là ai

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

             Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.”

Hai câu đầu tác giả giới thiệu về quê mình với những thông tin:

  • Nghề nghiệp: chài lưới
  • Vị trí: nước bao vây, cách biển nửa ngày sông

Lời giới thiệu mộc mạc, giản dị nhưng đã cung cấp những thông tin cần thiết tới người đọc. Qua đó, ta thấy được cách tính độ dài độc đáo của người dân chài (tính khoảng cách bằng thời gian).

→ Lời giới thiệu đã thể hiện được sự yêu mến và tự hào về quê hương làng chài của tác giả.

2. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá (6 câu tiếp)

Tác giả của bài thơ quê hương là ai

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

6 câu tiếp theo: miêu tả cảnh trai tráng bơi thuyền đi đánh cá trong một buổi sớm.

"Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng 

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.”

             - Người dân chài bắt đầu đi đánh cá vào buổi sớm, nhuốm sắc hồng của bình minh.

             - Nghệ thuật: các tính từ gợi tả màu sắc

→ Câu thơ đầu dựng lên không gian ban mai trên biển. Đó là lúc thời tiết đẹp, một vẻ đẹp tinh khôi, dễ chịu và tràn đầy sức sống của một ngày mới. Câu thợ như dự cảm cho một chuyến ra khơi bình yên và bội thu.

             - Trong khung cảnh sớm mai ấy, hình ảnh người dân chài hiện ra với vẻ đẹp khỏe khoắn, trẻ trung và khí thế hăng hái ra khơi.

"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

       Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang."

             - Miêu tả hình ảnh con thuyền chính là gián tiếp gợi ra vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân chài:

                    + Nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền” với “con tuấn mã”. “Tuấn mã” gợi lên hình ảnh của một con ngựa đẹp, phi nhanh; con thuyền lúc ra khơi mang vẻ đẹp hăng hái, khỏe khoắn và đẹp phi thường. Ở đó không chỉ có một con thuyền mà có nhiều con thuyền như thế.

                    + Các động từ mạnh được sử dụng rất đắt như “hăng”, “phăng”, “vượt” thể hiện khí thế hùng tráng với sức sống mạnh mẽ.

→ Cảnh ra khơi đầy khí thế hăm hở, hào hùng với một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng. Bốn câu thơ đầu vừa là bức tranh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động hứng khởi, tràn đầy sức sống.

      "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."

             - Nghệ thuật so sánh: so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng, so sánh “cánh buồm” với “mảnh hồn làng” đã gợi ra vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn nhưng rất thiêng liêng của cánh buồm. Đó là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. 

             - Nghệ thuật nhân hóa: thể hiện qua từ “rướn”. “Rướn” gợi tư thế mở rộng, vươn cao về phía trước, không chỉ thể hiện hình dáng canh buồm mà còn thể hiện tư thế chủ động của cánh buồm, đó cũng chính là tư thế chủ động, hăng hái của người dân chài.

             - Trong việc miêu tả cánh buồm xuất hiện bút pháp lãng mạn hóa. Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha, tất cả những trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đây.

→ Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ mộng. Đó là biểu tượng của linh hồn làng chài, một làng quê giàu sức sống, sức vươn lên.

=> Bức tranh đoàn thuyền đánh cá ra khơi đẹp tinh khôi, tràn đầy sức sống, khỏe khoắn và lớn lao, thiêng liêng.

3. Cảnh thuyền cá về bến (8 câu tiếp)

Tác giả của bài thơ quê hương là ai

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

   Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

‘Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe’,

            Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.”

             - Đây là cảnh dân chài đón thuyền cá trở về tấp nập, nhộn nhịp.

             - Lời cảm tạ đất trời đã sóng yên biển lặng để người dân chài trở về an toàn với ghe đầy ắp cá tôm.

→ Bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống nhưng cũng chất chứa nhiều nỗi lo toan.

  • 4 câu tiếp: miêu tả dân chài và con thuyền nghỉ ngơi trên bến sau chuyến ra khơi.

        “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

      Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

            Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”

              - Hình ảnh con người:

                    +  Câu đầu tiên là câu tả thực. “Làn da ngăm rám nắng” là đặc trưng của những người con miền biển, đó là làn da đã ngăm đen vì nắng gió, vì muối biển; vừa gợi sự khỏe khoắn, vừa khắc tạc những vất vả, nhọc nhằn.

                    + Câu thơ thứ hai là sự sáng tạo lãng mạn: người dân chào chính là những đứa con của biển khơi, mang thân hình vạm vỡ của đại dương và thấm đẫm vị mặn mòi xa xăm của biển cả mênh mông, bí ẩn.

→ Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn, trở nên có tầm vóc phi thường.

             - Hình ảnh con thuyền:

                    + Nghệ thuật nhân hóa: hình ảnh con thuyền được miêu tả giống như một con người, đang nằm im trên bến, với vẻ “mệt mỏi say sưa”, “nghe” chất muối đang thấm dần vào cơ thể mình.

                    + Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: lắng nghe – vị mặn mòi.

→ Con thuyền vô tri, vô giác đã trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. Đằng sau vẻ mệt mỏi của cả người dân chài và con thuyền chính là tâm trạng mãn nguyện, thư giãn sau một chuyến ra khơi trở về.

Phải có một tâm hồn tinh tế, tài hoa và sự gắn bó sâu nặng với những con người và cuộc sống nơi đây thì nhà thơ mới có được những câu văn xuất thần như thế. 

3. Nỗi nhớ của nhà thơ (khổ cuối)

Tác giả của bài thơ quê hương là ai

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

  • Bằng các từ ngữ cảm thán, câu cảm thán, tác giả đã trực tiếp nói lên nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của mình. Đó là nỗi nhớ:

             - Biển: “màu nước xanh”

             - Cá: “bạc”

             - Cánh buồm: “chiếc buồm vôi”

             - Thuyền: “con thuyền rẽ sóng”

             - Mùi biển: “nồng mặn”

Đó là nỗi nhớ chân thành, tha thiết: màu sắc của cảnh vật, hình dáng của con thuyền và mùi vị đặc trưng của cả một miền quê.

  • Giọng thơ trầm lắng, tha thiết.

→ Nỗi nhớ ấy của Tế Hanh cho ta cảm nhận được sự gắn bó, thủy chung với quê hương cho dù xa cách. Với Tế Hanh, hương vị lao động làng chài đó chính là hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương. Nhà thơ cảm nhận được chất thơ trong đời sống lao động hằng ngày của người dân.

=> Hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh man mác buồn nhớ nhung nhưng không hề buồn bã, hiu hắt mà tươi sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồng ấm của sự sống, của lao động.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm, kết hợp với phương thức miêu tả. Yếu tố miêu tả xuất hiện chủ yếu, chiếm tỉ lệ lớn nhưng chỉ là để tái hiện lại phong cảnh, cuộc sống và người dân làng chài quê hương trong nỗi nhớ của chủ thể trữ tình.
  • Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhân hóa
  • Ngôn từ giản dị, gợi tả.
  • Bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp lãng mạn.
  • Đặc sắc nghệ thuật là ở sự sáng tạo hình ảnh thơ. Bài thơ có hình ảnh phong phú, vừa có những hình ảnh chân thực, vừa có những hình ảnh bay bổng, lãng mạn.
Tổng kết:

Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 8. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 8 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 8 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 8 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 8, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Tác giả của bài thơ quê hương là ai

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế