Snowdrop tại sao bị tẩy chay

Sau "Joseon Exorcist" bị hủy chiếu, đến lượt "Snowdrop" bị dư luận Hàn Quốc chỉ trích và gửi kiến nghị tẩy chay phim.

Sau khi "Joseon Exorcist" (Pháp Sư Trừ Tà Triều Tiên) bị hủy chiếu vì bê bối sai lệch lịch sử, nhiều bộ phim khác cũng đã bị cư dân mạng Hàn cho vào "tầm ngắm", trong đó có "Snowdrop" (Hoa Tuyết Điểm) của đài JTBC Snowdrop do Jisoo và Jung Hae In thủ vai chính.

Theo đó, nhiều cư dân mạng đã tìm ra tên nhân vật của "Snowdrop" có liên quan tới các sinh viên biểu tình trong phong trào dân chủ năm 1987. Vì vậy, dư luận Hàn Quốc cáo buộc bộ phim lãng mạn hóa phong trào dân chủ, hạ thấp những người biểu tình (nam chính lấy tên của người biểu tình nhưng lại là gián điệp) và yêu cầu JBTC hủy bỏ bộ phim.

Cư dân mạng bày tỏ sự phẫn nộ về việc Jisoo lựa chọn vào vai chính trong "Snowdrop" dù trong một buổi livestream trước đây, chị cả của BLACKPINK đã từng khẳng định rằng cô rất thích lịch sử Hàn Quốc.

Sự việc đã khiến JTBC phải lên tiếng khẳng định bộ phim không có nội dung bôi nhọ lịch sử và những lời chỉ trích đã được đưa ra đều vô căn cứ nhưng điều đó vẫn không làm khán giả ngừng phẫn nộ.

Hậu quả, tối ngày 26/03 vừa qua, thương hiệu nội thất Heung Il Funiture thông báo sẽ hủy tài trợ cho dự án phim. Bên cạnh đó, khán giả cũng đang kêu gọi tẩy chay các nhãn hàng do Jisoo và Jung Hae In đại diện.

Cư dân mạng thậm chí đã gửi một bản kiến nghị trên bảng tin của Nhà Xanh yêu cầu chính phủ ngừng sản xuất phim truyền hình. Bản kiến nghị đã nhận được 42.000 chữ ký tính đến thời điểm này.

Nhà đài khẳng định những hiểu lầm về vấn đề xuyên tạc lịch sử trong "Snowdrop" được giải quyết qua các tập phim sau.

Ngày 21/12, đài JTBC đưa ra thông báo chính thức nhằm đính chính cáo buộc Snowdrop - bộ phim do nam diễn viên Jung Hae In và nữ ca sĩ Ji Soo (BlackPink) đóng chính - cố tình xuyên tạc lịch sử.

Theo JTBC, những hiểu lầm xoay quanh tình tiết của Snowdrop xuất phát từ việc bộ phim mới lên sóng vài tập đầu tiên. Nhà đài khẳng định mọi hiểu lầm sớm được giải quyết trong các tập phim sau.

JTBC cho biết tình tiết, bối cảnh và sự kiện chính của Snowdrop nói về tình hình cuộc bầu cử tổng thống trong chế độ độc tài quân sự. Bộ phim là tác phẩm giả tưởng kể về những người có quyền lợi giao kết với chính quyền Bắc Triều Tiên để duy trì quyền lực của họ. Snowdrop miêu tả câu chuyện riêng của các cá nhân phải hy sinh và bị lợi dụng bởi kẻ nắm giữ quyền lực.

"Không có gián điệp nào đóng vai trò dẫn dắt phong trào dân chủ ở Snowdrop. Tình tiết hai nhân vật chính tham gia, hoặc đi đầu phong trào dân chủ không xuất hiện trong tập đầu tiên, tập thứ hai, và sẽ không xuất hiện ở bất kỳ phần nào trong kịch bản sau đó", nhà đài tuyên bố.

Snowdrop đối diện tranh cãi xuyên tạc lịch sử. Ảnh: JTBC.

JTBC cho rằng mọi hiểu lầm của công chúng hiện tại, điển hình như vấn đề xuyên tạc lịch sử và miệt thị phong trào dân chủ, sẽ được giải quyết trong các tập sau này của Snowdrop, khi bộ phim dần đi sâu vào cốt truyện.

"Tác phẩm chứa đựng chủ ý của đội ngũ sản xuất, với hy vọng một thời đại bất thường, nơi quyền tự do và hạnh phúc của cá nhân bị đàn áp bởi quyền lực một cách bất công, sẽ không bao giờ lặp lại", nhà đài chia sẻ.

Để đảm bảo tính hấp dẫn cho bộ phim, JTBC không thể tiết lộ quá nhiều tình tiết trước khi các tập phim sau lên sóng. Ngoài ra, nhà đài dự định ra mắt dịch vụ trò chuyện, trao đổi trực tiếp trên cổng thông tin chính, nhằm "lắng nghe nhiều ý kiến, tiếng nói có giá trị khác nhau" về nội dung họ cung cấp.

Trước đó, vô số người dân Hàn Quốc lên tiếng bày tỏ quan ngại về nội dung của Snowdrop, sau khi có thông tin tác phẩm sử dụng hình tượng vị nhạc sĩ từng bị tra tấn trong lịch sử làm nguồn cảm hứng cho một trong số nhân vật. Hiện hơn 310.000 khán giả đã ký đơn yêu cầu ngừng công chiếu Snowdrop. Nhiều nhà tài trợ của tác phẩm cũng tuyên bố rút lui trước tranh cãi gay gắt xoay quanh bộ phim.

Gần đây, Snowdrop (Hoa tuyết điểm) đã trở thành nguồn cơn tranh cãi gay gắt của dư luận Hàn Quốc liên quan đến cáo buộc bóp méo lịch sử, lãng mạn hóa sự tàn khốc trong phong trào dân chủ Gwangju diễn ra vào năm 1987. Một số netizen Hàn còn làm đơn kiến nghị gửi đến Nhà Xanh yêu cầu gỡ bỏ Snowdrop khỏi mọi nền tảng và đến nay đã thu thập được hơn 300 nghìn chữ ký (vẫn đang tăng lên nhanh chóng). 

Đứng trước điều này, nhiều người hâm mộ không khỏi hoang mang về việc Snowdrop có bị cấm chiếu hay không. Từng có tiền lệ một bộ phim vì bị người Hàn Quốc phản đối quá nhiều đã dẫn đến hủy phát sóng là Joseon Exorcist, mang đến thiệt hại nặng nề cho đoàn phim, dàn diễn viên lẫn các nhà tài trợ. Tranh cãi của Joseon Exorcist nghiêm trọng đến mức các diễn viên chính đã phải lên tiếng xin lỗi nhưng vẫn bị một bộ phận công chúng quay lưng, đến nay chưa thể hoàn toàn trở lại, cũng chưa nhận dự án phim mới.

Sự việc của Joseon Exorcist chỉ mới xảy ra hồi đầu năm nay.

Các phóng viên Hàn đã liên hệ với những luật sư nổi tiếng để tham vấn về khả năng bị cấm chiếu của Snowdrop. Nếu nhìn nhận về mặt luật pháp, các luật sư đều nhất trí cho rằng 'khả năng ban hành lệnh cấm phát sóng phim khá thấp'.

Luật sư Jo Eun Gyeol đến từ công ty luật Hae Ja Hyun nhận định phim có không ít cảnh 'có vấn đề', nhưng tựu trung thì đầu mỗi tập phim đều đã nhấn mạnh câu chuyện, nhân vật hoàn toàn là hư cấu. Mặc dù bối cảnh có liên quan đến phong trào dân chủ Gwangju năm 1987 nhưng vẫn không đủ chứng cứ để kết luận Snowdrop bóp méo lịch sử nếu chỉ dựa trên nội dung của tập 1 và tập 2.

Luật sư Choi Young Sik đến từ công ty luật Myung Hyeon cũng có chung quan điểm với luật sư Jo. Ngoài ra ông còn nhấn mạnh đến nay, vẫn chưa thể hoàn toàn xác định ai là người bị bôi nhọ bởi Snowdrop. 

Trong khi đó, luật sư Kim Sang Bae từ văn phòng luật sư cùng tên nhận định kể cả khi có đơn kiện gửi đến tòa án thì khả năng cao cũng bị bác bỏ, bởi nhà sản xuất đã nhấn mạnh nhiều lần phim là câu chuyện hư cấu, nhân vật cũng hư cấu chứ không dựa trên sự thật lịch sử nào.

Chỉ trong trường hợp phim có trích dẫn sự thật về lịch sử nhưng lại khiến người xem hiểu sai (đúng với nghĩa bóp méo, xuyên tạc lịch sử) thì đơn kiện mới được tòa án thông qua và bắt đầu xử lý. Trong trường hợp của Snowdrop, đến nay vẫn chưa thể kết luận có nhân vật người thật hay sự thật nào trong lịch sử bị thay đổi một cách có ý đồ.

Các luật sư được nhắc đến trong bài báo.

Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ mới là suy đoán của các luật sư. Vẫn có thể có ngoại lệ dựa trên cách nhìn nhận của tòa án đối với trường hợp của Snowdrop. Người hâm mộ đang 'nín thở' chờ đợi diễn biến tiếp theo của tranh cãi đang ngày một căng thẳng này. 

Trước Snowdrop, ngoài Joseon Exorcist còn có Mr.Queen cũng bị cáo buộc xuyên tạc lịch sử. Cụ thể, nhân vật So Yong (Shin Hye Sun đóng) đã có những câu thoại chế giễu ghi chép lịch sử về vua Cheol Jong (Kim Jung Hyun) đóng dù những ghi chép đó đã được công nhận bởi UNESCO. Bộ phim cũng bị chỉ trích vì thái độ thiếu tôn trọng với các nghi lễ cúng bái tổ tiên ở đền Jongmyo - cũng là một di sản văn hóa của Hàn Quốc. Ngoài ra, người Hàn còn cho rằng vương hậu Shin Jung đã bị bôi nhọ thành một người cuồng tín cực đoan. 

Kể cả khi Mr.Queen khép lại với rating cao chót vót, những tranh cãi trên vẫn khiến phim mất đi sự yêu thích của khán giả và bị các đơn vị đầu tư, sản xuất là CJ ENM, tvN xóa mọi dấu vết trên các nền tảng. 

Ở diễn biến khác, nhà đài jTBC - đơn vị sản xuất, phát sóng Snowdrop đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc bóp méo lịch sử của phim. Đại diện jTBC khẳng định cũng không có chuyện gián điệp lãnh đạo phong trào dân chủ trong phim và mọi hiểu lầm sẽ được giải quyết sau khi phim lên sóng các tập tiếp theo.

Video liên quan

Chủ đề