Sơ đồ tư duy bài học thầy học bạn

Chân trời sáng tạo

* Chuẩn bị đọc

Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

- Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè giúp chúng ta nâng cao tinh thần ham học hỏi, hơn nữa giúp chúng ta nâng cao sự đoàn kết, gắn bó, gần gũi hơn với bạn bè, thầy cô.

* Trải nghiệm cùng văn bản

Trong đoạn này, tác giả kể câu chuyện về thời tuổi trẻ của Lê-ô-na-rơ Đa Vin-chi nhằm mục đích gì?

- Trong đoạn tác giả có kể về câu chuyện thuở nhỏ của danh họa nổi tiếng Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi nhằm chỉ ra rằng vai trò của người thầy rất quan trọng. 

- Dù ông có thiên bẩm về tài nang hội họa, nhưng không có sự dẫn dắt của người thầy ông không thể thành công trong sự nghiệp của mình như vậy.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Nguyễn Thanh Tú.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Văn biểu cảm - Nghị luận, 2001.

- Thể loại: Văn nghị luận.

- PTBĐ chính: Nghị luận.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Ý kiến: Học thầy, học bạn.

- Giới thiệu vấn đề "Học tập là quá trình... chúng ta học hỏi".

- Trích dẫn tục ngữ:

+ Không thầy đố mày làm nên.

+ Học thầy không tày học bạn.

- Đặt vấn đề: Liệu hai cách học mâu thuẫn với nhau?

2. Lí lẽ, dẫn chứng

- Lí lẽ 1: Học từ thầy là quan trọng nhất.

+ Truyền thống tôn sư trọng đạo, đề cao vai trò người thầy.

+ Nếu không có thầy thì khó làm nên điều gì xứng đáng.

- Dẫn chứng 1: Người thầy của danh họa Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi với bài học vẽ quả trứng.

- Lí lẽ 2: Học hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết.

+ Muốn thành đạt, con người còn phải học tập mọi nơi, mọi lúc, từ bất cứ ai.

+ Học từ bạn thuận lợi vì cùng trang lứa, hứng thú, tâm lí thì sẽ thoải mái, dễ dàng.

- Dẫn chứng 2: Thảo luận nhóm.

3. Kết luận vấn đề

- Hai câu trên đọc có vẻ mâu thuẫn nhưng lại bổ sung cho nhau, làm cho nhận thức việc học thêm toàn diện.

- Học thầy như ngọn hải đăng, soi đường; bạn lại như người đồng hành quan trọng chinh phục chân trời tri thức.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Văn bản nêu ý kiến về tầm quan trọng của việc học thầy, học bạn được gợi ra từ hai câu tục ngữ; khẳng định đó là hai quá trình bổ sung cho nhau tạo nhận thức toàn diện về việc học.

2. Nghệ thuật

Bài văn nghị luận với ý kiến xác đáng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.

* Suy ngẫm và phản hồi

1. Xác định những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn.

Những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn là:

- Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất.

- Ngoài tài năng thiên bẩm , không thể không nhắc đến sự dẫn dắt của người thầy.

- Học hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết.

- Việc học ở bạn thuận lợi ở chỗ với bạn bè cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ dàng hơn.

2. Để thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc học thầy, học bạn, tác giả đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào?

- Để thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc học thầy, tác giả đã đưa ra câu chuyện của danh họa nổi tiếng người Ý. Từ đó cho độc giả cảm nhận được dù có tài năng thiên bẩm nhưng không thể chối bỏ tầm quan trọng của người thầy trong sự thành công của sự nghiệp.

- Để thuyết phục người đọc rằng việc học bạn cũng rất quan trọng, tác giả đưa ra các luận điểm, lí lẽ rất cụ thể để thuyết phục người đọc như học cùng bạn sẽ dễ học hỏi, truyền đạt hơn vì cùng trang lứa hay học nhóm cũng là một giải pháp tốt.

3. Các từ "mặt khác", "hơn nữa" trong văn bản có tác dụng gì?

Các từ "mặt khác", "hơn nữa" trong văn bản có tác dụng bổ sung thêm ý, thêm luận điểm, luận cứ cho ý trước, đoạn văn trước và làm tăng sức gợi cho đoạn văn.

4. Hình ảnh so sánh trong câu cuối của văn bản giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa học thầy và học bạn?

Hình ảnh so sánh trong câu cuối của văn bản giúp em hiểu rằng học thầy và học bạn luôn song hành với nhau. Chúng ta không chỉ học từ thầy mà còn học từ bạn nữa. Học thầy, học bạn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể thiếu một trong hai trên con đường của một người thành công.

5. Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản bằng ngôn ngữ của mình dựa trên việc nhận ra ý kiến của người viết, các lí lẽ, bằng chứng làm rõ cho ý kiến. Hãy hoàn thành sơ đồ sau và viết đoạn văn tóm tắt văn bản Học thầy, học bạn.

- Lí lẽ 1: Học từ thầy là quan trọng nhất.

+ Truyền thống tôn sư trọng đạo, đề cao vai trò người thầy.

+ Nếu không có thầy thì khó làm nên điều gì xứng đáng.

- Dẫn chứng 1: Người thầy của danh họa Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi với bài học vẽ quả trứng.

- Lí lẽ 2: Học hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết.

+ Muốn thành đạt, con người còn phải học tập mọi nơi, mọi lúc, từ bất cứ ai.

+ Học từ bạn thuận lợi vì cùng trang lứa, hứng thú, tâm lí thì sẽ thoải mái, dễ dàng.

- Dẫn chứng 2: Thảo luận nhóm.

6. Làm thế nào để việc học thầy, học bạn được hiệu quả?

Để học thầy, học bạn một cách hiệu quả chúng ta phải biết lắng nghe ý kiến từ người khác, phải ham học hỏi, không ngại khó ngại khổ, không dấu dốt mà không dám hỏi và quan trọng là tinh thần tự giác cao.

Page 2

1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết dấu hiệu giúp em nhận biết ra thể thơ đó.

Bài thơ Chuyện cổ nước mình được viết theo thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. 

- Dấu hiệu nhận biết: 

+ Số tiếng, số dòng: gồm nhiều cặp lục bát nối tiếp nhau; dòng trên 6 tiếng, dòng dưới 8 tiếng. 

+ Về vần: tiếng cuối của dòng sáu tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới, tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo. 

Ví dụ: 

“Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì

Mang theo chuyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa” …

Hiền – tiên , trì – đi – thì

+ Về nhịp: ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4. 

Ví dụ: 

“Ở hiền / thì lại / gặp hiền

Người ngay thì gặp / người tiên độ trì

Mang theo / chuyện cổ / tôi đi

Nghe trong cuộc sống / thầm thì tiếng xưa” …

+ Về thanh điệu: tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc. 

Ví dụ: 

hiền 

thì 

lại 

gặp

hiền

T

B

B

T

T

B

Người

ngay

thì

gặp

người

tiên

độ

trì

B

B

B

T

B

B

T

B

2. Qua bài thơ, em nhận ra bóng dáng của những câu chuyện cổ nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng đến những câu chuyện đó.

Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ đã giúp em liên tưởng đến những câu chuyện cổ đó là:

"Ở hiền thì lại gặp hiền": liên tưởng đến chuyện Cây tre trăm đốt, Cây khế, Thạch Sanh.

"Thị thơm thị giấu người thơm": liên tưởng đến chuyện Tấm Cám.

"Đẽo cày theo ý người ta": liên tưởng đến chuyện Đẽo cày giữa đường.

3. Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp của tình người?

- Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều về vẻ đẹp tình người là: nhân hậu, sâu xa, thương người, yêu nhau, độ lượng, đa tình, đa mang, nặng sâu,….

→ Bài thơ thể hiện giá trị nhân văn của những câu chuyện cổ. Dòng thơ nào cũng hướng đến việc ca ngợi ý nghĩa của những câu chuyện cổ trong việc phản ánh những nét đẹp tình người như lòng nhân hậu, sự vị tha, độ lượng, bao dung,… Điều đó cắt nghĩa tình yêu mà nhà thơ dành cho những câu chuyện cổ được bộc lộ trực tiếp ngay trong dòng thơ đầu tiên: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi” .

4.

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên. 

Đọc truyện cổ nước mình tác giả như được "nhận mật", như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.

5.

Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dậy cũng vì đời sau.

Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì.

- Hai dòng thơ: 

“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”

Giúp người đọc cảm nhận được những bài học cuộc sống được gợi ra từ những câu chuyện cổ. Đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thành, nhân ái; phải cần cù, siêng năng; phải có trí tuệ, có chính kiến riêng của bản thân, không nghe theo lời người khác một cách thụ động, ... 

- Những bài học cuộc sống được thể hiện rất rõ qua những dòng thơ: 

+ Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì.

+ Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.

+ Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.

6. Vì sao với nhà thơ, những câu chuyện cổ "Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm"?

Những câu chuyện cổ đó "Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm", luôn là những kinh nghiệm sống, bài học về đạo đức từ ngàn đời xưa cha ông để lại. Đó là những câu chuyện thấm đẫm tình người, tình đời. Đó cũng là lý do vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích truyện cổ nước mình.

* Viết kết nối với đọc

7. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Đời cha ông với đời tôi

Như cong sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Gợi ý

Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại là một khoảng cách thời gian rất dài. Các truyện cổ dân gian thực sự là  cầu nối quá khứ với hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức… của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu khá rõ trong các truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói truyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được đời sống, tâm hồn của cha ông ngày xưa.

Đoạn văn tham khảo:

   Đoạn thơ đã để lại trong em vô vàn suy nghĩ. “Đời cha ông với đời tôi” là hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh “con sông với chân trời” không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể làm con người khác đi, đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy “Chỉ còn chuyện cổ thiết tha”. Đó là những tình cảm sâu nặng, tha thiết mà cha ông ta gửi gắm qua những câu chuyện cổ đồng thời cũng chính là những tình cảm của nhà thơ với chuyện cổ nước mình. Dòng thơ cuối: “Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”  tức là nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu chuyện từ ngàn xưa. Chính những câu chuyện từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đã giúp người đọc thời nay nhận biết được “gương mặt” của cha ông thời xưa, hiểu thấu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh, … của cha ông. Và chúng ta của hôm nay nhất định sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời!

Video liên quan

Chủ đề