Kỹ năng cần thiết khi học đại học

Có được tấm vé bước chân vào ngưỡng cửa đại học thật sự là một thành tích, bước ngoặt trong cuộc đời mỗi con người. Đứng trước một chặng đường dài, quan trọng trong đời, các bạn sinh viên chất chứa nhiều cảm xúc, nghĩ suy trong lòng. Một trong số những ưu tư và bận tâm lớn nhất chính là việc làm sao có thể khai thác, tận dụng tốt cơ hội này. Một kỹ năng, phương pháp học tập hợp lý sẽ giúp phát huy hiệu quả việc tiếp thu kiến thức, trau dồi kỹ năng, và hoàn thiện bản thân. Các kỹ năng học tập bậc đại học có vai trò và tầm quan trọng rất lớn cho sự thành công trong việc chinh phục và băng qua những thử thách này.

Một phương pháp học tập đúng đắn sẽ giúp người học dễ tiếp thu bài vở, ghi chép và lựa chọn các nội dung quan trọng cho bài học một cách hợp lý dẫn đến kết quả học tập cũng tốt hơn. Tuy nhiên, có một sự thật là phương pháp học tập ở môi trường Đại học và THPT có sự khác biệt rất lớn. Tại trường Đại học, các giảng viên sẽ ít tham gia vào quá trình học tập của sinh viên, lớp học lớn hơn đồng nghĩa với nhiều sinh viên trong một lớp. Yếu tố tự học được đề cao với việc sinh viên tự tìm hiểu, đọc bài tại nhà. Do sự khác biệt về phương pháp học tập mà bạn luôn sử dụng trong suốt 12 năm đi học, cho nên bạn cần chuẩn bị cho bản thân một phương pháp học tập mới, độc lập hơn và chủ động hơn cho 4 năm học Đại học của mình. Một số gợi ý về phương pháp học tập hiệu quả để các bạn sinh viên có thể tham khảo như sau:

Nghe hiểu và ghi chú: đây là một trong những phần quan trọng trong quá trình tìm tòi và tiếp thu kiến thức. Hãy tập trở thành một sinh viên biết lắng nghe một cách tích cực, chủ động. Làm quen và thích nghi với nhiều bối cảnh, tình huống khác nhau của các buổi lên lớp và luôn có sự chuẩn bị trước và kỹ càng cho các bài giảng. Các thông tin, kiến thức tiếp nhận được ghi chú lại theo một trình tự khoa học, hợp lý dễ gợi nhớ. Không nên đi quá sâu vào những tiểu tiết mà thay vào đó cố gắng khái quát vấn đề, tóm lược những ý chính và mối liên hệ giữa chúng với nhau.

Đọc hiểu: Kỹ năng đọc hiểu hiệu quả sẽ giúp cho bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức mà có thể dành nhiều hoạt động học tập khác. Cần xác định rõ danh mục tài liệu cần tham khảo, các nội dung chủ yếu cần nắm bắt. Tập trung vào các ý chính, các nội dung quan trọng, cần thiết có liên quan đến mục đích tìm kiếm. Cố gắng diễn dịch các nội dung, thông tin nắm bắt được theo cách thức riêng của bản thân để củng cố, gia tăng hiệu quả tiếp thu kiến thức.

Tư duy phân tích và phản biện: đây là một kỹ năng quan trọng và cần thiết trong quá trình tìm kiếm, tiếp thu, đánh giá và vận dụng kiến thức. Kỹ năng thiết yếu này không chỉ quan trọng cho việc việc mà cả sau này trong quá trình phát triển sự nghiệp và kể cả trong mọi vấn đề của đời sống hàng ngày. Kỹ năng này được hình thành thông qua các thói quen, hành vi khi nhận thức sự việc một cách khách quan, đa diện, nhiều chiều. Mọi luận điểm phải có sức thuyết phục dựa trên lập luận mang tính khoa học, hợp lý và đầy đủ các dẫn chứng khách quan, phù hợp.

Viết luận: khả năng viết luận luôn là một thử thách gian nan cho các bạn sinh viên trong suốt quá trình học tập. Tuy nhiên, đây là một chỉ dấu rõ ràng và chính xác nhất về năng lực của người học. Chính vì vai trò và tầm quan trọng như vậy, việc trau dồi và rèn luyện kỹ năng viết luận luôn được xây dựng và tạo điều kiện rất thường xuyên trong hầu hết các môn học của bậc đại học. Ngoài ra, bài luận văn còn được chọn làm hình thức đánh giá cuối kỳ mang tính quyết định cho việc hoàn tất môn học hoặc quá trình đào tạo.

Đề án nghiên cứu: đây là một trong những hoạt động đặc trưng quan trọng trong quá trình học tập ở bậc đại học. Đề án nghiên cứu là việc nghiên cứu vận dụng kiến thức tổng hợp vào trong một hoàn cảnh thực tế hoặc nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể. Đề án nghiên cứu thường bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như khảo sát thăm dò, thu thập xử lý phân tích dữ liệu, viết luận, thuyết trình, … và là cơ hội cho các sinh viên thể hiện khả năng lẫn các kỹ năng của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau để nhận diện, phân tích và xử lý một vấn đề cụ thể trong thực tế.

Ngoài ra, để đạt được hiệu quả tối ưu trong quá trình học tập, sinh viên còn được tạo cơ hội phát triển nhiều kỹ năng phong phú đa dạng khác như: hoạt động đội nhóm (teamwork), hợp tác trong học tập (collaborative learning), tổ chức sắp xếp công việc (planning and organizing skills), quản lý thời gian hiệu quả (time management), giải quyết vấn đề (problem solving), …

Tại Đại học Northampton Việt Nam, với nội dung chương trình được đào tạo theo phương pháp Anh Quốc, sinh viên hoàn tất các môn học của mình thông qua hình thức làm bài assignment, điều đó đồng nghĩa với việc các sinh viên được yêu cầu cao hơn về các phương pháp tự học, nghiên cứu và khảo sát nhiều hơn. Cho nên việc chuẩn bị cho bản thân mình một phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp càng được chú trọng hơn để đảm bảo quá trình học tập và kết quả học tập tốt nhất.

Khi bước vào Đại Học sẽ có rất nhiều các hoạt động dành cho sinh viên chứ không đơn thuần chỉ là học. Các hoạt động đó sẽ giúp cho các sinh viên hoàn thiện bản thân, nâng cao kiến thức, kỹ năng sống, phản xa, sáng tạo... Nếu chúng ta lười biếng thì sẽ bị tách dần ra khỏi các cá thể nhộn nhịp ở trường, vì vậy chúng ta cần phải năng động, nhiệt huyết tham gia các phong trào của Đoàn Đội, các hoạt động ngoại khóa, các buổi hội thảo... để có thể tự khẳng định bản thân mình.

Những hoạt động ngoại khóa ở Đại học mang đến nhiều giá trị cho người tham gia. Điển hình nhất chính là giúp bạn được gặp gỡ rất nhiều người chưa từng quen biết. Bạn có thể gặp những người cần giúp đỡ, những tình nguyện viên khác và cả những nhà tài trợ. Đây chính là cơ hội để bạn mở rộng hiểu biết của mình về mối quan hệ giữa người với người, cũng là lúc để bạn tạo dựng cho mình những mối quan hệ vững chắc, đáng tin cậy.

Kỹ năng nhiệt huyết

Kỹ năng nhiệt huyết

Rời mái trường trung học phổ thông, môi trường đại học sẽ làm bạn trở nên thật “khác” trong hình ảnh người sinh viên. Bạn trở nên độc lập, năng động, tự chủ hơn trong quá trình học tập và cuộc sống của mình. Chính vì vậy khi sinh viên tham gia phỏng vấn tuyển dụng thường chỉ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng bằng cấp, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc… Thế nhưng, bạn nên biết rằng năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Điều đó khẳng định rằng học không chỉ để biết mà học còn để làm việc, để chung sống và để tự khẳng định mình. Những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng”, “kỹ năng mềm” và “kỹ năng cứng”.

Vậy khái niệm về kỹ năng, kỹ năng mềm và kỹ năng cứng là gì? Tại sao một sinh viên cần rèn luyện tốt tất cả các kỹ năng này ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường?

  • Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ năng có thể là kỹ năng sống, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp. Mỗi người học nghề khác nhau thì có các kỹ năng khác nhau nhưng các kỹ năng sống và kỹ năng mềm là các kỹ năng cơ bản thì bất cứ ai làm nghề gì cũng nên có và cần phải có.
  • Kỹ năng mềm (soft skills) – trí tuệ cảm xúc: là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người – thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, càng không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Nhưng, kỹ năng mềm lại quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
  • Ngược lại, kỹ năng cứng (hard skills) – trí tuệ logic: chính là khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Những kiến thức đó dù học tốt tới đâu trong 4 – 5 năm đại học thì nó cũng chỉ là một phần nhỏ trong cái đại dương mênh mông kiến thức sau này của đời con người.

Thực tế cho thấy kỹ năng cứng tạo tiền đề, và kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển. Người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này một cách khéo léo. Để hiểu rõ hơn về kỹ năng mềm, hãy cùng BBA Andrews Phenikaa điểm qua những kỹ năng sau đây:

1. Kỹ năng lắng nghe

Kinh nghiệm ít, chuyên môn non nớt là tình trạng chung của sinh viên mới ra trường. Cho nên để làm quen với công việc, bạn cần phải biết cách đối mặt và xử lý với một (cơ) số lời góp ý, phê bình. Dĩ nhiên chẳng ai thích việc bị người khác phê bình nhưng để trụ vững trong thời gian đầu đi làm, bạn phải lắng nghe dù cho nó có khó nghe như nào đi nữa .Việc giữ thái độ bình tĩnh và có thái độ ứng xử phù hợp trước những lời phê bình là vô cùng cần thiết, nó phản ánh thái độ cầu thị, cầu tiến của một nhân viên. Vì vậy lắng nghe là một kỹ năng mềm cho sinh viên cực kỳ quan trọng. Nhiều trường hợp đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ thử bạn bằng cách cố tình phê bình, nếu không đủ tỉnh táo bạn sẽ out mà không hiểu tại sao.

2. Kỹ năng giao tiếp

Sinh viên hiện nay, nhiều bạn rất vững về chuyên môn nhưng lại kém về kỹ năng giao tiếp do chương trình học rất ít chú trọng vào kỹ năng mềm cho sinh viên. Các bạn quá thiếu sự tự tin khi nói, không dám bắt chuyện người lạ. Các bạn không biết nên nói gì với người đối diện, nên cư xử hòa đồng thế nào cùng các đồng nghiệp… Đó là một thiếu sót rất lớn, là rào cản cho sự phát triển sự nghiệp và các mối quan hệ xã hội của các bạn. Hãy nhớ khi phỏng vấn, nếu không biết cách nói sao cho khéo và ấn tượng thì dù trình độ chuyên môn giỏi cỡ nào, bạn cũng chẳng thể trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng đâu.

3. Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian là điều tạo nên sự khác biệt giữa người bận rộn và người năng suất. Thông thường khi đi làm, bạn sẽ dễ bị stress do việc bị giao quá nhiều công việc mà thời hạn thì luôn gấp gấp. Nếu bạn biết phân bổ thời gian và ưu tiên thứ tự cho từng công việc, bạn sẽ luôn luôn biết những gì bạn đang làm và lý do tại sao bạn đang làm nó. Từ đó, hiệu suất và năng suất công việc sẽ tăng lên đáng kể. Bạn sẽ không phải thắc mắc “Tại sao lại bị trễ tiến độ?”, “Tại sao việc gì cũng không xong?”. “Thời gian là vàng bạc” Nếu muốn thể hiện mình trong mắt nhà tuyển dụng, đừng bao giờ sử dụng thời gian một cách lãng phí.

4. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Bạn có phải là người tháo vát và có khả năng giải quyết những phát sinh bất ngờ? Bạn có dám đứng ra nhận trách nhiệm hay thích đùn đẩy cho người khác? Khi còn là sinh viên, bạn có thể dễ dàng buông xuôi hoặc từ bỏ vì lúc đó bạn chỉ chịu trách nhiệm cho riêng mình. Nhưng khi đi làm, một quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng tới cả tập thể. Nếu không biết cách giải quyết, nhẹ thì trừ lương, nặng thì bạn mất việc. Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến kết quả bạn làm ra mà thôi. Nếu kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn quá kém, đừng hỏi tại sao người khác thăng tiến nhanh còn bạn vẫn dẫm chân tại chỗ.

5. Kỹ năng làm việc nhóm

Một vấn đề mà nhiều sinh viên gặp phải là cái tôi quá lớn (nghĩ mình giỏi giang, không chịu lắng nghe, hỗ trợ người khác). Nhưng chỉ khi đi làm mới biết, trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, chẳng ai có thể tự mình thực hiện toàn bộ một quy trình. Bạn sẽ chỉ là một mắt xích trong đó thôi. Nếu không thể hòa nhịp và phối hợp tốt với người khác, bạn sẽ tự bị đào thải ra khỏi bộ máy. Bạn độc lập, bạn tự chủ, bạn có năng lực nhưng chắc chắn bạn sẽ không thể thành công nếu không có kỹ năng làm việc nhóm.


6. Khả năng linh hoạt, thích nghi nhanh với thay đổi

Nếu trước đây bạn chỉ nghĩ về một công việc ổn định sau khi ra trường, ngày làm 8 tiếng về nhà và công việc chỉ luôn theo một quy trình không thay đổi, thì hãy quên điều đó dần đi là vừa nhé. Nhịp sống hiện đại đang cực kỳ gấp gáp và những phát minh, tiến bộ mới công nghệ đang làm thay đổi cuộc sống từng ngày. Đặc biệt với các công ty khởi nghiệp đang ngày càng xuất hiện nhiều và phát triển tại Việt Nam (Cốc Cốc, Grab, VNG, VC Corp, Foody, Tiki,…) khả năng linh hoạt và thích nghi với cái mới luôn là yêu cầu tiên quyết mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Nếu biết về câu chuyện của Yahoo và Nokia, 2 công ty bao phủ cả thế giới cách đây vài năm những giờ đã lụn bại, bạn hẳn sẽ hiểu rõ hơn về cái giá của việc không kịp chuyển mình. Hãy nhớ rằng: “Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi nhanh nhất” – Darwin

7. Kỹ năng làm việc dưới áp lực

Áp lực công việc là một trong những thử thách lớn nhất dành cho sinh viên mới ra trường. Bạn sẽ rơi vào hoàn cảnh làm việc với một đống chỉ tiêu với thời gian, kết quả và chẳng có ai để có thể nhờ vả. Công việc gặp trục trặc, trễ deadline rồi khách hàng tạo áp lực, sếp tạo áp lực, cộng sự cũng tạo áp lực… Đó là tình cảnh mà khi còn là sinh viên bạn sẽ khó lòng tưởng tượng nổi. Chính vì thế, hãy rèn luyện kỹ năng từ bây giờ bằng cách đi làm thêm hoặc tham gia những dự án và rèn mình trong những cuộc chơi lớn. Đừng để đến khi chết đuối mới tự trách mình sao từ sớm không lo tập bơi.

Hầu hết khi lên đại học, ai cũng như ai, đều thiếu những kỹ năng mềm. Một số ít người cứ lấy câu “Nói thì dễ, làm thì khó” để biện minh cho lựa chọn không hành động của mình. Nhưng có những người khác lại bảo rằng: “Nói thì dễ, làm thì khó, nhưng không phải là không làm được”. 2 cách nói khác nhau sẽ tạo ra 2 cách làm khác nhau và 2 kết quả khác nhau. Vậy nên vấn đề là ở chính bạn. Đừng trông chờ nhà trường, ba mẹ, người thân nữa. Hãy nghĩ rằng “người khác làm được, tại sao mình không làm được”. Bạn phải muốn, phải dám, phải hành động thì mới biết là mình có làm được hay không.

Hãy đến với BBA Andrews Phenikaa, tại đây sinh viên không chỉ nhận được tấm bằng giá trị toàn cầu cho sự nghiệp và kinh doanh mà còn rèn luyện rất nhiều những kỹ năng quan trọng cho nhà quản lý như: khả năng ngoại ngữ, lập kế hoạch và tư duy chiến lược, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, ra quyết định, quản lý thời gian, kỹ năng lãnh đạo – thuyết trình – giao tiếp – trải nghiệm – hiện thực hoá tiềm năng.

Video liên quan

Chủ đề