Soạn văn lớp 8 bài liên kết trong văn bản năm 2024

Nhằm giúp các em chuẩn bị bài chu đáo hơn trước khi đến lớp với bài học Liên kết các đoạn văn trong văn bản. Học 247 mời các em tham khảo bài soạn dưới đây. Chúc các em có thêm bài soạn hay.

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng.
  • Có thể sử dụng các phương tiện liên kết chủ yếu sau đây để thực hiện quan hệ giữa các đoạn văn:
    • Dùng từ ngữ có lác dụng liên kết: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát...
    • Dùng câu nối.

2. Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Câu 1: Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong những đoạn trích sau và cho biết chúng thể hiện quan hệ ý nghĩa gì.

Ngữ liệu a, b, c SGk trang 53, 54

  • Gợi ý:
    • Ngữ liệu a
      • Từ ngữ lên kết: Nói như vậy.
      • Quan hệ ý nghĩa: suy luận giải thích (Thay thế cho nội dung của đoạn trên.)
    • Ngữ liệu b
      • Từ liên kết: Thế mà
      • Quan hệ ý nghĩa: Biểu hiện sự tương phản đối lập.
    • Ngữ liệu c
      • Từ ngữ liên kết: cũng, nối đoạn 2 và đoạn 1; Tuy nhiên nối đoạn 3 và đoạn 2 (từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn)
      • Quan hệ ý nghĩa: ý liệt kê và có ý tưởng phân đoạn 2 và 3 (cũng (quan hệ liệt kê, tăng tiến), tuy nhiên (quan hệ đối lập tương phản).)

Câu 2: Chép các đoạn văn sau vào vở bài tập rồi chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp (cho trong nghoặc đơn) điền vào chỗ trống /.../ để làm phương tiện liên kết đoạn văn

Ngữ liệu a, b, c, d SGK trang 54, 55

  • Gợi ý:
    • Ngữ liệu a: Từ đó
    • Ngữ liệu b: Nói tóm lại
    • Ngữ liệu c: Tuy nhiên
    • Ngữ liệu c: Thật khó trả lời.

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến của Vũ Ngọc Phan: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo". Sau đó, phân tích các phương tiện liên kết đoạn văn em sử dụng.

  • Đoạn văn gợi ý

Khi bọn cai lệ nói năng thô tục, chị Dậu gọi chúng lài; “các ông”, xưng là “cháu”, “nhà cháu”. Hai lần chị xin chúng: “Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất”... “Nhà cháu đã không có... xin ông trông lại”. Lần thứ ba, chị van lạy chúng: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho”.

Như vậy, người nông dân khốn khổ ấy đã cố kìm nén, cố chịu đựng mọi đau khổ kể cả bị sỉ nhục, bị chửi bới. Phần vì tình thương chồng, phần cũng vì tôn trọng luật pháp; nể sợ người nhà nước đang thi hành nhiệm vụ. “Nước” cố giữ mình trong khuôn khổ tự nhiên, trong phép tắc của xã hội, của trật tự trên dưới. Thái độ ấy của chị Dậu đáng thông cảm biết bao!

  • Từ ngữ làm phương tiện liên kết giữa hai đoạn: Như vậy.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Liên kết các đoạn văn trong văn bản để nắm vững hơn các kiến thức trọng tâm của bài học.

3. Hỏi đáp về bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Liên kết các đoạn văn trong văn bản được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu tới bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản

Câu 1. Hai đoạn văn sau đây có mối liên hệ gì không? Tại sao?

Ngữ liệu SGK trang 51

-Hai đoạn văn trên không có quan hệ với nhau. Mối quan hệ về nội dung giữa hai đoạn này lỏng lẻo, không liền mạch. Đoạn đầu tả cảnh sân trường trong ngày tựu trường hiện tại. Đoạn sau nêu cảm giác của nhân vật “tôi” một lần ghé qua thăm trường trước đây.

Câu 2: Đọc đoạn văn của Thanh Tịnh và trả lời câu hỏi

Câu a: Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai

- Cụm từ “Trước đó mấy hôm’’ làm rõ về ý nghĩa thời gian cho đoạn văn thứ hai, để nói lên sự khác biệt của sân trường Mĩ Lí mấy hôm trước và sân trường Mĩ Lí ngày hôm nay (ngày khai trường), làm cho ý của văn bản liền mạch, hợp lí.

Câu b: Theo em, với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào?

- Cụm từ “Trước đó mấy hôm’’ làm cho hai đoạn văn liên hệ với nhau về mặt thời gian : quá khứ - hiện tại.

Câu c: Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản

- Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản: Khi kết thúc đoạn văn này chuyển sang đoạn văn khác, người viết phải chú ý sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện liên hệ ý nghĩa giữa chúng. Các phương tiện này có tác dụng liên kết ý nghĩa giữa các đoạn văn với nhau tạo nên một văn bản chặt chẽ, liền mạch.

2/ Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản

a/ Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn

Câu a. Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

Ngữ liệu SGK trang 51

- Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?

+ Hai đoạn văn nói về hai khâu của quá trình lĩnh hội tác phẩm đó là khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ.

- Tìm các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên

+ Từ ngữ liên kết: Bắt đầu là… sau khâu tìm hiểu là…

- Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê (trước hết, đầu tiên,...)

+ Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: Thứ nhất – thứ hai, trước hết – sau đó, bắt đầu – tiếp theo, đầu tiên-sau là…

Câu b: Đọc lại đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới.

Ngữ liệu SGK trang 51, 52

- Phân tích quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên.

+ Cả hai đoạn văn đều nói về cảm xúc về ngôi trường Mĩ Lí của nhân vật “tôi" trước đó mấy hôm và trong hiện tại. Hai câu cảm xúc hoàn toàn trái ngược nhau.

- Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó

+ Từ ngữ liên kết: nhưng.

- Để liên kết hai đoạn văn có ý nghĩa đối lập, ta thường dùng từ ngữ biểu thị ý nghĩa đối lập. Hãy kể các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập (nhưng, trái lại,...)

+ Các phương tiện liên kết có ý nghĩa đối lập: nhưng, trái lại, ngược lại, vậy mà…

Câu c: Đọc lại hai đoạn văn ở mục I.2 trang 50 - 51 và cho biết đó thuộc từ loại nào. Trước đó là khi nào?

Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này (đó, này,....)

Gợi ý:

- Từ đó thuộc loại chỉ từ. Trước đó là ngày mà nhân vật “tôi’’ đi qua làng Hòa An bẫy quyên.

- Các đại từ, chỉ từ được dùng làm phương tiện liên kết: đó, này, kia.

Câu d: Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Ngữ liệu SGK trang 52

- Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên

+ Mối quan hệ: Đoạn đầu nêu ý cụ thể, đoạn sau nêu ý khái quát.

- Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó

+ Từ liên kết: Nói tóm lại.

- Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng kết, khái quát, ta thường dùng các từ ngữ có ý nghĩa tổng kết, khái quát sự việc. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết mang ý nghĩa tổng kết, khái quát (tóm lại, nhìn chung,...)

+ Các phương tiện liên kết có ý nghĩa khái quát: tóm lại, nhìn chung, có thể nói rằng, có thể khẳng định rằng, kết luận lại...

b/ Dùng câu nối để liên kết đoạn văn

Tìm câu liên tiếp giữa hai đoạn văn sau. Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết?

- Ngữ liệu SGK trang 52

- Câu "Ai dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!" là câu có tác dụng liên kết

- Câu đó lại có tác dụng liên kết vì: nó khép lại ý đoạn trên, chuyển sang ý đoạn dưới.

3/ Bài tập minh họa bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Đề bài: Thay thế từ ngữ dùng để liên kết các đoạn văn sau đây bằng các từ ngữ tương đương.

Năm 1859, thành phố Gia Định quê hương của Nguyễn Đình Chiểu bị giặc chiếm. Nguyễn Đình Chiểu rời bỏ Gia Định, tản cư về quê ở Cần Giuộc. Năm 1861, Cần Giuộc lại bị giặc chiếm, Nguyễn Đình Chiểu lại cùng bạn bè, vợ con tản cư đi Ba Tri.

Giữa lúc đó triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng cắt dâng ba tỉnh miền Đông Nam Bộ cho thực dân Pháp...

(Đặng Thai Mai)

Các em có thể tham khảo gợi ý dưới đây

- Từ ngữ chuyển đoạn: giữa lúc đó

- Có thể chọn và thay thế bằng các từ: trong năm đó, cũng trong thời gian đó, cũng trong năm đó,...

-------

Với nội dung bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của phép liên kết giữa các đoạn văn trong một văn bản....

Như vậy VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Liên kết các đoạn văn trong văn bản. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.