Sự khác nhau giữa thơ và ca dao

Sự khác nhau giữa thơ và ca dao
Viết 1 đoạn văn khoảng 7 câu miêu tả ngôi nhà (Ngữ văn - Lớp 7)

Sự khác nhau giữa thơ và ca dao

1 trả lời

Sắp xếp thành 2 nhóm từ (Ngữ văn - Lớp 5)

2 trả lời

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (Ngữ văn - Lớp 7)

1 trả lời

Biểu cảm về người thân khi em có lỗi (Ngữ văn - Lớp 7)

1 trả lời

Nghị luận về ý chí vươn lên (Ngữ văn - Lớp 9)

1 trả lời

Câu hỏi:Sự khác biệt giữa thơ và truyện

Trả lời:

Cũng tìm hiểu sự khác biệt giữa thơ và văn xuôi, một nhà phê bình văn học đưa ra một cái nhìn rộng rãi, trích dẫn nhiều tài liệu nước ngoài hơn. Dưới đây, tôi xin tóm lược một số ý chính: Trên phương diện tinh thần, “thơ là nguồn cảm thông chung của nhân loại” (Hegel). Về cấu trúc, “thơ là một ngôn ngữ riêng trong ngôn ngữ chung của loài người” và làm thơ tức là làm thế nào cho “ngôn ngữ trở thành một tác phẩm nghệ thuật” (Paul Valéry).

Về phương diện ngữ học, “thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mỹ của nó” (Jakobson). Nói như thế, không có nghĩa các triết học, nhà phê bình, nhà ngữ học trên đây đã định nghĩa thơ. Vì thơ, cũng như trí thông minh hay Thượng đế… là những ý niệm khó định nghĩa. Người ta chỉ có thể nhận diện: Đâu là thơ? Đâu chỉ là những câu văn vần? Và muốn nhận diện, trước hết phải tìm hiểu một số tính chất căn bản của thơ. Thế kỷ 18, Giambattista Vico, triết gia và là một trong những người khai phá khoa học nhân văn và đi tiên phong trong ngữ học hiện đại, đã có những tìm tòi cặn kẽ về bản chất thi ca và gần đây hơn, Jean Paul Sartre cũng đưa ra những luận điểm kề cận. Vico cho rằng đặc tính căn bản của thơ là “gán ý nghĩa và nhiệt tình cho những vật vô tri vô giác và là một đặc tính của nhi đồng”. Theo ông, hai tính chất ấy-thuộc phạm vi triết học và ngữ học-xác nhận cho chúng ta tin rằng những người thuở sơ khai trên trái đất phải là những nhà thơ có tài. Giả thuyết này giải thích tại sao những tác phẩm đầu tiên của nhân loại còn lưu lại đến ngày nay là những tập thơ: Kinh Thi và Iliade. Trẻ con hay hỏi “Cái này là cái gì?”, “Cái này làm bằng gì?”. Triết học, nguồn cội của sự hiểu biết, cũng bắt nguồn từ việc muốn giải đáp những câu hỏi đơn giản nhất trong trí óc con người như “Cái này là cái gì?”, “Cái này làm bằng gì?”. Sang thơ, nếu chúng ta đọc những câu ca dao sau đây:

Giã ơn cái cối, cái chày

Nửa đêm gà gáy, có mày có tao

Giã ơn cái cọc cầu ao

Nửa đêm gà gáy có tao có mày

Thì cái cối, cái chày, cái cọc, con trâu (sic) đã trở thành bầu bạn, thành người, hay ít nhất, một bộ phận nào đó trong con người. Tại sao lối “đối thoại” trên đây lại là một đặc tính của nhi đồng? Vì trẻ con ưa nói chuyện với chó, mèo hay nắm lấy những vật bất động mà chơi, “giao thiệp” với những vật ấy như con người, tạo một đời sống tinh thần linh động cho mọi sinh vật và tĩnh vật.

Tuy lối nói của nhà thơ tựa như lối xử sự của trẻ thơ, nhưng không có nghĩa là trẻ con biết làm thơ: nhà thơ, với cách nói đặc biệt, sáng chế ra một loại “thần thoại” ở đó muôn loài đều bình đẳng, giống như trẻ con “đối thoại” với muôn loài. Nhưng muốn sáng tạo, thi nhân còn phải làm hơn nữa: ngoài tri thức và kinh nghiệm sống, nhà thơ còn phải tạo dựng kỹ thuật thi ca.

Phân tích hành trình kỹ thuật đó, Sartre trong Qu’est-ce que la littérature cho rằng thi nhân “dùng chữ như dùng đồ vật mà không dùng chữ như dấu hiệu” (Les mots comme des choses et non comme des signes).

Khi viết “nhà thơ coi chữ như đồ vật chứ không coi như những dấu hiệu” {…}, Sartre đã đối lập hai lĩnh vực thơ văn: chữ trong văn xuôi là những dấu hiệu để chỉ định, diễn tả. Chữ trong thơ là “đồ vật” (chose) tức là một Thể hoàn tất. Chức năng ngữ học của văn xuôi là định danh và biểu đạt, và chức năng ngữ học của thơ là khơi gợi trí tưởng tượng.

Về phong cách, nhà văn dùng ngôn ngữ để giải thích, kể lể… Nhà thơ để ngôn ngữ tiếp xúc trực tiếp với chúng ta, giống như họa sĩ để bức tranh mặc sức “nói chuyện” với người xem, nhạc công buông âm giai tự do “đi vào” thính giả; cũng như miếng đá ong xù xì trên kia quyến rũ ta, có thể vì nó gợi lại trong ta một dĩ vãng xa xôi nào đó, đẵm trong tiếng võng cót két của chị Thắm ru con bên giếng nước “nhà đồi” dựng trên “đất đá ong khô nhiều ngấn lệ”.

Cho nên, cuối cùng thơ hiện ra dưới một Thể hoàn bị, khác biệt với văn và rất gần với những ngành nghệ thuật tạo âm và tạo hình khác như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kịch nghệ, v.v..
Về mặt cấu trúc, văn lấy ý nghĩa làm biểu tượng, thơ gợi trí tưởng tượng bằng hình ảnh, và nói rằng thi nhân tạo linh hồn cho vạn vật còn có nghĩa là trên phương diện ngữ học và trong kỹ thuật thi ca, nhà thơ đã làm một phép tu từ để tạo hình: đó là ẩn dụ (métaphore), và ẩn dụ là cấu trúc cơ bản trong ngôn ngữ thơ.

Các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích về thơ và truyệnnhé!

1. Khái niệm về thơ

Thơlà hình thứcnghệ thuậtdùngtừtrongngôn ngữlàmchất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thứclôgícnhất định tạo nênhình ảnhhay gợi cảmâm thanhcó tínhthẩm mỹcho người đọc, người nghe. Từthơthường được đi kèm với từcâuđể chỉ mộtcâu thơ, hay với từbàiđể chỉ mộtbài thơ. Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiềuhình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh trong cấu trúcngữ pháp. Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình. Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ. Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác.

2. Khái niệm về truyện

Truyện là khái niệm chỉ các tác phẩm tự sự nói chung.Truyệnbiểu hiện qua lối văntrần thuật[1], trong đó lấy việc mở rộng thế giới mà nhân vật đi vào, dòng chảy cuộc đời, sự đổi thay các ấn tượng về người và cảnh mà nhân vật tiếp xúc, là mục đích củakết cấucũng nhưgiọng điệunghệ thuật. Chất giọng của tác giả đóng vai trò lớn tạo nênthi phápthể loại.

3. Các thể thơ thường gặp

- Thơ lục bát

-Thơ Song thất lục bát

-Thơ đường luật

-Thơ bốn chữ

-Thơ năm chữ

-Thơ sáu chữ

-Thơ bảy chữ

-Thơ tám chữ

4. Một số loại truyện

Trong thực tế có thể bắt gặp các loạitruyện: truyện về tiểu sử nhân vật có thực hay nhân vật huyền thoại, truyện kể lại các sự kiện (chiến đấu, sản xuất, sinh sống); truyện về thế giới ảo hay thế giới viễn tưởng v.v. phân loại theo giai đoạn:

- Văn học dân gian: thần thoại,sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ.

-Văn học trung đại: tiều thuyết chương hồi, truyền kì, ký sự, truyện thơ.

-Văn học hiện đại: tiểu thuyết hiện đại, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, truyện mini.

Sự khác nhau giữa thơ và ca dao


Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc.

Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội...

Nội dung của ca dao

- Ca dao phản ánh lịch sử: Ca dao lịch sử không phản ánh hiện tượng lịch sử trong quá trình diễn biến của nó, mà chỉ nhắc đến sự kiện lịch sử để nói lên thái độ, quan điểm nhân dân.

- Phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống; phản ánh đời sống tình cảm nhân dân; phản ánh đời sống xã hội cũ. Ngoài ra, ca dao còn:

- Chứa đựng tiếng cười trào phúng.



Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian". Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.

Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.