So sánh hiến pháp 1992 và 2023 năm 2024

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất, quy định những nguyên tắc cơ bản, định hướng các thể chế chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như việc tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước ta. Hiện Hiến pháp năm 1992 đang trong quá trình sửa đổi, cụ thể là đang trong thời kỳ lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức (từ 02/01 – 31/03/2013). Sửa đổi Hiến pháp là sự kiện chính trị - pháp lý có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt, quyết định sự phát triển trong tương lai của đất nước. Vậy, tại sao cần phải sửa đổi Hiến pháp năm 1992?

Kể từ năm 1945 đến nay, Việt Nam đã có 04 bản Hiến pháp tương ứng với nhiệm vụ của từng thời kỳ lịch sử khác nhau: Hiến pháp năm 1946 nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ đất nước vừa dành được quyền độc lập, tự chủ; Hiến pháp năm 1959 là Hiến pháp của giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam; Hiến pháp năm 1980 là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước và bản Hiến pháp hiện nay, Hiến pháp năm 1992 ([1]) là Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới đất nước.

Hiến pháp năm 1992 được xây dựng trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đề ra và trên cơ sở thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bản Hiến pháp này đã tạo cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới như chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường; chuyển từ cơ chế hoạt động theo nguyên tắc tập thể của tổ chức bộ máy nhà nước sang đề cao trách nhiệm cá nhân; tạo tiền đề cho thực hiện cải cách tư pháp, lập pháp, hành chính… Chính những sự đổi mới này đã đem lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đối với nước ta trong 20 năm qua, đưa Việt Nam từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển sau chiến tranh trở thành một nước đang phát triển, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp cả về kinh tế, chính trị, môi trường, dân số… Đất nước ta tuy đã có nhiều thay đổi nhưng cần phải tiếp tục chuyển biến, đổi mới về mọi mặt cho phù hợp với xu thế chung của thời đại. Chính vì vậy, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng vào năm 2011 đã tổng kết sâu sắc thực tiễn và lý luận 25 năm đổi mới (1986 – 2011), bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, đề ra những chủ trương mới nhằm xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững của đất nước trong giai đoạn cách mạng mới cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội như: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế….. Trong quá trình thực hiện các phương hướng cơ bản đó, phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ... không phiến diện, cực đoan, duy ý chí.

Những chủ trương mới mà Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra, đòi hỏi phải sửa đổi Hiến pháp để thể chế hóa, hiến định trong Hiến pháp; vừa khắc phục được những điểm bất cập nảy sinh trong thời gian qua, vừa tạo cơ sở thực hiện cho phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế,