Sony còn sản xuất laptop không

Sony vừa công bố đạt được thỏa thuận bán lĩnh vực sản xuất PC cho Japan Industrial Partners (JIP). Thương vụ này sẽ kết thúc vào cuối tháng 3/2014.

Đúng một ngày sau khi công bố xem xét bán mảng sản xuất máy tính, Sony đã chính thức tìm được đối tác cho thương vụ ước tính có trị giá 490 triệu USD này. Theo đó, Sony sẽ bán mảng kinh doanh PC và thương hiệu VAIO cho Japan Industrial Partners (JIP). Thương vụ này sẽ kết thúc vào cuối tháng 3/2014.

Sau khi mua lại mảng PC của Sony, JIP cam kết sẽ thực hiện đầy đủ các chế độ chăm sóc đối với khách hàng đang sử dụng sản phẩm dòng Vaio. Ảnh: GsmArena.

Doanh số PC từ Sony đã sụt giảm nghiêm trọng trong báo cáo tài chính trước đó. Tại triển lãm CES vừa qua, Sony cũng gần như không có sản phẩm đáng chú ý nào liên quan đến mảng sản phẩm này.

Hãng công nghệ hàng đầu Nhật Bản cho biết, công ty đã không còn thiết kế và phát triển các sản phẩm PC. Sau khi bán mảng PC, Sony sẽ tập trung vào các sản phẩm thời kỳ hậu PC như smartphone, tablet. Trong quý III/2013, doanh số các dòng sản phẩm di động của Sony tiếp tục tăng, nhưng nhiều khả năng hãng này vẫn lỗ khoảng 1,1 tỷ USD.

Một dòng sản phẩm khác cũng được Sony đặc biệt quan tâm là dòng máy chơi game PS4. Sony đã bán được 4,2 triệu máy PS4 và 9,7 triệu game trong 6 tuần sau khi ra mắt.

Sony cũng sẽ tiếp tục cắt giảm khoảng 5.000 nhân sự cho đến cuối năm 2014, phục vụ cho việc tái cơ cấu. Trong khi đó, công ty sản xuất PC mới dự định sẽ thuê thêm khoảng 250 - 300 nhân viên của Sony, chủ yếu tập trung vào việc thiết kế, phát triển sản xuất và bán hàng.

Trong bản thỏa thuận, Sony cũng sẽ đầu tư 5% số vốn của công ty mới để hỗ trợ cho việc chuyển dịch.

Thông tin về việc Sony sẽ bán đi bộ phận kinh doanh máy tính cá nhân và thương hiệu máy tính VAIO của mình đã xuất hiện cách đây không lâu. Tuần trước, hãng công nghệ Nhật Bản đã lên tiếng phủ nhận viện bán bộ phận máy tính của mình cho Lenovo, tuy nhiên, đến hôm nay, Sony đã lên tiếng xác nhận sẽ bán đi bộ phận kinh doanh máy tính của mình.

Đối tác mua lại bộ phận này của Sony là Japan Industrial Partners (JIP), một quỹ đầu tư chuyên đầu tư vào các hãng công nghệ. Sony từ chối đưa ra mức giá của thương vụ này, tuy nhiên theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường, thương vụ mua bán bộ phận kinh doanh máy tính cá nhân của Sony có thể nằm trong khoảng 40 tỷ Yên (394 triệu USD) đến 50 tỷ Yên.

Sau khi thương vụ kết thúc, Sony sẽ “chấm dứt việc thiết kế và phát triển các sản phẩm máy tính cá nhân”. Sony cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định bất ngờ của mình, trong đó có nguyên nhân “từ sự biến động mạnh mẽ ngành công nghiệp máy tính cá nhân trên toàn cầu trong thời gian qua”.

Những chiếc máy tính mang thương hiệu VAIO sẽ không còn do Sony sản xuất

Thương vụ mua bán giữa Sony và JIP dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 7 tới đây. Sau khi thương vụ hoàn thành, JIP sẽ tiếp tục phát triển và bán máy tính mang thương hiệu VAIO tại thị trường Nhật Bản trước khi tiếp tục phát triển thương hiệu máy tính này trên thị trường quốc tế. JIP cũng dự định sẽ thuê khoảng 250 đến 300 chuyên gia của Sony để tiếp tục phát triển thương hiệu máy tính VAIO. Sony cũng vẫn sẽ nắm khoảng 5% cổ phần tại liên doanh công ty mới thành lập với JIP.

Trên thực tế doanh thu từ thị trường máy tính cá nhân của Sony trong thời gian cũng đã có sự sụt giảm nghiêm trọng, hòa chung với xu thế sụt giảm của thị trường máy tính toàn cầu. 

Theo số liệu thống kê của hãng nghiên cứu thị trường IDC, thị phần của Sony đã bị thu hẹp lại xuống còn 1,9% trong quý III/2013, so với 2,3% của cùng kỳ năm 2012. Trong quý III/2013, Sony đã cho xuất xưởng 1,5 triệu máy tính cá nhân, giảm từ mức 2 triệu của một năm trước đó và xếp thứ 9 trong tổng số các hãng sản xuất máy tính trên toàn cầu.

Sự sụt giảm của thị trường máy tính cá nhân trên toàn cầu có nguyên do từ sự tăng trưởng của các thiết bị di động như smartphone và máy tính bảng. Theo IDC, doanh số của máy tính cá nhân trên toàn cầu trong quý III/2013 đã sụt giảm đi 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái và quý thứ 6 liên tiếp doanh số thị trường này bị sụt giảm.

Với quyết định bán đi bộ phận kinh doanh máy tính cá nhân, Sony sẽ tập trung vốn và nhân lực vào việc phát triển các thị trường khác như smartphone, máy tính bảng và tivi… những phân khúc thị trường Sony vẫn còn khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.

VAIO (từ viết tắt của Video Audio Integrated Operation và Visual Audio Intelligent Organizer) từ lâu vẫn được xem là dòng máy tính cao cấp, nổi bật với thiết kế đẹp mắt và độ bền bỉ cao, luôn được đánh giá cao bởi người dùng và các chuyên gia công nghệ. Do đó, quyết định rút chân khỏi thị trường máy tính cá nhân và bán đi thương hiệu VAIO của Sony khiến không ít người cảm thấy tiếc nuối. 

Sony lần đầu tiên đặt chân vào thị trường PC với chiếc máy tính cá nhân 8-bit có tên gọi SMC-70 ra mắt năm 1982. Chiếc máy tính mang thương hiệu VAIO đầu tiên của Sony là PCV-90 ra mắt năm 1996, sử dụng hệ điều hành Windows 95 và bộ vi xử lý Pentium của Intel tốc độ 200MHz. Chiếc laptop VAIO đầu tiên của Sony ra mắt năm 1997.

T.Thủy

Thay đổi việc kinh doanh PC VAIO

Vào ngày 6 tháng 2 năm 2014, Sony đã ra thông báo chính thức về việc cải cách hoạt động kinh doanh máy tính của mình.

Trong năm 2014 đã chứng kiến một số sản phẩm công nghệ bị khai tử khiến nhiều người tiếc nuối. Và trong năm 2015 tới đây thế giới sẽ đón chào rất nhiều những thiết bị công nghệ mới ra đời. Song song đó, chúng ta lại phải chia buồn với những cái tên đình đám sẽ bị khai tử.

Theo thời gian công nghệ ngày một phát triển, việc thay thế những sản phẩm công nghệ cũ bằng những sản phẩm mới, hiện đại hơn, thông minh hơn là điều không thể tránh khỏi. Và có thể, bạn sẽ có chút tiếc nuối khi phải chia tay với những cái tên này.

Thế hệ máy chơi game cầm tay đầu tiên của Sony - PSP (2004-2014)

PSP là Thế hệ máy chơi game cầm tay đầu tiên của Sony

Năm 2004, Sony cho ra mắt thiết bị chơi game cầm tay PlayStation Portable (PSP) độc đáo. Sản phẩm này đã thu hút được nhiều người sử dụng với tính năng: nghe nhạc, xem phim, chơi game,… và nhanh chóng đạt con số bán ra là 76 triệu máy vào năm 2012. Tuy nhiên trong 2 năm gần đây, công ty đã chịu nhiều khoản lỗ vì doanh thu từ việc bán máy PSP đã giảm đáng kể và theo thông tin của hãng Sony đưa ra, họ đã phải chịu lỗ gần 1,3 tỷ USD trong năm vừa qua.

Sự phổ biến của Smartphone và máy tính bảng đã khiến PSP không còn là sự lựa chọn của người tiêu dùng

Trong thế giới công nghệ số ngày một phát triển, Sony đã quyết định ngừng bán thiết bị máy chơi game cầm tay PSP nổi tiếng này tại Nhật Bản, Châu Âu và Bắc Mỹ từ đầu năm 2014.

Laptop cao cấp Sony Vaio (1996 – 2014) sec bị bán cho quỹ đầu tư tại Nhật Bản

Sony Vaio – máy tính cá nhân cao cấp một thời

Để tập trung vào lĩnh lực sản xuất, kinh doanh smartphone, máy tính bảng, máy chơi game và điện ảnh, âm nhạc, Sony đã chính thức nói lời chia tay với dòng laptop Vaio. Tung ra thị trường vào năm 1996, tính đến nay đã được 17 năm, Vaio bây giờ không còn là sản phẩm của Sony nữa mà thuộc quỹ đầu tư Japan Industrial Partners.

Sau 17 năm ra mắt, Vaio chia tay Sony để đến với chủ mới

Ngay từ khi cho ra mắt sản phẩm Vaio, Sony nhắm đến thị phần hàng laptop cao cấp, nhưng thật không may, nó lại bị chính Macbook Pro của Apple lấn át. Cụ thể, chỉ trong 3 tháng cuối năm 2013, laptop Vaio đã bị thua lỗ đến 12,6 tỷ yên. Nhưng việc phải bán đi dòng sản phẩm Vaio là “quyết định đau khổ” của các nhà lãnh đạo của Sony.

Nokia (1984 - 2004) tìm chủ mới Lumia

Vào năm 1999, thời điểm khi chưa có các thiết bị cảm ứng, người sử dụng cũng không phải phân vân khi phải lựa chọn hệ điều hành iOS hay Android, lúc ấy, khi nhắc đến điện thoại, ngay lập tức mọi người sẽ chỉ nghĩ đến điện thoại Nokia.

Nokia cho ra mắt dòng điện thoại với thiết kế đơn giản vào năm 1984

Hiện nay ngoài Nokia, người sử dụng có thể lựa chọn rất nhiều dòng sản phẩm công nghệ khác như: Samsung, Apple, BlackBerry,… Nhưng theo thống kê, Nokia là chiếc điện thoại bán chạy nhất mọi thời đại khi chiếm 10 trên tổng số 12 chiếc điện thoại được bán ra.

Khi các thiết bị smartphone phát triển, Nokia cho ra mắt dòng sản phẩm Lumia nhưng lại không có sức thu hút nhất định. Sau 15 năm với những thành công nhất định, Lumia đã phải chuyển sang chủ mới là Microsoft.

Tên gọi mới Microsoft Lumia lạ lẫn

Giờ đây, khi nhớ về Nokia, mọi người sẽ nhớ đến nó như một chiếc điện thoại với màn hình đơn sắc, những nút bấm bằng cao su, và trò chơi rắn huyền thoại từng làm mưa làm gió trên thị trường.

HDTV Plasma (1999-2014) sẽ nhường chỗ cho OLED TV

TV plasma sẽ ngừng sản xuất vào năm 2015

Sự xuất hiện của TV plasma (plasma display panels – PDP) vào năm 1999, đã mang lại nhiều hứa hẹn về tương lai của công nghệ TV giải trí. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại, các hãng công nghệ đã loại bỏ TV plasma để thay thế bằng các loại công nghệ cao hơn.

Sau Panasonic và các công ty khác, ngày 30/11, Samsung LG cũng đã tuyên bố trong mùa hè năm nay sẽ ngừng sản xuất màn hình plasma để tập trung vào màn hình OLED và LCD. Các nhà sản xuất sẽ đầu tư để nghiên cứu những công nghệ có giá thành rẻ hơn, sử dụng ít năng lượng và bền bỉ theo thời gian.

Thời điểm TV OLED lên ngôi

* Nếu những sản phẩm này bị khai tử thì năm 2015 những sản phẩm công nghệ nào sẽ được bùng nổ? Sony Xperia Z4 hay Samsung Galaxy S6 hay iPhone 7 

* Năm 2014 là một năm bùng nổ của thị trường smartphone thuộc phân khúc tầm trung, một loạt các smartphone thuộc phân khúc này ra mắt như Desire 620G, iPhone 5c được bán với giá rẻ, hay điện thoại khung kim loại của Samsung như Samsung Galaxy A3 và Galaxy A5

Hải Vân

Nguồn: genk

Video liên quan

Chủ đề