Quyết định bổ nhiệm tổ trưởng tổ phó Trường tiểu học

VĂN BẢN

Quản trị 02/10/2019 Lượt xem: 3591 Lượt tải: 1101

Thông tin Nội dung
Số ký hiệu 92/QĐ-TH TTr2
Ngày ban hành 01/09/2019
Loại văn bản Quyết định,
Trích yếu Quyết định về việc bổ nhiệm Tổ trưởng tổ chuyên môn Khối 4-5, Trường Tiểu học Thị Trấn 2, năm học 2019-2020
Xem văn bản Xem Online
Tải về

PHÒNG GD - ĐT LỘC NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG TH LỘC THUẬN A Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số : /QĐ-TH Lộc Thuận, Ngày 16 tháng 8 năm 2010 QUYẾT ĐỊNHVề việc thành lập tổ chuyên môn tổ 3Năm học: 2010-2011 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC THUẬN ACăn cứ vào đều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo quyết định số 51/2007/QĐ –BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 cùa bộ giáo dục đào tạo;Căn cứ vào chức năng quyền hạn của hiệu trưởng;Xét đạo đức cán bộ, giáo viên. QUYẾT ĐỊNHĐiều 1: Thành lập tổ chuyên môn tổ 3 gồm các ông (bà)có tên 1. Võ Ngọc Dũng Giáo viên – Tổ trưởng2. Thái Thị Lợi Giáo viên – Tổ phó 3. Nguyễn Thị Liễu Giáo viên – Thành viên 4. Nguyễn Thị Tường Vân Giáo viên – Thành viên5.Điều 2: Tổ chuyên môn có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục theo Điều lệ trường tiểu học, hướng dẫn chỉ đạo của ngành và của Ban giám hiệu trường tiểu học Lộc Thuận AĐiều 3: Bộ phận chuyên môn, văn thư – kế toán cùng các ông bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. HIỆU TRƯỞNGNơi nhận : Phòng GD-ĐT Lộc Ninh : ( để báo cáo)Như điều 3 ( để thực hiện )Lưu VT (D/HC)Nguyễn Sỹ DươngPHÒNG GD - ĐT LỘC NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG TH LỘC THUẬN A Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số : /QĐ-TH Lộc Thuận, Ngày 16 tháng 8 năm 2010 QUYẾT ĐỊNHVề việc thành lập tổ trưởng tổ chuyên môn Năm học: 2010-2011 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC THUẬN ACăn cứ vào đều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo quyết định số 51/2007/QĐ –BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 cùa bộ giáo dục đào tạo;Căn cứ vào chức năng quyền hạn của hiệu trưởng;Xét đạo đức cán bộ, giáo viên.QUYẾT ĐỊNHĐiều 1: Bổ nhiệm bà: Nguyễn Thị Mỹ Linh giáo viên dạy lớp 1Giữ chức vụ tổ trưởng chuyên môn khối 1 năm học 2010-2011.Điều 2: Tổ trưởng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo đúng điều lệ trường tiểu học, sự chỉ đạo của ngành và Ban giám hiệu.Điều 3: Bộ phận chuyên môn, văn thư – kế toán cùng bà Nguyễn Thị Mỹ Linh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. HIỆU TRƯỞNGNơi nhận : Phòng GD-ĐT Lộc Ninh : ( để báo cáo)Như điều 3 ( để thực hiện )Lưu VT (D/HC)Nguyễn Sỹ DươngPHÒNG GD - ĐT LỘC NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG TH LỘC THUẬN A Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số : /QĐ-TH Lộc Thuận, Ngày 16 tháng 8 năm 2010 QUYẾT ĐỊNHVề việc thành lập tổ phó tổ chuyên môn Năm học: 2010-2011 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC THUẬN ACăn cứ vào đều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo quyết định số 51/2007/QĐ –BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 cùa bộ giáo dục đào tạo;Căn cứ vào chức năng quyền hạn của hiệu trưởng;Xét đạo đức cán bộ, giáo viên.QUYẾT ĐỊNHĐiều 1: Bổ nhiệm bà : Dương Thị Kim Hoa giáo viên dạy lớp 1Giữ chức vụ tổ phó tổ chuyên môn khối 1 năm học 2010-2011.Điều 2: Tổ phó có trách nhiệm giúp tổ trưởng xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức hoạt động tổ chuyên môn theo đúng điều lệ trường tiểu học, sự chỉ đạo của ngành và Ban giám hiệu.Điều 3: Bộ phận chuyên môn, văn thư – kế toán cùng bà Dương Thị Kim Hoa chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. HIỆU TRƯỞNGNơi nhận : Phòng GD-ĐT Lộc Ninh : ( để báo cáo)Như điều 3 ( để thực hiện )Lưu VT (D/HC)Nguyễn Sỹ Dương

Quy định về việc bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học. Tổ chuyên môn trường tiểu học. Quy trình bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn được thực hiện thế nào?

Việc bổ nhiệm chức danh tổ trưởng tổ chuyên môn trong trường tiểu học phải là những cá nhân, giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, vững vàng về chuyên môn, đảm bảo về phẩm chất, đạo đức; có năng lực tổ chức, chỉ đạo, quản lý phối hợp triển khai công việc; có khả năng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của tổ… Người đứng đầu nhà trường là hiệu trưởng sẽ ra quyết định thành lập các tổ chuyên môn và ban hành quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó các tổ của đơn vị trong năm học.

Hiện nay, Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2020 ban hành Điều lệ Trường tiểu học đã có những hướng dẫn cụ thể về tổ chuyên môn cũng như tổ trưởng tổ chuyên môn. Bài viết sau đây, Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Luật Dương Gia sẽ tư vấn các quy định về việc bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học.

Căn cứ pháp lý:

Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT điều lệ Trường tiểu học

Nội dung tư vấn 

1. Tổ chuyên môn trường tiểu học

Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT quy định về điều lệ Trường tiểu học thì tổ chuyên môn được quy định như sau:

“Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục”.

Số lượng tổ chuyên môn gồm ít nhất 03 (ba) người. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 07 (bảy) thành viên trở lên thì có một tổ phó

*Nhiệm vụ của tổ chuyên môn Trường tiểu học là:

“a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chư­ơng trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;

Xem thêm: Hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1 gồm những giấy tờ gì?

b) Thực hiện bồi d­ưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó”.

Việc sinh hoạt của tổ chuyên môn được thực hiện 2 tuần một lần và  các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.

*Vai trò của tổ chuyên môn trong trường học:

Tổ chuyên môn trường học nói chung là một bộ phận cấu thành hệ thống tổ chức của Nhà trường. Các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện các nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác của chiến lược phát triển nhà trường để đưa nhà trường đạt được các mục tiêu đề ra. Là nơi trực tiếp triển khai mặt hoạt động của nhà trường, trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học cho học sinh. Ngoài việc phục vụ cho quá trình giảng dạy tại Nhà trường, mà đặc biệt, tổ chuyên môn còn là nơi tập hợp, đoàn kết, tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên trong trường tiêu học.

2. Quy định về việc bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn Trường tiểu học

Xuất phát từ vai trò của tổ chuyên môn, ta có thể thấy hoạt động của tổ chuyên môn trong trường Tiểu học chiếm vj trí đặc biệt quan trong trong hoạt độngc của Nhà trường. Do đó , vai trò của tổ trưởng tổ chuyên môn đặc biệt quan trọng là người trực tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình. Vì vậy để bầu ra người có đủ điều kiện để đảm nhận vị trí này là hết sức quan trọng.

 Hiện nay, theo quy định của pháp luật không có văn bản nào quy định chung về tiêu chuẩn và quá trình thực hiện việc bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn Trường tiểu học, việc thực hiện bổ nhiệm vị trí này căn cứ vào quy định của từng Sở giáo dục của từng tỉnh. Nhưng nhìn chung, một giáo viên để muốn được bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn Trường tiểu học cần đáp ứng các yêu cầu sau:

2.1 Nguyên tắc bổ nhiệm

– Là người có chuyên môn khá giỏi, có tinh thần đoàn kết, có uy tín với giáo viên và nhân viên trong tổ

Xem thêm: Học bạ lưu bao lâu? Mất học bạ tiểu học, cấp 2, cấp 3 phải làm thế nào?

– Việc thực hiện việc bổ nhiệm  phải được xem xét, quyết định, đảm bảo tính dân chủ, phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên, nhất là của người đứng đầu đơn vị

–  Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị và góp phần thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ của đơn vị, ngành;

– Giáo viên được bổ nhiệm phải là người có  trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên  của cấp học và vị trí việc làm; đủ năng lực sức khỏe để đảm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

2.2 Tiêu chuẩn cụ thể

a)Yêu cầu về văn hóa, trình độ

Đạt trình độ cuẩn trở lên tương ứng với từng cấp học; có chuyên môn khá, giỏi. Ưu  tiên giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh, giáo viên cốt cán có kĩ năng ứng ụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy.

Hiểu biết về nội dung chuyên môn và phương pháp tác nghiệp có liên quan, có khả năng hướng dẫn và kiểm tra người khác thực hiện.

Có năng lực quản lý và quan hệ con người có khả năng định hướng dẫn dắt người khác thông qua giao tiếp, ứng xử, thiết lập và phát triển các mối quan hệ người- người, giải quyết xung đột, động viên, khích lệ, tạo động lực…

Sống có đạo đức, văn hóa, tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội.

Xem thêm: Có được phép xin học trái tuyến cho trẻ vào lớp một không?

Là người tận tâm với nghề nghiệp và công việc được giao

Có bản lĩnh, tự chủ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

b)Yêu cầu về hiểu biết:

Nắm vững chủ trương, đường lối  của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước; hiểu biết về tình hình đặc điểm, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của ngành, của đơn vị công tác

Có năng lực tổ chức, chỉ đạo, quản lý, phối hợp triển khai công việc; có khả năng xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động của tổ; khả năng tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ

c)Yêu cầu về độ tuổi và quá trình công tác

Người được bổ nhiệm lần đầu không quá 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam

Để đáp ứng được yêu cầu, thường người được bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn phải là người đã có thực tế giảng dạy và có ít nhất 03 năm công tác đối với tổ trường hoàn thành tốt nhiệm vụ 03 năm học trở lên  tại đơn vị tính đến thời điểm bổ nhiệm

Xem thêm: Công thức tính, cách tính phụ cấp cho tổ trưởng tổ chuyên môn

2.3 Quy trình bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn

Bước một: Các tổ chuyên môn tiến hành họp tổ, đại diện ban giám hiệu nhà trường tham dự và chủ trì cuộc họp và người chủ trì họp và tiến hành:

– Lấy ý kiến thành viên trong tổ giới thiệu viên chức để bổ nhiệm chức vụ tổ trưởng

– Cá nhân người được giới thiệu thông qua bản tự nhân xét đánh giá việc thực hiện nhiệm cụ được giao trong thời gian công tác

-Các thành viên trong tổ góp ý cho người được giói thiệu  bổ nhiệm

-Bầu tổ kiểm phiếu để phát phiếu, hướng dẫn cách ghi phiếu, bỏ phiếu, kiểm phiếu, báo cáo kết quả ((có biên bản kiểm phiếu)

  • Lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm tổ trưởng

-Danh sách trích ngang người được bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn

– Biên bản họp

– Phiếu tín nhiệm và văn bản kiểm phiếu

Xem thêm: Có được nhập học lớp 1 cho con tại nơi có giấy tạm trú không?

– Bản tự nhận xét đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ được giao  trong thời gian công tác

Bước hai: Hiệu trưởng tổ chức họp tập thể lãnh đạo nhà trường, thống nhất ý kiến ban hành quyết định bổ nhiệm tổ  trưởng tổ chuyên môn

3. Thời hạn bổ nhiệm thường không quá 12 tháng, tháng 8 hàng năm Hiệu trưởng sẽ tiến hành bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại vị trí tổ trưởng tổ chuyên môn

TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: 

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư tôi hiện đang công tác trong trường tiểu học. Trong đợt bổ nhiệm quản lý. Tổ công tác làm quy trình như sau: Chi bộ bỏ phiếu và kết quả là: Người thứ nhất (Chị A) được 8/14 phiếu. Người thứ hai (Chị B) được 6/14 phiếu. Sau đó tổ công tác đưa ra HĐSP cả hai người này và kết quả là: Người thứ nhất (Chị A) được 14/40 phiếu. Người thứ hai (Chị B) được 26/40 phiếu. Vậy ai là người được và tổ công tác làm như vậy có đúng không? Tôi rất mong nhận được sự giải đáp của luật sư. Tôi xin trân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Xem thêm: Mẫu đơn xin chuyển trường tiểu học, trung học mới nhất 2022

Căn cứ Điều 18 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT như sau:

“1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó.

2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chư­ơng trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;

b) Thực hiện bồi d­ưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;

Luật sư tư vấn bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học: 1900.6568

c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.

Xem thêm: Mục đích đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT

3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.”

Theo quy định của Điều lệ trường tiểu học thì mỗi tổ chuyên môn của trường tiểu học có một tổ trưởng tổ chuyên môn, liên quan đến công tác bầu tổ trưởng tổ chuyên môn, trình tự, thủ tục được thực hiện theo điều lệ của đơn vị bạn. Do đó để xác định người được trúng cử, bạn nên tham khảo nội quy của đơn vị bạn để làm biết rõ về vấn đề này.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến Công ty LUẬT DƯƠNG GIA nếu có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, xin quý khách vui lòng liên hệ đến số tổng đài 1900.6568 để được trao đổi trực tiếp với các chuyên viên tư vấn.

Video liên quan

Chủ đề