Say rượu có nên uống C sủi

          1. Không uống quá nhiều cà phê, trà đặc, đồ uống có ga

         Sau khi uống rượu, bia xong cơ thể chúng ta sẽ bị mất nước và có cảm giác rất khát nước, nhiều người tìm đến những loại đồ uống như cà phê, nước uống có ga... Tuy nhiên khi cơ thể đang có chất cồn trong người thì không nên uống nhiều cà phê, vì những thức uống này sẽ khiến cho tình trạng thiếu nước trong cơ thể trầm trọng hơn.

         Uống trà đặc có thể làm tim quá hưng phấn, khiến tim đập nhanh hơn không có lợi cho thận, khi thận đang phải đào thải cồn từ bia, rượu.

         Nhiều người có thói quen uống cả rượu và nước ngọt hoặc pha rượu và nước ngọt để uống, điều này rất nguy hại cho cơ thể. Rượu trắng thông thường có chứa cồn, khi rượu và khí ga gặp nhau trong cơ thể, sẽ làm cho lượng cồn nhanh chóng lan tỏa khắp cơ thể, đồng thời sản sinh ra lượng CO2 gây nguy hại cho gan, thận và dạ dày, đường ruột. Nó kích thích niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng tiêu hóa, đồng thời người mắc bệnh dạ dày, đường ruột nếu sau khi uống rượu, uống cùng nước có ga thì sẽ làm cho ruột và dạ dày chảy máu..

         2. Không uống thuốc

         Sau khi uống rượu mà thấy trong người có triệu chứng sốt, khi đó tốt nhất bạn không nên uống thuốc hạ sốt ngay. Vì trong thuốc hạ sốt có chứa chất tylenol, khi chất này gặp cồn trong rượu, bia sẽ phản ứng hóa học, sinh ra chất độc hại dẫn đến viêm gan, thậm chí gây tổn thương nghiêm trọng đến gan, có thể dẫn đến tử vong. Ngoài thuốc hạ sốt thì những loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ đường huyết…khi đang có chất cồn trong người không được uống, đây là nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dạ dày, thậm chí thủng dạ dày…

         Cách tốt nhất để giúp giải rượu đó là nên uống thật nhiều nước, đặc biệt là những loại nước bổ sung chất điện giải cho cơ thể, hoặc những loại nước bổ sung vitamin C như nước cam pha loãng giúp duy trì lượng máu ở mức ổn định trong cơ thể.

         3. Không nên tắm

         Khi có chất cồn trong cơ thể khiến bạn thấy nóng trong người và muốn được đi tắm, nhưng khi uống rượu, bia không được tắm bất kể nước nóng hay nước lạnh. Tắm nước nóng hoặc tắm hơi khiến nhiệt tích tụ trong cơ thể không được thoát ra, tăng thêm cảm giác say rượu, dẫn đến buồn nôn thậm chí chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu.

         Tắm nước lạnh không những không làm tỉnh rượu, trái lại khiến gan không kịp bổ sung đường glucose tiêu hao trong máu, cộng với sự kích thích của nước lạnh khiến mạch máu co rút, dễ dẫn đến cảm lạnh, thậm chí vỡ mạch máu.

         4. Không đi ngủ ngay

         Khi uống rượu xong bạn rất muốn đi ngủ. Nhưng nếu sau khi uống rượu mà đi ngủ ngay lập tức thì sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây nguy hại cho gan.

         Ngoài gây hại cho gan thì hệ hô hấp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Vì thế sau khi uống rượu chúng ta không nên đi ngủ ngay mà hãy nên rửa mặt bằng nước lạnh, sau đó ngồi nghỉ ngơi.

         Rất nhiều trường hợp bị trúng độc rượu quá nặng, sau đó đi ngủ luôn có thể dẫn tới tử vong mà không ai biết. Vì vậy khi gia đình bạn có người uống rượu say cần phải có người ở bên cạnh để chăm sóc giúp họ giải rượu, cách 2 tiếng thì lại gọi họ dậy và cho uống ít nước lọc hoặc nước mật ong để giúp họ tỉnh táo hoàn toàn         

         5. Không đi ra lạnh

         Do cồn kích thích cho mạnh máu giãn nở, tuần hoàn máu tăng khiến da mần đỏ, thâm nhiệt tăng vì vậy dễ mắc bệnh do gặp lạnh sau khi uống rượu, bia

         Khi trong cơ thể có cồn thì tốt nhất không nên đi ra ngoài lạnh hoặc ngồi dưới quạt mạnh sẽ khiến cho cơ thể bạn dễ bị cảm lạnh, trúng gió./.

Cũng vì quan điểm “nam vô tửu như kỳ vô phong” mà không ít đàn ông Việt phải “dở khóc dở cười” trên bàn tiệc. Nếu không thể khước từ lời mời làm vài chén của đồng nghiệp và người thân, bạn nên chuẩn bị cho mình một số mẹo trước, sau và trong khi uống bia rượu để không bị say, cũng như không làm tổn hại nhiều đến gan nếu lỡ uống quá chén.


Say rượu có nên uống C sủi

-  Ăn món ăn giàu chất béo và bánh mì: Bơ, phô mai hay bánh mì có thể là người bạn tuyệt vời đối với những người uống bia rượu. Hai thực phẩm này tạo ra lớp bông thấm phía trong bao tử giúp làm chậm lại quá trình hấp thụ bia rượu và hạn chế khả năng gây tổn hại đến gan.

-  Uống sữa: Tương tự các món ăn giàu chất béo, sữa có thể làm cho quá trình hấp thụ bia rượu bị làm chậm lại. Hệ tiêu hóa sẽ có nhiều thời gian để ứng phó với chất Acetaldehyde độc hại có trong bia rượu.

-  Uống vitamin tổng hợp: Có thể bạn sẽ nghĩ có ai lại uống vitamin trước khi uống rượu bia bao giờ nhưng các nghiên cứu chỉ ra các vitamin tổng hợp có chứa chất oxy hóa nên chống say hiệu quả. 1 viên vitamin trước khi uống rượu có thể giúp bạn khỏe hơn, bớt lừ đừ trong và sau khi uống.

Lưu ý: Tuy nhiên bạn lưu ý tất cả những phương thức trên không đảm bảo tuyệt đối việc giảm nguy cơ gan bị suy yếu do làm việc quá mức, phải giải độc một lượng lớn chất cồn từ rượu bia trong thời gian dài.

Say rượu có nên uống C sủi

-  Uống thêm nước: Nên uống thêm nước trong quá trình uống bia rượu. Tỉ lệ tối thiểu để không làm ảnh hưởng đến gan đó là 4 nước:1 rượu và 2 nước: 1 bia. Uống rượu bia xen kẻ với uống nước sẽ làm hạn chế nguy cơ say cũng như hạn chế sự ồ ạt tấn công của bia rượu đối với gan.

-  Nói chuyện: Khi bước vào cuộc vui không nên ngồi im lặng mà nên nói chuyện rôm rả. Điều này không chỉ khuấy động không khí, giúp bạn giữ đầu óc tỉnh  mà còn đẩy một lượng chất cồn đáng kể bay hơi ra bên ngoài.

-  Không pha rượu bia với thức uống khác: Nhiều người có thói quen uống bia rượu pha với nước ngọt vì cho rằng như vậy dễ uống hơn. Nhưng carbon dioxide trong nước ngọt có gas có thể khiến cho bia rượu thấm nhanh vào niêm mạc dạ dày hơn bình thường. Do đó, làm cho bạn nhanh say, mệt mỏi và nhức đầu hơn khi thức dậy.

Say rượu có nên uống C sủi

-  Ngủ ở nơi yên tỉnh: Ngủ giúp bạn phục hồi não sau cơn say, vì vậy hãy tập thói quen đi ngủ sau khi nhậu thay vì làm một việc gì đó. Lời nói và việc làm sau cơn say có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và các mối quan hệ của bạn. Hãy tìm một chỗ yên tỉnh, tắt hết đèn và thả lỏng để cơ thể được nghỉ ngơi. Đắp một chiếc khăn mát lên trán nếu bạn thấy đau đầu nhiều.

-  Vẫn uống nhiều nước: trước khi đi ngủ cố gắng uống thật nhiều nước. Mất nước là nguyên nhân khiến bạn say và nhức đầu. Rượu bia khử nước và vô hiệu quá các chất chống lại quá trình mất nước. Điều này làm cho bạn mệt mỏi khi thức dậy. Do đó nên chuẩn bị sẵn một bình nước lớn bên cạnh, ngay khi bạn tỉnh giấc giữa chừng hãy "tu" thật nhiều để bổ sung lượng nước đã mất cho cơ thể. Ngoài ra bạn có thể uống nước chanh, dừa tươi hoặc nước ép (có pha thêm một ít muối) sau khi thức dậy để bù đắp vitamin, muối và khoáng chất cho cơ thể.

-  Ăn món ăn lỏng khi thức dậy: Thiếu năng lượng có thể là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi sau khi thức dậy. Thường những người say rượu sẽ không muốn ăn gì khi tỉnh giấc. Cảm giác mệt mỏi khiến họ chỉ muốn nằm một chỗ. Tuy nhiên, bạn nên tỉnh dậy và ăn một chút cháo, soup hoặc một món ăn lỏng nào đó. Chúng sẽ làm bạn khỏe và mau tỉnh táo hơn. Có thể cho thêm trứng vào món ăn, trứng giàu dinh dưỡng và có thành phần cysteine, chất này giúp phá vỡ hàm lượng acetaldehyde có trong bia rượu nên rất tốt cho người say rượu.

Lưu ý: Nếu công việc phải dùng bia rượu thường xuyên nên bổ sung tinh chất thiên nhiên để tăng cường giải độc gan và hạn chế nguy cơ tổn thương gan do bia rượu.

Xem thêm

Hải Trúc