Sợi cói là sợi gì

Bạn có biết rằng phụ kiện cói là xu hướng chính của thời trang mùa hè? Sành điệu, thiết thực và cá tính, nón và túi cói là phụ kiện must-have cho những ngày nắng nóng, đi biển hay những chuyến du lịch xa.
 

Cói là gì?
Cói tên khoa học là Cyperus là Cyperus. Cói là loại cây mọc ở nơi ẩm thấp, có thân rễ và thân rễ (thường gọi là củ cói) mọc ở độ sâu 0,50-1m, thân nhỏ nhẵn, mọc thẳng đứng, cao 1-2m. Ở Việt Nam, cói được trồng và mọc hoang ở ven biển các tỉnh phía Bắc từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa và dọc ven biển các tỉnh Nam Trung Bộ.  Cói chủ yếu được sử dụng để làm túi, nón, làn, chiếu và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác. Ngày nay do làn sóng người tiêu dùng đón nhận những sản phẩm từ cói rất tích cực nên các sản phẩm này ngày càng đa dạng hóa về mẫu mã trên thị trường để bắt kịp nhu cầu khách hàng.
 


Cây cói được thu hoạch để làm thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Tại sao sản phẩm thời trang handmade từ cói được ưa chuộng

1. Dùng sản phẩm từ thiên nhiên để cuộc sống lành mạnh

Sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên ảnh hưởng rất tích cực tới cuộc sống của chúng ta không chỉ về thể chất mà còn về tinh thần. Các sản phẩm từ cói handmade không nhựa, không nilon, không màu công nghiệp nên vô cùng an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với da người. Bên cạnh đó, khi sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên, định hình lối sống xanh, sức khỏe tinh thần của con người cũng được cải thiện đáng kể.


Túi cói handmade không màu công nghiệp vô cùng an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với da
 

 
Nón cói không nhựa, không nilon định hình lối sống xanh

2. Hạn chế gây hại tới môi trường 

Với xu hướng sống hòa hợp với thiên nhiên, con người hiện đại ngày càng ưa chuộng những sản phẩm làm từ các vật liệu thân thiện môi trường cho gia đình và bản thân. Phụ kiện thời trang bằng sản phẩm làm từ cói nhờ vậy mà cũng dần trở thành xu hướng được nhiều tín đồ thời trang lựa chọn.
Các sản phẩm làm từ cói hoàn toàn đều được đan bằng tay, mang đến cảm giác mộc mạc, gần gũi. Bên cạnh đó, vật liệu cói hoàn toàn thân thiện với môi trường, quy trình sản xuất cũng không đem lại nhiều tác động tiêu cực đến môi trường sống khu vực lân cận.


Sản phẩm cói được đan thủ công, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường

3. Dễ dàng làm sạch và giá thành kinh tế

Đồ thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là các sản phẩm làm từ cói, nhìn chung khá dễ làm sạch. Chỉ với một vài bước giặt đơn giản sau đó phơi nắng để loại bỏ nấm mốc là đã có thể tái sử dụng nhiều lần. 
Đặc biệt hơn, những sản phẩm cói thường có tuổi thọ cao lại có mức giá kinh tế hơn hẳn những phụ kiện từ da, nhựa thì sử dụng sản phẩm cói có thể coi như là một phương pháp tiết kiệm khá hiệu quả. Vì vậy, nếu bạn là người quan tâm đến tính thẩm mỹ lẫn giá thành thì phụ kiện cói chắc chắn là sự lựa chọn đáng cân nhắc.
 


Phụ kiện thời trang cói có thể tái sử dụng nhiều lần chỉ với một vài bước giặt đơn giản 


Những sản phẩm cói thường có tuổi thọ cao lại có giá thành rất kinh tế

4. Ủng hộ ngành nghề truyền thống nước nhà

Các sản phẩm thời trang làm từ cói như: túi xách, giày dép hay nón... đã xuất hiện trên thị trường từ lâu. Tuy nhiên, theo khảo sát từ các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ Việt Nam, trong khoảng vài năm trở lại đây, việc đón nhận của người tiêu dùng với những sản phẩm này có chuyển biến lớn đầy tích cực. Một phần là vì những ưu điểm và mặt kinh tế và ứng dụng của chúng. Một phần là vì ủng hộ các làng nghề dệt cói, đan cói để những nghệ nhân có thêm động lực giữ lửa ngành nghề truyền thống lâu đời của dân tộc. Các sản phẩm cói handmade xứng đáng nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước cũng như là sự quảng bá đến bạn bè quốc tế bởi chất lượng và mẫu mã của chúng không hề kém cạnh bất kì một sản phẩm công nghiệp nào trên thị trường thời trang cũng như thị trường tiêu dùng.
 


Tin dùng sản phẩm cói là một cách ủng hộ ngành nghề truyền thống lâu đời của dân tộc
 

 
Các phụ kiện cói handmade Ninh Khương với chất lượng và mẫu mã không hề kém cạnh bất kì một sản phẩm công nghiệp nào trên thị trường

Không quảng bá rầm rộ, các phụ kiện cói vẫn từng ngày chinh phục các tín đồ thời trang bởi chất lượng và mẫu mã vượt trội so với giá thành. Nếu bạn muốn trở thành một thành viên của hội mê cói thì đừng bỏ qua các sản phẩm thời trang cói tại Ninh Khương nhé. Túi cói và nón cói đảm bảo làm từ 100% sợi cói tự nhiên hiện đang được bày bán tại toàn bộ hệ thống cửa hàng Ninh Khương toàn quốc.

Đặc sắc nghề truyền thống trăm năm

Được hình thành và phát triển từ hơn 200 năm nay, Kim Sơn nổi tiếng là huyện có nghề cói. Trải qua hàng trăm năm quai đê lấn biển, người Kim Sơn đã tạo nên những bãi bồi mênh mông để trồng cói. Từ cây cói với một sợi mảnh mai, với bàn tay tài hoa của người thợ, hàng trăm sản phẩm tiêu dung, từ chiếu, đệm ngồi, thảm, giày dép, mũ nón, túi xách, hộp đựng đồ, bình hoa… đa dạng về mẫu mã, màu sắc, hoa văn.

Cói là nguyên liệu chính của nghề dệt. Cây có chu kỳ sinh trưởng tựa cây lúa. Cói chiêm thu hoạch vào dịp tháng 5, cói mùa thu hoạch vào dịp tháng 10 Âm lịch. Quy trình trồng cói cũng giống như cây lúa: cày, xới, phơi, tháo nước, làm cỏ, bón phân. Chất lượng cói trồng phụ thuộc vào việc điều phối nước mặn và nước ngọt theo tỷ lên thích hợp.

Nổi bật nhất trong các sản phẩm từ cói của Kim Sơn phải kể đến chiếu cói. Dệt chiếu cói là cả một quá trình lao động sáng tạo, cẩn thận từ khâu chọn cói, phơi cói, nhuộm cói sao cho đỏ tươi và bền mầu, đặc biệt là khâu dệt cải hoa của chiếu. Người cải hoa phải nhanh, uyển chuyển, mềm mại, mắt phải tinh, tay cải phải chính xác, thuộc từng nét cải để không đan lỗi. Ngoài chiếu cói, những người dân địa phương còn sản xuất ra những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu với nhiều mẫu mã đa dạng, phong phú như: thảm, làn, khay, hộp, mũ, túi xách…

Sợi cói là sợi gì
Ảnh minh họa

Để có được một sản phẩm cói mỹ nghệ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, kỹ thuật trồng và sản xuất cói của Kim Sơn cũng khá đặc biệt. Đó là cả một quy trình công phu, tỉ mỉ và chính xác ngay từ lúc trồng cói, thu hoạch cói, chọn cói, chẻ cói, phơi cói, nhuộm cói… cho đến khâu cuối cùng là đan, dệt cói và hoàn thiện sản phẩm. Điển hình như kỹ thuật sử dụng keo polyascera phun phủ lên bề mặt sản phẩm cói, vừa giúp định hình ổn định kiểu dáng công nghiệp, vừa nâng cao khả năng chống mốc, ẩm cho sản phẩm. Nhờ đó mà những sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn luôn đảm bảo chất lượng khi tới tay người tiêu dùng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Hướng đến thị trường quốc tế

Để có những mẫu mã đẹp, đáp ứng thị hiếu khách hàng, các doanh nghiệp sản xuất cói cũng đã biết phối hợp chặt chẽ với phía đối tác để lên ý tưởng và thiết kế mẫu mã. Sau đó, những mẫu thiết kế này sẽ được đặt hàng nhờ các nghệ nhân làng nghề làm thử và khi đạt tiêu chuẩn sẽ hướng dẫn, giao cho các hộ gia đình sản xuất hàng loạt rồi chuyển đến doanh nghiệp gia công lại lần cuối. Có thể nói, các doanh nghiệp sản xuất cói mỹ nghệ ở Kim Sơn không chỉ nhạy bén về thị trường, mà còn biết khéo léo kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống với công nghệ mới trong sản xuất, cho nên đã đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của đối tác, kể cả những đơn hàng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hay buộc phải hoàn thành trong thời gian ngắn nhất.

Người dân Kim Sơn có đặc thù sống trong cái nôi làng nghề cói từ cách đây hàng trăm năm nên có đầy đủ tố chất của một người thợ thủ công chân chính, một bàn tay khéo léo, sự nhạy bén, tính linh hoạt cao, sự nhanh nhạy và đam mê nghề nghiệp. Những tố chất này giúp cho họ đáp ứng được những đòi hỏi dù là khắt khe của nghề, tạo dựng nên nghề trồng cói, chế biến cói ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình nổi tiếng xa gần và được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.

Điển hình như kỹ thuật sử dụng keo polyascera phun phủ lên bề mặt sản phẩm cói, vừa giúp định hình ổn định kiểu dáng công nghiệp, vừa nâng cao khả năng chống mốc, ẩm cho sản phẩm. Nhờ đó mà những sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn luôn đảm bảo chất lượng khi tới tay người tiêu dùng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Nhằm hỗ trợ nghề truyền thống phát triển, những năm gần đây, Sở Công Thương Ninh Bình đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ làng nghề như tổ chức các triển lãm quảng bá sản phẩm; hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm; đưa sản phẩm tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử…

Hiện nay, 100% làng, xã của huyện Kim Sơn đều tham gia chế biến cói, 20 làng nghề cói được UBND tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề với hơn 5.000 doanh nghiệp, cơ sở và hộ cá thể tham gia trồng cói. Sản phẩm mĩ nghệ của huyện đã có mặt ở hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nghề cói còn vươn rộng ra một số huyện lân cận như Yên Khánh, Yên Mô. Cây cói giờ đây không chỉ giúp người dân có thêm nguồn thu nhập cải thiện được đời sống, mà còn là niềm vinh dự tự hào khẳng định vị thế của mình.

Dù đã khẳng định được vị thế trên thị trường, song giống như nhiều làng nghề khác trên cả nước, doanh nghiệp, hợp tác xã cói Kim Sơn cũng đang gặp nhiều khó khăn. Ông Trương Ngọc Thận, Giám đốc Công ty TNHH Vina Ngọc Sơn – một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các sản phẩm từ cói cho biết, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng mỹ nghệ cói luôn năng động, sáng tạo để cho ra đời những sản phẩm chất lượng tốt nhất, nhanh chóng tiếp cận thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp này phát huy hiệu quả, rất cần có những chính sách cụ thể, thiết thực, nhằm tạo đà cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đặc biệt là về vốn và mặt bằng sản xuất.

Với khẩu hiệu “lúa lấn cói”, “cói lấn sú vẹt”, “sú vẹt lấn biển” cây cói đã theo bước chân những người lấn biển trở thành cây công nghiệp tiên phong, mang đến giá trị kinh tế cao trên mảnh đất này. Ở Kim Sơn, cây cói mềm mại, óng ả, có vai trò là sợi nối giữa biển với bờ; giữa những con người cần cù, khoẻ mạnh với thiên nhiên trù phú, bao la. Cây cói còn là sợi nối Kim Sơn với các miền trong nước và trên thế giới, góp một phần không nhỏ để phát triển kinh tế, văn hoá và du lịch địa phương.