Tác dụng của thuốc Phong tê thấp

Phong tê thấp là bệnh xương khớp còn được gọi với tên phổ biến hơn là phong thấp. Đây là một dạng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp có liên quan trực tiếp đến yếu tố tự miễn. Bệnh lý này đặc trưng bởi các tình trạng như đau nhức, sưng đỏ ở các khớp và cả bắp thịt. Điều này khiến cho quá trình vận động thường ngày của người bệnh bị cản trở rất nhiều. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì bệnh lý này rất dễ phát sinh biến chứng. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, phổi, hệ thần kinh, viêm mạch máu. Cùng với đó là gây biến dạng cột sống, mất hẳn khả năng vận động. Trường hợp phụ nữ mang thai mắc bệnh phong tê thấp còn rất dễ sinh non.

Bệnh phong tê thấp thường phát sinh do sự tác động của một số yếu tố điển hình dưới đây:

- Thay đổi nội tiết tố: Trường hợp này thường phổ biến hơn ở chị em phụ nữ. Mất cân bằng giữa progesterone và estrogen được cho là có liên quan trực tiếp đến sự xuất hiện bệnh phong tê thấp.

- Yếu tố di truyền: Nguyên nhân này chiếm tới khoảng 50 - 60% khả năng gây bệnh. HLA-DR, PADI4, PTPN22 là một số gien được các nhà nghiên cứu cho rằng có sự liên quan mật thiết.

- Yếu tố truyền nhiễm: Sự tấn công của các nhân tố truyền nhiễm như virus cúm, virus Epstein-Barr có thể tác động và khiến bệnh khởi phát.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như chấn thương, thói quen sử dụng chất kích thích hay tác động từ các bệnh xương khớp khác… cũng có thể là nguyên nhân kích hoạt bệnh phong tê thấp.

Tác dụng của thuốc Phong tê thấp

Các triệu chứng nhận biết

- Đau nhức xương khớp, bắp thịt: Thường là đau âm ỉ, tê bại cả khớp xương và bắp thịt cả khi vận động hay di chuyển. Cơn đau xuất hiện nhiều ở tay chân và cột sống nhưng dễ lan tỏa sang nhiều khớp khác.

- Sưng khớp: Khớp bị đau có thể kèm theo sưng viêm khi mao mạch mở rộng. Bề mặt da phía ngoài không chỉ sưng tấy mà còn hơi đỏ, sờ vào sẽ có cảm giác ấm nóng.

- Cứng khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng hay khi trời chuyển lạnh. Tay, cột sống, vùng chậu và đầu gối là những vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Các bài thuốc sử dụng vị Ý dĩ có tác dụng trừ thấp, giảm đau

Trong đông y có nhiều vị thuốc dùng để chủ trị phong tê thấp, ở đây, xin giới thiệu đến bạn đọc các bài thuốc có sử dụng vị Ý dĩ.

Bài 1: Thuốc bột ý dĩ lá tre: nhân ý dĩ 20g, hoạt thạch 16g, thông thảo 8g, lá tre 12g, phục linh 12g, liên kiều 12g, bạch đậu khấu 16g. Trị thấp uất kinh mạch, thân thể nóng, đau nhức, ra nhiều mồ hôi, tiểu tiện không lợi.

Bài 2: Ma hoàng hạnh nhân ý dĩ cam thảo thang: ma hoàng 12g, hạnh nhân 12g, ý dĩ nhân 20g, cam thảo 8g. Sắc uống. Trị phong thấp, đau khắp thân thể, buổi chiều càng đau dữ dội.

Bài 3: Độc hoạt 12g, ý dĩ 30g, đậu đen 50g. Sắc uống, chia 2 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp di chuyển nhiều khớp (hành tý).

Bài 4: Ý dĩ nhân 40g, phổ thục linh 20g, nước 600ml sắc còn 200ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống liền 10 ngày nếu thấy tiểu tiện nhiều là bệnh giảm.


PHONG TÊ THẤP - HT

Mỗi viên nén bao đường chứa: Độc hoạt, Phòng phong, Tế tân, Tần giao, Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất, Cam thảo, Quế, Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Can địa hoàng, Nhân sâm, Phục linh, Tá dược Amidon, Lactose, PVP, Talc, Magnesi stearat, Shellac, Ethanol 90%, Đường trắng, E155 Chocolate Brown HT Powder, Parafin, Nước tinh khiết vừa đủ 1 viên.

Qui cách đóng gói: Ép vỉ bấm  Al/PVC, vỉ 10 viên, hộp 2 vỉ, vỉ 10 viên, hộp 5 vỉ, vỉ 10 viên, hộp 10 vỉ.

 Hộp 1 lọ  100 viên nén bao đường, Hộp 1 lọ  200 viên nén bao đường..

 Thuốc này dùng cho bệnh gì:

Tác dụng, chỉ định điều trị: Khu phong, trừ phong thấp, giảm đau, bổ can thận.

+ Chủ trị: Viêm khớp, đau nhức xương khớp do thấp khớp và phong tê thấp, đau dây thần kinh toạ, viêm dây thần kinh, đau nhức xương mỏi cơ thể.

 Nên dùng thuốc này như thế nào và liều lượng?

Uống sau bữa ăn, uống với nước đun sôi để nguội.

Uống 3-6 viên/ lần, ngày 3 lần.

 Khi nào không nên dùng thuốc này?

Trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai hoặc trong thời kỳ hành kinh, người cao huyết áp, người đái tháo đường, đang chảy máu, nguy cơ chảy máu.Người phong thấp thể nhiệt, người âm hư, người thể nhiệt.

 Tác dụng không mong muốn: Chưa có thông tin

 Nên tránh dùng những thuốc hoặc thực phẩm gì khi đang sử dụng thuốc này: Đại kích, nguyên hoa, hải tảo, cam toại, lê lô

Hạn dùng của thuốc: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Tác dụng của thuốc Phong tê thấp

Thuốc Phong Tê Thấp Bà Giằng là bài thuốc nổi tiếng của Bà Lang Giằng, thường dùng để chủ trị các chứng bệnh liên quan đến xương khớp như thần kinh liên sườn, cột sống lưng, thoái hóa đốt sống cổ,… 

Tác dụng của thuốc Phong tê thấp
Sản phẩm thuốc gia truyền Phong Tê Thấp Bà Giằng

Nguồn gốc xuất xứ

Thuốc Phong Tê Thấp Bà Giằng là bài thuốc gia truyền có nguồn gốc từ Thanh Hóa ra đời cách đây khoảng 100 năm. Ban đầu, bài thuốc được bà Giằng bào chế và sau đó truyền lại cho con gái là Lương y Phạm Thị Giang. Hiện tại, bài thuốc đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành trên thị trường với mã số đăng ký là VND-1073-02.

Thành phần của thuốc Phong Tê Thấp Bà Giằng

Bài thuốc gia truyền được bào chế từ các thành phần thảo dược sau:

  • Đỗ trọng: Theo Đông Y, đỗ trọng có tính bình và vị đắng, qui kinh Thận, Can và Thủ Thái Âm Phế. Do đó, thuốc có tác dụng bổ can, thận, và ích tinh khí,… thường chủ trị các bệnh lý như đau nhức lưng gối, đau lưng hoặc đầu gối mỏi,…
  • Đương quy: Có tác dụng nuôi huyết, điều khí, giúp điều chỉnh khí huyết đang loạn xạ trở về lại vị trí ban đầu
  • Mã tiền chế: Với tính hàn và vị đắng, qui kinh Tỳ và Can, mã tiền chế có tác dụng thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, thông kinh hoạt lạc và trừ khử ứ trệ. Đồng thời, vị thuốc này còn có tác dụng chống tê mỏi, chống viêm và chữa bán thân bất toại hoặc bại liệt

Ngoài các vị thuốc nêu trên, thuốc còn chứa các thành phần khác như độc hoạt, thổ phục linh, thương truật, quế, ngưu tất và tá dược vừa đủ.

Thuốc Phong Tê Thấp Bà Giằng có tác dụng gì?

Bài thuốc Phong Tế Thấp Bà Giằng ra đời với mục đích, làm giảm đau, hỗ trợ và điều trị các bệnh lý sau:

Ngoài các tác dụng này ra, thuốc còn giúp bồi bổ khí huyết, bổ thận can và tăng cường khả năng tái tạo xương khớp, giúp khớp khỏe mạnh hơn.

Tác dụng của thuốc Phong tê thấp
Phong Tế Thấp Bà Giằng có tác dụng chữa đau nhức đầu gối

Chống chỉ định dùng Phong Tê Thấp Bà Giằng

Sản phẩm chống chỉ định dùng ở những đối tượng sau:

  • Bệnh nhân mắc bệnh gan hoặc thận mạn tính
  • Người có thể nhiệt hoặc bị phong thấp thể nhiệt
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú
  • Trẻ em dưới 5 tuổi

Cách sử dụng Phong Tê Thấp Bà Giằng

Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén cứng. Do đó, bệnh nhân cần uống thuốc với nước sau khi ăn. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh lý mà của mỗi người mà khả năng đáp ứng thuốc thường khác nhau. Do đó, liều dùng và thời gian sử dụng sản phẩm ở mỗi người không giống nhau. Cụ thể, đối với người lớn mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 12 viên. Còn ở trẻ em trên 5 tuổi, mỗi lần uống 4 viên.

Thời gian dùng thuốc ở từng đối tượng bệnh như:

  • Trường hợp đau thắt lưng với biểu hiện khó chịu, khó khăn trong việc xoay hoặc cúi người: Uống liên tục từ 1 – 2 tuần
  • Đau nhức xương khớp và tê bì chân tay: Liều dùng giống trường hợp đau thắt lưng nhưng liệu trình uống thuốc có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng có thể tăng thời gian uống lên theo chỉ định của bác sĩ
  • Thoái hóa cột sống: Liệu trình dùng thuốc từ 1 – 2 tháng, thậm chí có thể lâu hơn
  • Đau dây thần kinh tọa: Sử dụng 1 – 2 tuần, có thể tăng thời gian dùng ở trường hợp nặng

Lưu ý khi sử dụng thuốc Phong Tê Thấp Bà Giằng

Khi sử dụng thuốc, bạn nên chú ý những thông tin sau:

  • Mặc dù chiết xuất từ thiên nhiên nhưng thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, để giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, bạn nên sử dụng đúng lượng và đúng liệu trình bác sĩ quy định. Không nên dùng quá liều hoặc thiếu liều
  • Khi mới sử dụng thuốc, bạn có thể gặp phải tình trạng đau nhức dữ dội nhưng sau thời gian, triệu chứng đau sẽ giảm dần. Cho nên, người bệnh không cần quá lo lắng
  • Một số loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Do đó, không nên dùng Phong Tê Thấp Bà Giằng chung với rượu, bia hoặc đồ ăn chứa chất kích thích
  • Khi uống thuốc nên kiêng một số loại thực phẩm như xôi, cá đồng, cua đồng, cá chép,… để thuốc phát huy tác dụng tối ưu trong việc điều trị
Tác dụng của thuốc Phong tê thấp
Không dùng thuốc Phong Tê Thấp Bà Giằng với bất kỳ loại rượu nào để tránh tình trạng tương tác gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Thuốc Phong Tê Thấp Bà Giằng có tốt không?

Theo các chuyên gia cho biết, rất khó để xác định chính xác thuốc Phong Tê Thấp Bà Giằng có tốt, hiệu quả hay không. Bởi tác dụng của thuốc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, yếu tố cơ địa đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng tác dụng của thuốc. Ngoài ra, mức độ bệnh lý, tình trạng sức khỏe, liều dùng và thời gian sử dụng cũng như chế độ chăm sóc hàng ngày cũng góp phần thúc đẩy, làm tăng tốc độ trị liệu. 

Do đó, trước khi sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa xương khớp xem sản phẩm có phù hợp với bệnh tình của bạn hay không.

Hơn nữa, người bệnh xương khớp, ngoài việc dùng thuốc theo đơn, muốn nhanh khỏi bạn cũng nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

  • Tốt nhất nên hạn chế các hoạt động khuân vác nặng hoặc vận động sai tư thế.
  • Đồng thời nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều.
  • Đặc biệt, thường xuyên thăm khám định kỳ cũng là cách giúp bác sĩ theo dõi tiến độ bệnh và có biện pháp khắc phục kịp thời, ngăn chặn biến chứng.

Thuốc Phong Tê Thấp Bà Giằng giá bao nhiêu?

Tùy thuộc vào quy cách đóng gói và địa chỉ bán mà giá Phong Tê Thấp Bà Giằng ở mỗi cơ sở khác nhau. Mức giá tham khảo:

  • Đối với lọ 250 viên hoàn cứng: 55.000 – 65.000 VNĐ
  • Lọ Phong Tê Thấp Bà Giằng 400 viên hoàn cứng: 83.000 – 90.000 VNĐ

Thuốc Phong Tê Thấp Bà Giằng mua ở đâu?

Sản phẩm được bán tại các cửa hàng thuốc Tây trên toàn quốc. Các bạn có thể lựa chọn mua thuốc ở các trang sức khỏe online. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp nhà sản xuất để mua sản phẩm với mức giá tốt, chính hãng.

Những thông tin về thuốc Phong Tê Thấp Bà Giằng chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm về sản phẩm, các bạn vui lòng trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn của nhà thuốc.

Có thể bạn quan tâm