Spread trong chứng khoán là gì

Spread là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn sàn giao dịch của trader. Hầu hết các sàn Forex quốc tế hiện tại đều không tính hoa hồng giao dịch. Nhưng thay vì thu tiền hoa hồng, các sàn Forex tính phí vào spread. Nói cách khác, spread chính là chi phí cho mỗi giao dịch mua bán của bạn.

Spread là mức giá chênh lệnh giữa Ask và Bid, được tính bằng pip theo công thức:

Spread = Giá Ask – giá Bid

Ví dụ: Giá Bid/Ask của cặp EUR/USD là 1.1250/1.1251. Nếu vào lệnh BUY, bạn sẽ phải mua cặp tỷ giá với mức giá Ask cao hơn tại 1.1251, còn nếu vào lệnh SELL, bạn phải chịu mức giá Bid thấp hơn tại 1.1250. Spread trong trường hợp này là 0.0001, tương ứng với 1 pip.

Cặp tiền tệ càng phổ biến, spread càng nhỏ. Khi spread được thể hiện qua số pip, nhà đầu tư có thể dễ dàng tính toán ra chi phí của mỗi giao dịch bằng cách nhân số pip chênh lệch (spread) với giá trị của một pip.

GÓC VUI: Làm thế nào để quản lý và tối thiểu hóa spread?

  • Chỉ giao dịch vào những phiên giao dịch Forex tốt nhất, khi có rất nhiều người mua và người bán tham gia thị trường. Khi số lượng người mua bán một cặp tỷ giá tăng lên, tính cạnh tranh và nhu cầu cho giao dịch này cũng tăng lên và các nhà tạo lập thị trường thường thu hẹp mức spread để nắm bắt nó.
  • Tránh mua bán các cặp tiền tệ ít được giao dịch. Rất nhiều nhà tạo lập thị trường sẽ cạnh tranh nhau khi bạn giao dịch các cặp tiền phổ biến, ví dụ cặp GBP/USD. Nếu bạn giao dịch một cặp ít được giao dịch, có thể chỉ có một vài nhà tạo lập thị trường chấp nhận giao dịch đó, điều này phản ánh tính cạnh tranh đã bị giảm bớt. Họ sẽ duy trì một mức spread rộng hơn.

Mời các bạn tham khảo video dưới đây để hiểu rõ hơn về spread:

(Video lấy nguồn từ ForexTime)

Đầu tư vào thị trường ngoại hối là việc giao dịch một loại tiền tệ này để đổi lấy một loại tiền tệ khác theo một tỷ giá hối đoái xác định trước. Do đó khi tham gia vào thị trường forex các trader phải làm quen với chênh lệnh giá mua – giá bán (spread). Vậy Spread là gì? Cách tính Spread như thế nào? Spread quan trọng như thế nào đối với nhà đầu tư? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong phần dưới đây. Cùng theo dõi nhé!

Spread là gì?

Spread được định nghĩa đơn giản là chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một loại tài sản nào đó. Nói cách khác, spread trong forex là sự chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask. Trong đó:

  • Giá Bid (giá chào mua) là mức giá công ty môi giới sẵn sàng mua đồng tiền yết giá của bạn. Hay đây là mức giá bạn có thể bán ra thị trường.  
  • Giá Ask (giá chào bán) là mức giá mà công ty môi giới sẵn sàng bán đồng tiền yết giá để đổi lấy đồng tiền định giá. Hay đây là mức giá tốt nhất mà bạn có thể mua từ thị trường.

Giá Ask (chào bán) luôn luôn lớn hơn hoặc bằng giá Bid (chào mua).

Hiện nay, ngoài phí hoa hồng, phí swap thì nguồn thu nhập của yếu của các sàn giao dịch là Spread. Do vậy khi giao dịch nhà đầu tư cần tìm hiểu về phí Spread để tối đa lợi nhuận cho mình.

Cách tính Spread trong Forex?

Spread là chênh lệch giữa giá Ask và giá Bid. Vì vậy để tính spread, đơn giản chỉ cần lấy giá Ask trừ đi giá Bid.

Spread = Giá Ask – Giá Bid

Spread được đo bằng pips, là đơn vị nhỏ nhất đo sự biến động giá của một cặp tiền tệ. Đối với hầu hết các cặp tiền tệ, 1 pip bằng 0,0001.

Ví dụ: Nếu bạn đang giao dịch cặp tiền tệ GBP / USD ở mức 1,3089 / 1,3091; spread được tính là 1,3091 – 1,3089 = 0,0002 (2pips).

Các loại Spread trong Forex

Loại chênh lệch mà bạn sẽ thấy trên một nền tảng giao dịch phụ thuộc vào nhà môi giới ngoại hối và cách họ kiếm tiền. Có hai loại Spread trong Forex là spread cố định và thả nổi.

1. Spread cố định

Spread cố định (Fixed Spread) là spread không thay đổi bất kể điều kiện thị trường là gì tại bất kỳ thời điểm nào.  Điều này cho phép nhà đầu tư tính toán được chi phí giao dịch.

Ưu điểm

  • Spread cố định yêu cầu vốn nhỏ hơn so với spread thả nổi. Vì vậy giao dịch với spread cố định nhà đầu tư có thế tối ưu hóa lợi nhuận cho mình.
  • Giao dịch với spread cố định cũng giúp việc tính toán chi phí giao dịch dễ hơn vì đã được dự đoán từ trước. Vì spread không bao giờ thay đổi, bạn luôn chắc chắn về số tiền bạn sẽ trả khi mở giao dịch.

Nhược điểm

Những sàn giao dịch Forex cho phép giao dịch với spread cố định thường báo giá spread cao hơn đáng kể so với spread thả nổi. Tức là trong điều kiện thị trường bình thường, bạn sẽ chịu thiệt hơn nhiều so với spread thả nổi.

2. Spread thả nổi

Spread thả nổi (Variable Spread) tức là mức chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask của cặp tiền tệ luôn thay đổi, tùy theo điều kiện thị trường. Khi đó, chênh lệch tỷ giá giữa các cặp tiền tệ phụ thuộc vào sự biến động chung của thị trường Forex.

Ưu điểm

  • Spread thả nổi thấp hơn spread cố định khá nhiều.
  • Khi bạn giao dịch với spread thả nổi, bạn có thể vào lệnh bất kỳ lúc nào mà không phải lo ngại việc lệnh không được khớp. 
  • Giao dịch với spread thả nổi cung cấp giá cả minh bạch hơn vì bạn được báo giá đúng với tỷ giá thị trường.

Nhược điểm

Khi có sự kiện xảy ra, tỷ giá rất dễ bị biến động, spread thả nổi có thể tăng mạnh làm lợi nhuận của bạn giảm sút, thậm chí là thua lỗ một khoản lớn so với điều kiện thị trường bình thường. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến Spread

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bid-ask, spread trên một số sàn giao dịch nhất định. Cụ thể:

Khối lượng giao dịch lớn là dấu hiệu của một thị trường có tính thanh khoản cao. Điều này có nghĩa là giá mua và bán sẽ gần nhau dẫn đến Spread thấp. Ngược lại nếu khối lượng giao dịch nhỏ chứng tỏ tính thanh khoản thấp, giá bid, ask xa nhau và spread cao.

  • Rủi ro kinh tế / chính trị

Các quốc gia có thể chế chính trị hỗn loạn hoặc nền kinh tế không ổn định thường thường có tỷ lệ lạm phát khá cao và chính sách tiền tệ không hiệu quả. Điều này khiến người bán coi tiền tệ là một khoản đầu tư rủi ro và bán với giá cao hơn. Trong khi đó người mua lại luôn tìm cách mua với giá chiết khấu để bì đắp lại. Điều này khiến cho Spread bị giãn cách.

Nếu một loại tiền tệ không được đảm bảo bởi một chính sách tiền tệ chặt chẽ và một ngân hàng trung ương ổn định, nó thường dễ bị biến động lớn. Do đó, người bán sẽ đẩy giá chào bán lên cao hơn, kết quả là spread bị giãn cách.

Kết luận

Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau làm sáng tỏ spread là gì, cách tính spread cũng như các loại spread cơ bản. Spread là khái niệm cơ bản nhất trong các giao dịch tài chính. Bởi vậy, nắm vững kiến thức về Spread là chìa khóa để thành công trong giao dịch ngoại hối, bất kể bạn chọn chiến lược nào.

Đừng quên truy cập vào website soriaforcongress.com thường xuyên để xem thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé.

Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về thuật ngữ pip thì lần này sẽ tiếp tục là một thuật ngữ căn bản khác trong forex nhưng cũng vô cùng quan trọng, đó là spread. Nếu pip là đơn vị đo lường cho sự biến động giá cả, cũng là đơn vị đo lường lợi nhuận/thua lỗ của một giao dịch thì spread lại là một đại lượng, mà đơn vị đo lường cho đại lượng này lại chính là pip. Vì thế mà 2 khái niệm pip – spread luôn đi đôi với nhau, khi nói đến spread, người ta sẽ nói ngay đến spread bằng bao nhiêu pip.

Trong giao dịch forex, spread lại là một loại chi phí mà các bạn phải trả cho nhà môi giới, bên cạnh commission (phí hoa hồng) và swap (phí qua đêm) nhưng spread chính là loại chi phí quan trọng nhất trong số đó. 

Vậy thì, Spread là gì? Spread được tính như thế nào? Tại sao spread lại là một loại chi phí giao dịch?… chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tất cả những nội dung đó trong bài viết này. Cùng theo dõi nhé.

Spread là gì?

Trước khi đi vào làm rõ spread là gì, chúng ta sẽ cùng nhắc lại một chút về 2 khái niệm giá Bid, giá Ask.

Trên phần mềm giao dịch, các bạn sẽ luôn thấy các cặp tiền hay bất kỳ loại tài sản nào cũng đều được báo giá bởi 2 loại giá khác nhau, đó chính là giá Bid và giá Ask.

Giá Bid là giá khớp lệnh khi các bạn đặt lệnh Sell và giá Ask là giá khớp lệnh khi các bạn đặt lệnh Buy. Giá Bid luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá Ask. Điều này khá dễ hiểu vì giá mua vào lúc nào cũng sẽ cao hơn giá bán ra.

Ví dụ: các ngân hàng thường sẽ niêm yết tỷ giá hối đoái theo dạng như sau: USD/VND: 23,340/56. Cách niêm yết này được hiểu là giá Bid = 23,340 còn giá Ask = 23,356. Khi các bạn đến ngân hàng để mua đô la Mỹ thì tỷ giá được áp dụng là 23,356, còn nếu các bạn đem đô la Mỹ đến ngân hàng để bán đổi lấy VND thì tỷ giá áp dụng sẽ là 23,340. Giả sử các bạn mua vào, bán ra trong cùng một ngày thì chênh lệch giữa giá mua và bán chính là khoản lỗ mà các bạn phải chịu.

Vậy thì, trong giao dịch forex, spread chính là chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra hay chênh lệch giữa giá Ask và giá Bid tại cùng một thời điểm.

Trên phần mềm giao dịch MT4, để xem spread của các công cụ giao dịch, tại khu vực Market Watch, các bạn bấm chuột phải vào một dòng tỷ giá bất kỳ rồi chọn Spread, cột có hình dấu chấm than (!) chính là cột spread.

Hoặc khi các bạn mở hộp thoại order của loại tài sản cần giao dịch, các bạn cũng sẽ xem được spread dưới dạng biểu đồ.

Cách tính spread trong forex

Spread là chênh lệch giữa giá Ask và giá Bid của một công cụ giao dịch bất kỳ tại cùng một thời điểm.

Spread =  giá Ask – giá Bid. Đơn vị đo lường spread chính là pip.

Cột hình chấm than ở trên thể hiện spread theo đơn vị pipettes, để quy đổi sang pip, các bạn chỉ cần chia cho 10.

Ví dụ: tỷ giá hiện tại của cặp AUD/USD: Bid: 0.77090, Ask: 0.77111. Chênh lệch của cặp AUD/USD ở thời điểm này  = 0.77111 – 0.77090 = 2.1 pips = 21 pipettes.

Sở dĩ trong khái niệm spread không thể thiếu yếu tố tại cùng một thời điểm vì tỷ giá của tài sản trên thị trường luôn luôn thay đổi. Ở thời điểm này, spread của nó là 2.1 pips nhưng chỉ 1 phút sau, spread của nó có thể giảm xuống còn 1.1 pips hoặc tăng lên đến 3.5 pips.

Tại sao spread là một loại chi phí giao dịch?

Quay trở lại ví dụ về việc các bạn mua, bán đô la Mỹ tại ngân hàng ở trên. Trong trường hợp các bạn mua vào USD với giá Ask và sau đó bán ra ngay trong ngày với giá Bid, tỷ giá của cặp EUR/USD trong ngày không đổi, các bạn không có lợi nhuận hoặc thua lỗ từ giao dịch ngắn hạn này nhưng chênh lệch giữa giá Ask và Bid đã khiến cho khoản tiền mặt ban đầu bị giảm xuống, thì đó chính là chi phí giao dịch mà các bạn phải trả cho ngân hàng.

Giờ xét trên thị trường forex, khi mà tỷ giá của các cặp tiền thay đổi liên tục mỗi giây, mỗi phút, sẽ rất hiếm có trường hợp các bạn mua vào, bán ra ngay lập tức mà tỷ giá vẫn không thay đổi.

Quan sát hình dưới:

Các cây nến trên đồ thị giá đang giao động theo mức giá Bid. Thông thường, phần mềm giao dịch sẽ mặc định một đường giá Bid thôi, chúng tôi thêm vào đường giá Ask để mô tả cho các bạn quá trình đặt lệnh và spread được ghi vào chi phí giao dịch như thế nào. Các bạn cũng có thể thêm vào đường giá Ask bằng cách cài đặt đồ thị giá trong phần mềm của mình.

Bấm chuột phải vào biểu đồ giá, chọn Properties, chọn tab Common, sau đó tick vào ô Show Ask Line, rồi bấm OK là xong.

  • Trường hợp 1: đặt lệnh Sell

Khi đặt lệnh Sell thì giá khớp lệnh sẽ là giá Bid, đồng nghĩa với việc lệnh của bạn được ghi nhận trên biểu đồ trùng với đường giá Bid ở thời điểm khớp lệnh.

Khi đóng lệnh để chốt lợi nhuận, thay vì giá khớp lệnh sẽ trùng với mức giá Bid đang chạy trên biểu đồ thì lúc này, giá khớp lệnh lại là giá Ask (vì đóng lệnh đồng nghĩa với mở một vị thế đối nghịch so với khi đặt lệnh), lúc này, lệnh của bạn được đóng lại tại đường giá Ask.

Việc khớp lệnh này khiến cho lợi nhuận của bạn giảm đi một phần, bằng với chênh lệch giữa giá Ask và Bid tại thời điểm đóng lệnh hay spread của cặp tỷ giá ở thời điểm đóng lệnh. Đây chính là chi phí giao dịch mà bạn phải trả cho sàn.

  • Trường hợp 2: đặt lệnh Buy

Khi đặt lệnh Buy, giá khớp lệnh là giá Ask, mà giá đang chạy trên đồ thị lại là giá Bid nên lệnh của bạn sẽ được khớp tại đường giá Ask, cao hơn một đoạn so với mức giá đang chạy trên đồ thị.

Việc khớp lệnh khi mở lệnh Buy này khiến cho lợi nhuận của bạn bị giảm đi một phần (trong trường hợp giá đi đúng xu hướng) hoặc thua lỗ cộng thêm một phần (trong trường hợp giá đi ngược xu hướng), chính bằng spread của cặp tỷ giá tại thời điểm mở lệnh. Đây là chi phí giao dịch mà bạn phải trả cho sàn.

Khi đóng lệnh, giá khớp lệnh sẽ là giá Bid, lệnh của bạn được khớp ngay lại mức giá hiện tại đang chạy trên đồ thị, bạn không phải chịu thêm khoản phí nào nữa.

Tóm lại:

  • Khi mở lệnh Sell, spread được ghi nhận vào chi phí giao dịch tại thời điểm đóng lệnh.
  • Khi mở lệnh Buy, spread được ghi nhận vào chi phí giao dịch tại thời điểm mở lệnh.

Spread tại thời điểm mở lệnh và đóng lệnh có thể khác nhau, phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá nên chi phí giao dịch mà các bạn phải trả cho lệnh Buy và Sell có thể khác nhau.

Ví dụ: cặp EUR/USD có tỷ giá hiện tại là 1.21930/1.21932, spread tại thời điểm hiện tại là 0.2 pips.

  • Nếu đặt lệnh Buy, chi phí ghi nhận ngay tại thời điểm mở lệnh nên 0.2 pips là chi phí mà bạn phải trả cho lệnh này, dù tại thời điểm đóng lệnh spread có tăng hay giảm.
  • Nếu đặt lệnh Sell, chi phí ghi nhận tại thời điểm đóng lệnh. Giả sử lúc đóng lệnh, tỷ giá của EUR/USD thay đổi thành 1.21300/1.21303, spread lúc này là 0.3 pips, cũng là chi phí mà bạn phải trả cho lệnh này.

Vì đơn vị đo spread là pip nên các bạn sẽ dễ dàng tính được giá trị của spread theo loại tiền tệ bất kỳ, do đó, các bạn sẽ tính được mỗi giao dịch, chi phí phải trả cho sàn (không tính commission, swap) là bao nhiêu.

Công thức:

Chi phí spread/giao dịch = khối lượng giao dịch * số pip chênh lệch (spread) * giá trị của pip trên một đơn vị tiền tệ = số lot * đơn vị tiêu chuẩn của lot * số pip chênh lệch * giá trị của pip trên một đơn vị tiền tệ.

Tham khảo: Pip là gì? Cách tính giá trị của pip trong forex

Giãn spread là gì? Nguyên nhân gây giãn spread

Các loại spread

Ở những phần trước, chúng ta luôn xem xét các trường hợp spread sẽ liên tục thay đổi, nhưng trên thực tế, spread có thể không đổi dù cho tỷ giá có thay đổi, đó là spread cố định.

  • Spread cố định (Fixed Spread): tỷ giá thay đổi liên tục nhưng chênh lệch giữa giá Bid và Ask vẫn không thay đổi.
  • Spread thả nổi (Variable Spread): tỷ giá thay đổi liên tục, kéo theo sự thay đổi của spread.

Đối với spread cố định, các bạn sẽ tính được chi phí giao dịch mà mình phải trả cho sàn trên mỗi lệnh ngay cả khi chưa đặt lệnh và chi phí spread sẽ là như nhau đối với lệnh Buy và Sell.

Việc áp dụng spread cố định hay thả nổi là phụ thuộc vào từng loại sàn forex và chính sách của sàn dành cho từng loại tài khoản. Có sàn áp dụng cả spread cố định và thả nổi trên các loại tài khoản giao dịch nhưng cũng có sàn chỉ áp dụng spread thả nổi, loại thứ hai thì phổ biến hơn, bởi vì spread cố định thường cao hơn rất nhiều so với spread thả nổi.

Giãn spread là gì?

Giãn spread là hiện tượng spread cao hơn nhiều so với bình thường. Giãn spread chỉ xảy ra đối với spread thả nổi. Ví dụ cặp EUR/USD có spread thông thường dao động từ 0.1 – 1.0 pip, khi spread giãn nở, chênh lệch này có thể lên đến 5 pips thậm chí 10 pips. Spread càng giãn nở thì chi phí mà các bạn phải trả cho sàn càng tăng lên, chính vì thế, người ta luôn tránh giao dịch tại những thời điểm thị trường biến động mạnh, dễ gây giãn nở spread.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng giãn nở spread

Spread thường giãn nở mạnh vào 2 thời điểm:

  • Thời điểm giao phiên giữa các phiên giao dịch: vào mỗi buổi sáng sớm, khi thị trường vừa mở cửa trở lại, đây là lúc thị trường yên ắng nhất do khá ít người giao dịch, tính thanh khoản thấp dẫn đến chênh lệch spread cao, đặc biệt là vào sáng thứ Hai hằng tuần, vì thị trường forex chỉ hoạt động 24/5. Ngoài ra, spread còn giãn nở tại những thời điểm giao phiên giữa các thị trường. Thị trường New York và London có tính thanh khoản cao hơn so với các thị trường châu Á (Tokyo) hay châu Úc (Sydney), nên thời điểm giao phiên từ các phiên sôi động sang các phiên kém sôi động hơn cũng thường xảy ra hiện tượng giãn spread.
  • Trước giờ công bố tin tức quan trọng: khi tin tức có xu hướng nghiên về một phía nào đó, động thái của nhà đầu tư trên thị trường cũng đi theo xu hướng đó, khiến cho lượng cung cầu mất cân bằng, giá mua, bán chênh lệch cao, gây giãn spread. Bên cạnh đó, hiện tượng giãn spread trước giờ ra tin một phần cũng do sự tác động của sàn forex. Khi nhận thấy tầm quan trọng của tin tức được công bố, sàn forex sẽ tự động giãn spread ra vì họ sợ rằng nếu spread trên thị trường cao hơn spread mà họ cam kết cung cấp cho khách hàng thì chính họ sẽ phải bù lỗ cho sự chênh lệch này.

Để hạn chế gặp phải tình trạng giãn nở spread mạnh, thứ nhất, các bạn nên tránh giao dịch tại những thời điểm giao phiên và trước giờ tin tức được công bố, thứ hai, luôn theo sát các lệnh qua đêm để tránh giãn spread lúc giao phiên, thứ ba, lựa chọn sàn forex có spread thấp, uy tín để giao dịch.

Cách lựa chọn sàn forex và tài khoản giao dịch để tiết kiệm chi phí giao dịch – spread

Trong phần này, chúng ta sẽ xét đến 2 loại chi phí giao dịch là spread và commission, không tính swap vì swap có thể là chi phí nhưng cũng có thể là khoản lãi suất cộng vào tài khoản khi giữ lệnh qua đêm.

Tham khảo: Swap là gì?

Như đã nói ở phần trên, một sàn forex có thể cung cấp cả loại tài khoản có spread cố định và cả tài khoản có spread thả nổi.

Việc lựa chọn loại spread nào còn phụ thuộc vào phong cách và chiến lược giao dịch của mỗi người. Một số nhà giao dịch lướt sóng sẽ ưa thích loại tài khoản có spread cố định vì nó sẽ giúp họ hạn chế rủi ro từ việc giãn spread bất ngờ. Nhưng đa số những nhà giao dịch còn lại thì ưa chuộng spread thả nổi.

Vậy thì, để tiết kiệm chi phí giao dịch, bắt buộc các bạn phải chọn tài khoản có spread thấp tại những broker uy tín.

  • Lựa chọn loại tài khoản để tiết kiệm chi phí giao dịch

Tài khoản có spread thả nổi được chia thành 2 loại cơ bản: tài khoản tiêu chuẩn (Standard) và tài khoản ECN.

Tài khoản Tiêu chuẩn thường được áp dụng mức chênh lệch spread cao hơn nhiều so với tài khoản ECN vì nó có sự can thiệp của broker (broker làm giá), còn tài khoản ECN được cung cấp báo giá trực tiếp từ thị trường liên ngân hàng, không có xung đột lợi ích giữa broker và trader nên spread thường rất thấp.

Ngược lại, để đảm bảo doanh thu cho sàn, các broker sẽ áp dụng một mức chi phí hoa hồng commission trên mỗi giao dịch cho tài khoản ECN, còn tài khoản Tiêu chuẩn thì được miễn phí commission. 

Vậy, câu hỏi đặt ra là: tổng chi phí giao dịch = spread + commission, làm sao để biết được giữa tài khoản Tiêu chuẩn và tài khoản ECN thì tài khoản nào có chi phí giao dịch thấp hơn?

Đối với các sàn forex uy tín, chất lượng tốt, tài khoản Tiêu chuẩn được áp dụng spread từ 1.0 – 1.5 pips trên các cặp forex chính và miễn phí hoa hồng, còn tài khoản ECN được áp dụng spread chỉ từ 0.0 – 0.5 pips trên các cặp forex chính và một mức commission chỉ từ 6 – 7$/lot/2 chiều.

Tổng chi phí giao dịch của một tài khoản có spread cao và “no commission” thường sẽ cao hơn so với một mức spread thấp và commission cạnh tranh.

Tham khảo: Commission là gì? Lưu ý về commission khi chọn sàn forex.

Ví dụ: tài khoản Tiêu chuẩn có spread trên cặp EUR/USD là 1.5 pips. Tài khoản ECN là 0.5 pips và commission là 7$/lot/2 chiều.

Đặt lệnh Buy 1 lot cặp EUR/USD

  • Chi phí phải trả trên tài khoản Tiêu chuẩn = spread = 100,000 * 1.5 * 0.0001 = 15$
  • Chi phí phải trả trên tài khoản ECN = spread + commission = 100,000 * 0.5 * 0.0001 + 7 = 12$

Chính vì thế, các nhà giao dịch sẽ ưa chuộng loại tài khoản ECN hơn so với tài khoản Tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc lựa chọn 2 loại tài khoản này còn phụ thuộc vào nguồn vốn của trader vì tài khoản ECN thường yêu cầu tiền nạp cao hơn nhiều sao với tài khoản Tiêu chuẩn.

  • Lựa chọn sàn forex để tiết kiệm chi phí giao dịch

Việc lựa chọn được loại tài khoản ECN hay tài khoản Tiêu chuẩn tốt nhất để tiết kiệm chi phí giao dịch còn liên quan đến độ uy tín và chất lượng của sàn forex.

Các broker uy tín, chất lượng tốt thường sẽ cung cấp spread và phí hoa hồng thấp hơn so với các sàn forex dỏm hoặc uy tín nhưng điều kiện giao dịch không mang tính cạnh tranh.

Không phải tài khoản Tiêu chuẩn của broker nào cũng có spread từ 1.0 – 1.5 pips, cũng không phải loại tài khoản ECN nào cũng có spread từ 0.0 – 0.5 pips và commission từ 6 – 7$/lot/2 chiều. Đó chỉ là mức chi phí đang được áp dụng trên những broker uy tín, chất lượng như Exness, IC Markets hay FXTM…

Các bạn sẽ bắt gặp rất nhiều broker cung cấp loại tài khoản ECN nhưng spread và phí hoa hồng áp dụng cao hơn rất nhiều, từ 0.8 – 1.2 pips và từ 8 – 10$/lot/2 chiều, tất nhiên, tài khoản Tiêu chuẩn của những broker này sẽ có spread từ 2.0 – 3.0 pips trên các cặp forex chính.

Tóm lại, để tiết kiệm chi phí giao dịch, các bạn nên mở tài khoản tại một trong số những broker uy tín, điều kiện giao dịch tốt và lựa chọn loại tài khoản phù hợp với nguồn vốn và chiến lược của mình. Bên cạnh đó, những trader thường lựa chọn các cặp tỷ giá chính để giao dịch vì những cặp tỷ giá phụ hoặc ngoại lai sẽ có spread cao hơn rất nhiều, do những cặp này có tính thanh khoản thấp, ít được giao dịch trên thị trường.

Kết luận

Việc hiểu rõ khái niệm, bản chất của spread sẽ giúp ích các bạn rất nhiều trong việc thiết lập chiến lược giao dịch và hạn chế được rủi ro từ thị trường. Là một thuật ngữ căn bản nhưng để hiểu được nó một cách sâu sắc nhất không phải là điều dễ dàng, và một khi đã nắm bắt rõ thì mọi thứ sẽ trở nên tuyệt vời hơn, đơn giản hơn.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.

Video liên quan

Chủ đề