Số người chết vì hút thuốc la ở Việt Nam

Nghị định 176 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế ra đời từ năm 2013, trong đó có quy định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thuốc lá như hút thuốc không đúng nơi quy định… Nhưng đã 7 năm qua, cơ quan chức năng chưa phạt được ai thì nay chuẩn bị thay thế bằng Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28-9-2020 (có hiệu lực từ ngày 15-11-2020).

  • Cảnh báo tình trạng kẹo thuốc lá "tấn công" học sinh

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương - Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, chưa có số liệu báo cáo thống kê về những trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thuốc lá.

Về vấn đề này, Tiến sĩ Võ Thanh Lâm, Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho biết, qua khảo sát, Thanh tra Bộ thấy vẫn còn lãnh đạo một số cơ quan hút thuốc, trong khi cán bộ làm công tác truyền thông là cấp dưới nên rất khó truyền thông để lãnh đạo không hút thuốc tại cơ quan, nơi công cộng. Thời gian qua cũng mới chủ yếu tập trung tuyên truyền nhắc nhở là chính.

Số người chết vì hút thuốc la ở Việt Nam
Thuốc lá được bán với giá vài chục ngàn một gói thì khó làm cho người nghiện bỏ thuốc.

Mặc dù các chuyên gia đều cho rằng tác hại của thuốc lá là rất lớn đến đời sống, làm nhiều người chết. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có 8,2 triệu người chết vì tác hại của thuốc lá.

Theo Thạc sĩ Đào Thế Sơn - Liên minh Quốc tế phòng chống lao và bệnh phổi, với 8,2 triệu người chết vì thuốc lá mỗi năm trên toàn thế giới (7 triệu người chết do hút thuốc lá trực tiếp và 1,2 triệu người chết do hút thụ động), cao hơn rất nhiều so với số người tử vong vì COVID-19 (tính đến thời điểm hiện tại là hơn 1 triệu người). Đây là tổn thất rất lớn đối với xã hội.

Ông Sơn băn khoăn: “Mỗi năm lại có thêm 8 triệu người hút mới, phải nói chính xác là sử dụng nicotine. Số lượng người mới này hầu hết là sử dụng các sản phẩm thuốc lá độc hại mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng,... Nhiều người hút thuốc lá mới cứ nghĩ rằng không có hại hoặc ít hại so với thuốc lá thông thường. Đây là điều hoàn toàn không đúng, vì thuốc lá truyền thống và thuốc lá độc hại mới đều là sử dụng nicotine”.

“Việt Nam có từ 40-70 ngàn người chết mỗi năm do tác hại từ thuốc lá. Chi phí điều trị 23 nhóm bệnh cơ bản do tác hại của thuốc lá là trên 25 ngàn tỷ đồng. Còn tiền thu ngân sách từ thuốc là chỉ khoảng 16 ngàn tỷ đồng. Nếu đảm bảo lợi ích kinh tế thì sẽ mất lợi ích về sức khỏe nên hai lợi ích này không thể dung hoà. Thuốc lá là sản phẩm gây chết người, chỉ khác các sản phẩm khác là không chết ngay mà chết từ từ và chết rất nhiều người”, ông Sơn nói.

Tại Việt Nam, tỉ lệ người hút thuốc lá điện tử tăng lên 2,6% (năm 2019), mặc dù loại thuốc lá này chưa được phép lưu hành tại Việt Nam. Việc cho phép các sản phẩm thuốc lá mới tại nước ta ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.

Thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đều là những loại sản phẩm thế hệ mới chứa nicotine, thậm chí là các chất hướng thần hiện chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, những sản phẩm gây nghiện cao, gây hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Những sản phẩm có mặt trên thị trường hiện nay đều là nhập lậu, được rao bán và quảng cáo mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Ngày 26-8-2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hiệu lực từ ngày 15-10-2020. Theo đó, người có hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao sẽ bị phạt tiền tới 3 triệu đồng. Như vậy, dù chỉ buôn bán một bao thuốc lá điếu nhập lậu, người bán đã có khả năng bị xử phạt tới 3 triệu đồng. Việc tái phạm các hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc áp dụng hình thức phạt tiền với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận dù chỉ một bao thuốc lá điếu nhập lậu, thay cho hình thức cảnh cáo được quy định trước đây, cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ trong công tác chống thuốc lá điếu nhập lậu, đồng thời cảnh báo các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng không tiếp tay cho thuốc lá điếu nhập lậu.

Quy định thì rất nhiều, nhưng vấn đề là thực hiện đến đâu, có làm cho số người hút thuốc lá giảm xuống hay không là điều được người dân quan tâm.            

Nguyễn Cảnh

Số người chết vì hút thuốc la ở Việt Nam

Một bạn trẻ hút thuốc lá điện tử tại quán cà phê - Ảnh: XUÂN MAI

Đây là thông tin được thạc sĩ Đào Thế Sơn - liên minh Quốc tế phòng chống lao và bệnh phổi - đưa ra tại Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá do Bộ Thông tin và truyền thông diễn ra vừa qua.

Thạc sĩ Sơn đánh giá với 8 triệu người chết vì thuốc lá mỗi năm trên toàn thế giới, cao hơn rất nhiều so với số người tử vong vì COVID-19 (tính đến thời điểm hiện tại là hơn 1 triệu người).

Đáng quan ngại khi mỗi năm cũng có đến 8 triệu người hút thuốc lá mới khi các hãng thuốc lá tung ra nhiều sản phẩm thuốc lá độc hại mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha...

"Nhìn dưới góc độ sức khỏe, đây là tổn thất lớn của xã hội nhưng trong vai trò của ngành sản xuất thuốc lá thì đây là bài toán kích cầu. Nghĩa là 8 triệu người chết này là khách hàng cũ của các công ty thuốc lá và được 'bù đắp' 8 triệu khách hàng mới" - thạc sĩ Sơn phân tích.

Dù vậy theo thạc sĩ Sơn, lợi ích kinh tế từ sản xuất thuốc lá không thể bù đắp được chi phí do tác hại sức khỏe mà nó gây ra. Nếu đảm bảo lợi ích kinh tế thì sẽ mất lợi ích về sức khỏe.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương - Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) - cho biết thuốc lá thế hệ mới gây hại sức khỏe như thuốc lá điếu thông thường. Chúng vẫn chứa nicotine, glycerin, propylene glycol - một chất gây ung thư khi được đun nóng, hóa hơi. 

Đặc biệt thuốc lá thế hệ mới đang nhắm vào giới trẻ để tạo ra một thế hệ nghiện thuốc lá mới thông qua hình ảnh, phong cách tạo gu thẩm mỹ, theo xu hướng. Chúng được bán qua mạng, được quảng cáo sai sự thật rằng ít gây hại, thậm chí giúp cai nghiện thuốc lá thông thường.

Tại Việt Nam, tỉ lệ người hút thuốc lá điện tử tăng lên 2,6% (năm 2019) mặc dù loại thuốc lá này chưa được phép lưu hành tại Việt Nam. Việc cho phép các sản phẩm thuốc lá mới tại nước ta ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá. 

"Thuốc lá thế hệ mới tiềm ẩn nguy cơ giới trẻ sử dụng ma túy và các chất kích thích khác. Tuyệt đối không cho phép thí điểm mua bán, sản xuất, nhập khẩu với thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha" - thạc sĩ Hương nhấn mạnh.

Số người chết vì hút thuốc la ở Việt Nam
Người dưới 18 tuổi mua rượu bia, thuốc lá: Ai phạt? Phạt ai?

XUÂN MAI

Ngày 15.1, tại TP.HCM, Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) đã tổng kết hoạt động năm 2019-2020 và xây dựng kế hoạch 2021-2022.

Tại hội nghị, thạc sĩ - bác sĩ (Ths.BS) Phan Thị Hải, Phó giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá, cho biết thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 7 triệu ca tử vong và Việt Nam có 40.000 ca tử vong do các bệnh có liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Theo Ths.BS Hải, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về phổi, điển hình như ung thư phổi, bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính, lao phổi. 90% trong số hơn 600.000 người mắc ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc. Hút thuốc cũng là nguyên nhân gây 75% các ca bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính.

Thuốc lá cũng là nguyên nhân gây các bệnh về phổi của trẻ em. Theo Ths.BS Hải, hiện tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở trẻ vị thành niên, giới trẻ ngày càng gia tăng. Năm 2015, có 0,5% số trẻ 13 -19 tuổi sử dụng thuốc lá thì đến năm 2019 tỷ lệ này lên đến 2,6%.

“Việc đầu tư vào công tác phòng chống tác hại của thuốc lá nhằm đạt được mục tiêu giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và phòng chống các bệnh không lây nhiễm là hết sức quan trọng”, Ths.BS Hải nói.

Liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tác hại của thuốc lá, tại hội nghị, thiếu tá Hoàng Xuân Vượng (Công an TP.HCM) cho biết, từ năm 2018, Công an TP.HCM bắt đầu tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát, phối hợp tuyên truyền, nhắc nhở và tăng dần cấp độ lên cảnh cáo, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tác hại thuốc lá.

Năm 2019, Công an TP.HCM phối hợp với các cơ quan chức năng khác đã xử phạt vi phạm hành chính 174 nhà hàng, khách sạn vi phạm công tác phòng chống tác hại thuốc lá. Bắt và xử lý vụ buôn lậu tàng trữ thuốc lá, số thuốc lá tịch thu là 43.100 bao thuốc các loại, phạt tiền 3,9 tỉ đồng.

Năm 2020, do tác động của Covid-19 nên hầu hết là dừng lại ở việc nhắc nhở, cảnh cáo và yêu cầu các đơn vị ký cam kết thực hiện luật Phòng chống tác hại của thuốc lá.

Theo công an, trong quá trình đi kiểm tra, xử phạt các cơ sở kinh doanh có điều kiện trên thì khách sạn, nhà hàng là địa điểm có tỷ lệ vi phạm hút thuốc lá thụ động cao nhất so với các địa điểm quy định, chiếm 80%.

Các vi phạm phổ biến là: hút thuốc trong khu vực nhà hàng; không treo biển hay biểu tượng cấm hút thuốc lá… Nguyên nhân do tâm lý sợ mất khách, chiều khách; hiểu biết về tác hại của hút thuốc và hút thuốc thụ động còn hạn chế; chưa hiểu rõ quy định của luật phòng chống tác hại thuốc lá và các quy định xử phạt vi phạm hành chính….

Ngành công an đề nghị Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố tiếp tục phổ biến và tăng cường chỉ đạo thực thi nghiêm quy định của Luật phòng chống tác hại của thuốc lá. Nêu cao vai trò của người đứng đầu trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá…

Trước đó, Sở Y tế TP.HCM có văn bản gửi các cơ sở y tế trên địa bàn yêu cầu tuân thủ nghiêm Luật phòng chống tác hại của thuốc lá.

Theo đó, không để tình trạng hút thuốc lá trong khuôn viên các cơ sở y tế. Phải treo biển báo cấm hút thuốc lá tại khu vực làm việc, khu vực khám, điều trị nhà ăn, các khu vực công cộng trong cơ sở y tế.

Không mua bán, quảng cáo các sản phẩm thuốc lá trong khuôn viên các cơ sở y tế dưới mọi hình thức, không được nhận hỗ trợ tài trợ của các công ty thuốc lá hay các tổ chức có liên quan đến công ty thuốc lá dưới mọi hình thức.

Sở Y tế giao Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM tổ chức, giám sát kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc triển khai thực hiện Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá ở các cơ sở y tế, đặc biệt là ở các bệnh viện.

Tin liên quan