Quận nam từ liêm gồm những phường nào năm 2024

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ QUẬN NAM TỪ LIÊM - TP. HÀ NỘI

Thông tin Người phát ngôn: Đồng chí Mai Trọng Thái - Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận

Địa chỉ: 125 Đường Hồ Tùng Mậu, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024.38372950; Fax: 024.37642138; Email: [email protected]

Bản quyền thuộc về UBND Quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội

Trong lịch sử, ở thời Trần, Từ Liêm là một trong hai huyện của phủ Đông Đô hay lộ An Nam La Thành. Đến thời Lê, Từ Liêm là một trong năm huyện của phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Năm 1831 là một trong ba huyện của phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Từ năm 1888 đất Từ Liêm thuộc phủ Hoài Đức tỉnh Hà Đông và tên huyện Từ Liêm bị bỏ. Đến năm 1961 được lập lại huyện Từ Liêm. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc dưới các triều đại theo các thể chế quản lý nhà nước khác nhau, địa giới hành chính của huyện Từ Liêm tuy có thay đổi nhưng về cơ bản vẫn giữ nguyên địa danh, địa giới cho đến năm 2013. Và cũng từ đó, tên gọi có lúc khác nhau nhưng mảnh đất này phần lớn vẫn là vùng ngoại thành Hà Nội.

Ngày 27/12/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Nghị quyết số 132/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Từ Liêm cũ để thành lập 02 quận (Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm). Theo Nghị quyết thành lập quận Nam Từ Liêm trên cơ sở toàn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số của 5 xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; một phần diện tích đất tự nhiên và dân số của xã Xuân Phương (536,34ha và 34.052 nhân khẩu phần phía Nam quốc lộ 32); một phần diện tích đất tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn (137,75ha và 23.279 nhân khẩu phần phía Nam quốc lộ 32 và phía Đông sông Nhuệ). Sau khi thay đổi địa gới hành chính quận Nam Từ Liêm gồm có 10 phường và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2014. Đó là mốc thời gian đánh dấu sự chuyển đổi bước ngoặt của một địa bàn mang tính chất nông thôn sang địa bàn mang tính chất đô thị với sự thay đổi toàn diện trong phương thức tổ chức, quản lý đời sống kinh tế - xã hội.

Với một quận non trẻ nhưng Nam Từ Liêm có tốc độ đô thị hóa nhanh và phát triển mạnh mẽ nhất trong các quận, huyện thuộc Thành phố, với nhiều dự án trọng điểm đã và đang được triển khai. Nhiều công trình kiến trúc hiện đại và quan trọng của thủ đô Hà Nội như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, tòa nhà cao nhất Việt Nam Keangnam Hanoi Landmark Tower, Bảo tàng Hà Nội, Đại lộ Thăng Long, Trung tâm đào tạo thể dục, thể thao, VĐV Cấp cao Hà Nội,...

Cùng với đó, quận xây dựng môi trường sống, làm việc an toàn, trong sạch, môi trường đầu tư hấp dẫn; không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đây cũng chính là những yếu tố căn bản để xây dựng quận Nam Từ Liêm trở thành “đô thị đáng sống” - một nấc phát triển cao của “đô thị văn minh, hiện đại”.

1. Giới thiệu về quận Nam Từ Liêm

Nam Từ Liêm là một quận nội thành nằm ở phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội, sở hữu nhiều công trình kiến trúc hiện đại và quan trọng của thủ đô Hà Nội như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Keangnam Hanoi Landmark Tower, Bảo tàng Hà Nội, Đại lộ Thăng Long, Trung tâm đào tạo thể dục, thể thao, VĐV Cấp cao Hà Nội,…

2. Vị trí địa lý

  • Phía đông giáp các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân
  • Phía tây giáp huyện Hoài Đức
  • Phía nam giáp quận Hà Đông
  • Phía bắc giáp quận Bắc Từ Liêm với ranh giới là quốc lộ 32.

Quận nam từ liêm gồm những phường nào năm 2024

Bản đồ hành chính quận Nam Từ Liêm

Quận Nam Từ Liêm được chia thành 10 đơn vị hành chính, gồm 10 phường: Cầu Diễn, Đại Mỗ, Mễ Trì, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Phú Đô, Tây Mỗ, Phương Canh, Trung Văn, Xuân Phương.

3. Địa hình

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, quận Nam Từ Liêm có địa hình tương đối bằng phẳng và màu mỡ, có nhiều sông hồ chảy qua. Địa hình nghiêng theo hướng Tây bắc - Đông nam, cao độ trung bình là 6,0m và đây là khu vực có nền địa chất khá ổn định. Với vị trí và địa hình như vậy, quận Nam Từ Liêm có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, các cụm dân cư đô thị, trong phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, khoa học công nghệ.

4. Diện tích và dân số

Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận Nam Từ Liêm là 32,17 km², năm 2020 dân số năm của quận là 269.076 người. Mật độ dân số đạt 8.364 người/km².

5. Thủy văn, nguồn nước

Nam Từ Liêm là quận có hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc, chịu sự ảnh hưởng của chế dộ thủy văn sông Hồng, sông Nhuệ và sông Pheo, đây là ba tuyến thoát nước chủ yếu của Nam Từ Liêm. Ngoài ra quận Nam Từ Liêm còn có nhiều hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước ngọt quan trọng vào mùa khô. Nguồn tài nguyên nước mặt của quận khá phong phú, được cung cấp bởi sông Hồng sông Nhuệ, sông Đăm, sông Cầu Ngà,... Đây là các đường dẫn tải và tiêu nước quan trọng trong sản xuất cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Bên cạnh đó hệ thống ao hồ tự nhiên và lượng mưa hàng năm cũng là nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sử dụng của Quận.

6. Kinh tế

Về kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao và bền vững; công tác phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Quận đã huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế gắn với đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững. Cùng với đó là các chính sách kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế tham gia…

Toàn quận có hơn 10.000 doanh nghiệp hoạt động, tăng gần 3 lần so với đầu nhiệm kỳ, đóng góp ngân sách khoảng 4.500 tỷ/năm. Kinh tế quận phát triển toàn diện, tăng trưởng bình quân đạt 14,9%. Cùng với đó, hạ tầng kỹ thuật được đặc biệt quan tâm, khớp nối đồng bộ. Hạ tầng xã hội phục vụ dân cư trên địa bàn 10 phường được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Toàn quận đã xây mới, mở rộng 16 trường học với kinh phí 1.300 tỷ đồng, đồng thời đầu tư cải tạo 100% các trường học cũ; xây mới 27 nhà văn hóa, cải tạo 13 nhà văn hóa tổ dân phố; xây dựng 4 trung tâm văn hóa-thể thao phường, tu bổ 14 di tích với tổng kinh phí khoảng 320 tỷ đồng; hoàn thành 4 trạm y tế phường còn thiếu với kinh phí 41 tỷ đồng.

5 năm qua, quận đã triển khai xây dựng, mở rộng 18 tuyến đường (có 13 tuyến mới triển khai trong năm 2019), dự kiến đến hết năm 2020 hoàn thành 9 tuyến, các tuyến còn lại tiếp tục được triển khai theo tiến độ kế hoạch. Hệ thống chiếu sáng được đầu tư bổ sung tới hầu hết các ngõ ngách còn thiếu, hệ thống đường giao thông, thoát nước ở các tổ dân phố được đầu tư nâng cấp, cải tạo với chiều dài khoảng 95,3km. Các đơn thư về đất đai, cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng được quan tâm giải quyết, đạt tỷ lệ 80,6%. Các vụ việc khó khăn, phức tạp được tập trung giải quyết; 99,4% số công trình vi phạm đã được xử lý. Quận đã cấp 1.933 giấy chứng nhận lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân và cấp 4.363 giấy xác nhận đăng ký đất đai.

7. Văn hóa

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Hai bộ quy tắc ứng xử của Thành phố được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai bài bản, sâu rộng với nhiều mô hình phù hợp, bước đầu tạo sự thay đổi cả nhận thức và ứng xử của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Điểm nổi bật là, quận đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị” đạt kết quả bước đầu; tỷ lệ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa” đạt 88,7% (vượt 0,2% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội); tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững “Tổ dân phố văn hóa” đạt 88% (vượt 2,7% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội); tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa là 82,5% (vượt 0,4% so với chỉ tiêu Chương trình 04).Tính đến cuối năm 2019, quận không còn hộ nghèo. Số lao động bình quân được tạo việc làm hằng năm khoảng 3.800 người (vượt 300 người so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội). Tỷ lệ bao phủ BHYT ước đạt 91% (vượt 0,1 % so với chỉ tiêu Chương trình 04).

8. Xã hội

Quận quan tâm lãnh đạo chăm lo xây dựng công tác quốc phòng, an ninh. Quán triệt sâu sắc quan điểm bảo đảm QP-AN, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Quận ủy đã xây dựng và lãnh đạo tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ cấp quận; đồng thời, có kế hoạch chỉ đạo các phường tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ sát với tình hình thực tiễn của địa phương. Hàng năm, quận đều hoàn thành 100% chỉ tiêu công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, với chất lượng cao. Công tác huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức QP-AN được đổi mới, chỉ đạo chặt chẽ (từ năm 2015-2020, toàn quận đã tổ chức bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho 8.410 người). LLVT quận được xây dựng vững mạnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao; đã huy động 252.185 lượt cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu, tuần tra, kiểm soát trong các ngày lễ, tết và trong dịp diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng.

Cải cách hành chính đạt nhiều thành tích nổi bật, đến năm 2018, 100% các quy trình giải quyết thủ tục hành chính tại quận được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông (theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008) với 161 thủ tục hành chính được cung cấp ở mức độ 3; 19 thủ tục hành chính được cung cấp ở mức độ 4. Chỉ số hài lòng của người dân đạt trên 90%. Quận đã tiên phong trong xây dựng, duy trì triển khai thực hiện mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện và trách nhiệm”, được Thành phố ghi nhận, đánh giá cao. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng thời hạn đạt 99,99%, trong đó có hơn 20% hồ sơ được giải quyết trước thời hạn. Chỉ số cải cách hành chính của quận 4 năm liên tục đứng tốp đầu Thành phố; 2 năm (2017, 2018) đứng đầu Thành phố.

Những kết quả nổi bật đó đánh dấu bước phát triển quan trọng của quận Nam Từ Liêm trong 5 năm qua; đã được Đảng, Nhà nước, Thành phố ghi nhận. Quận được tặng Cờ thi đua của Chính phủ (năm 2018); Huân chương lao động hạng Ba của Chủ tịch nước (năm 2019); Cờ Thi đua xuất sắc của Thành phố (năm 2014, 2015 và 2018).

9. Giáo dục

Hiện nay, hệ thống giáo dục tại quận Nam Từ Liêm đều đảm bảo được cơ sở và chất lượng giảng dạy tốt, bao gồm các trường công lập và trường tư thục quốc tế, đảm bảo phát triển kỹ năng cho học sinh, nâng cao chất lượng ngành giáo dục tại quận.

Với giáo dục mầm non, hiện Nam Từ Liêm đang có những trường mầm non sau:

  • Trường Mầm non Sắc Màu Tuổi Thơ
  • Trường mầm non Nụ Cười Trẻ Thơ
  • Trường mầm non song ngữ Red Bean
  • Trường mầm non Thiên Thần Nhỏ
  • Trường mầm non song ngữ BeeHome
  • Trường Mầm non Làng hạnh phúc
  • Trường mầm non song ngữ Sunflower

Ở cấp tiểu học, có thể kể đến một số trường tiêu biểu như:

  • Tiểu học Nam Từ Liêm: KĐT mới Xuân Phương, P. Xuân Phương
  • Tiểu học Cầu Diễn: 1 Nguyễn Đổng Chi, Quận Nam, Cầu Diễn
  • Tiểu học Đại Mỗ: 19, Hữu Hưng, P. Đại Mỗ
  • Tiểu học Tây Mỗ: Thôn Miêu Nha, Phường Tây Mỗ
  • Tiểu học Phú Đô: Thôn Phú Đô, Mễ Trì, Phường Phú Đô
  • Tiểu học Mễ Trì: Ngõ 2, Đồng Me, P. Mễ Trì
  • Tiểu học Mỹ Đình 1: Tổ dân phố số 3, Phường Mỹ Đình 1
  • Tiểu học Mỹ Đình 2: Phú Mỹ, Mỹ Đình, Phường Mỹ Đình 2
  • Tiểu học Nguyễn Quý Đức: Tổ dân phố số 2 Ngọc Trục, phường Đại Mỗ
  • Tiểu học Lý Nam Đế: Tổ dân phố số 4 Miêu Nha, Phường Tây Mỗ
  • Tiểu học Trung Văn: Trung Văn, P. Trung Văn
  • Tiểu học Phương Canh: 195, Phương Canh, P. Xuân Phương
  • Tiểu học Đoàn Thị Điểm- Hà Nội · Phố Trần Văn Cẩn, Mỹ Đình 2
  • Tiểu học Xuân Phương: Xuân Phương, Nam Từ Liêm
  • Tiểu học Liên cấp Phenikaa School: 8 P.Tu Hoàng, Xuân Phương
  • Trường Liên cấp Việt Úc Hà Nội: P. Lưu Hữu Phước, KĐT Mỹ Đình I

Ở cấp THCS, một số trường nổi bật tại địa bàn quận như:

  • THCS Trung Văn: Đường Trung Văn, phường Trung Văn
  • THCS Tây Mỗ: Phố Cầu Cốc, Phường Quận Nam, Tây Mỗ
  • THCS Đại Mỗ: Số 1, Tổ dân phố Ngọc Trục, Phường Đại Mỗ
  • THCS Phương Canh: 392 Phương Canh, Phường Phương Canh
  • THCS Phú Đô: Đường Lê Quang Đạo
  • THCS Nam Từ Liêm: Khu đô thị mới Xuân Phương – Phường Xuân Phương
  • THCS Mỹ Đình 1: Tổ dân phố số 3, phường Mỹ Đình 1
  • THCS Mỹ Đình 2: Đường Mỹ Đình, Phường Mỹ Đình 2
  • THCS Mễ Trì: Phường Mễ Trì
  • THCS Lý Nam Đế: Tổ dân phố 4 Miêu Nha, Phường Tây Mỗ
  • THCS Trần Quốc Tuấn: Phú Mỹ, Phường Mỹ Đình 2

Ở cấp THPT có thể kể đến như:

  • Trường THPT Xuân Phương: Phường Xuân Phương, Nam Từ Liêm
  • Trường THPT Marie Curie: Phố Trần Văn Lai, KĐT Mỹ Đình - Mễ Trì, phường Mỹ Đình 1
  • Trường THPT Đại Mỗ: Ngõ 8 đường Quang Tiến – Đại Mỗ
  • Trường THPT Mỹ Đình: Đường Mỹ Đình - phường Mỹ Đình 1
  • Trường THPT M.V.Lômônôxốp: Phố Trần Văn Cẩn - KĐT Mỹ Đình 2
  • Trường THPT Trần Thánh Tông: Đường Trung Văn, Phường Trung Văn
  • Trường THPT Trung Văn: Đường Tố Hữu, Trung Văn.
  • THPT Trần Quốc Tuấn: Phú Mỹ, Phường Mỹ Đình 2.

Và một số trường Đại học nằm trên địa bàn quận như:

  • Đại học Hòa Bình
  • Trường Đại học Việt - Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Công nghệ Đông Á
  • Học viện Dân tộc
  • Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao

10. Đường sá

Các con đường chính ngày càng được mở rộng là bộ mặt của toàn quận như Đại lộ Thăng Long, Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Đỗ Đức Dục, Hồ Tùng Mậu, Mễ Trì, Mỹ Đình, Tôn Thất Thuyết… Quận có quốc lộ 32, tỉnh lộ 70A, tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa Bắc Hồng - Văn Điển và đại lộ Thăng Long chạy qua.

Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 5 (Hồ Tây - An Khánh), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), tuyến số 8 (An Khánh - Dương Xá) trong đó tuyến số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (một phần của tuyến Trôi - Nhổn - Yên Sở) hiện đang được thi công. Các cung đường từ Nhổn chạy thẳng lên Hồ Tùng Mậu đoạn tiếp giáp quận Cầu Giấy do đang trong quá trình thi công nên phần nào ảnh hưởng đến lưu lượng thông gia giao thông.

Quận có bến xe Mỹ Đình, các tuyến xe nối đi các tỉnh thành khu vực miền núi và bắc bộ cùng với đó là rất nhiều các tuyến bus nội thành và ngoại thành Hà Nội. Thêm vào đó còn có rất nhiều tuyến bus đi qua khu vực này từ bus bình thường đến các tuyến bus nhanh.

11. Một số địa điểm vui chơi

Với tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh trong những năm gần đây, quận Nam Từ Liêm ngày càng khẳng định vị thế là khu vực lõi về hành chính, dịch vụ, thương mại của Hà Nội trong tương lai. Về du lịch, quận luôn hướng tới hình ảnh du lịch năng động, hiện đại nhằm thu hút khách du lịch mỗi khi về thăm thủ đô.

Bảo tàng Hà Nội

Với những người có niềm đam mê với đồ cổ hay những nơi như bảo tàng thì chắc chắn không thể bỏ qua một điểm đến hấp dẫn tại Nam Từ Liêm, đó chính là Bảo tàng Hà Nội. Có thể nói, Bảo tàng Hà Nội là nơi trưng bày quá khứ và hiện tại của thủ đô với hàng ngàn hiện vật liên quan.

Đây là bảo tàng lớn nhất và hiện đại nhất trong cả nước. Với thiết kế độc đáo, ấn tượng, bảo tàng có các mô hình thu nhỏ của Hà Nội ở nhiều thời đại như: khu vực tiến Thăng Long, Phùng Nguyễn, bản đồ Cổ Loa, Văn Hóa Đông Sơn,... Ngoài ra một số lượng cổ vật lớn được sưu tầm từ các nơi trên cả nước cũng đang được trưng bày trong bảo tàng này. Đây không chỉ là nơi lưu giữ những hình ảnh về Hà Nội mà còn là nơi để người dân hiểu thêm về văn hóa và con người Việt Nam.

Làng cổ Tây Mỗ

Là một điểm đến không thể bỏ qua tại Hà Nội, nhà cổ Tây Mỗ có kiến trúc 3 đến 5 gian kề nhau. Ở trước là một khoảng sân to rộng được lót gạch và có khuôn viên hai bên men theo lối nhỏ từ cổng vào nhà. Những ngôi nhà cổ ở đây đã có tuổi đời gắn liền với sự phát triển của Hà Nội.

Đây không chỉ là điểm đến cuối tuần hoàn hảo cho những người muốn tạm rời khỏi trung tâm thành phố ồn ào xô bồ mà còn là nơi dành cho những trái tim khao khát được đắm mình vào không gian sinh hoạt của cha ông ta thời kỳ trước. Tìm hiểu về văn hóa ngày xưa cũng như được sống trong một vùng quê yên bình.

Làng Hoa Tây Tựu

Nằm cách trung tâm thủ đô khoảng 15km, trong địa phận quận Từ Liêm. Ghé thăm làng hoa Tây Tựu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng xứ sở muôn hoa với hàng chục loại hoa nhiều màu sắc và kích thước đa dạng, phong phú. Đây cũng là một địa điểm dành cho những người yêu hoa đến và thưởng thức thức khung cảnh nên thơ, lãng mạn.

Quận nam từ liêm gồm những phường nào năm 2024

Chùa Chèm

Về du lịch tâm linh ở Nam Từ Liêm không thể không kể đến đến chùa Chèm. Dù được xây dựng khá là lâu nhưng chùa Chèm hiện nay là một ngôi chùa còn khá nguyên vẹn theo bố cục và cấu trúc của thời xưa. Các công trình kiến trúc trong chùa được bố trí hài hòa trong khuôn viên khép kín, nằm dưới những tán cây cổ thụ. Đây sẽ là một điểm đến lý tưởng để tìm về chốn thanh tịnh ngày lễ, Tết.

Quận nam từ liêm gồm những phường nào năm 2024

Làng cốm Mễ Trì

Nếu ghé Nam Từ Liêm, bạn chắc chắn không thể bỏ qua nơi tạo ra hương vị gây thương nhớ tại Hà Nội vào những chiều thu, đó là làng Cốm Mễ Trì. Nghề làm Cốm ở Mễ Trì hiện nay đã có chiều dài hơn một thế kỷ, không chỉ nổi tiếng trong làng mà Cốm Mễ trì còn được đưa vào di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đưa hương thơm của Cốm nổi tiếng khắp mọi miền Tổ Quốc.

12. Ẩm thực

Seoul Garden

Thành lập năm 1983, đến nay chuỗi thương hiệu buffet lẩu nướng này vẫn không ngừng phát triển và trở thành điểm đến “ruột” của rất nhiều khách hàng. Với thực đơn lên tới hơn 200 món ăn được chế biến bởi đầu bếp người Hàn, bạn có thể thưởng thức ẩm thực Hàn Quốc với nhiều món hấp dẫn ngay trong lòng Hà Nội.

Quận nam từ liêm gồm những phường nào năm 2024

Quán Buk Buk

Lại thêm một quán ăn Hàn Quốc nổi tiếng nữa tại Hà Nội. Lấy cảm hứng từ tiếng trống Buk- một loại nhạc cụ truyền thống tại Hàn Quốc, nhà hàng đã ra đời nhằm quảng bá văn hóa hàn cũng như như đem đến cho khách hàng những thực đơn chất lượng nhất, trong đó có thể kể đến những món như lẩu, nướng, buffet tại đây. Đồ ăn chủ yếu là thịt và hải sản. Rất phù hợp với những buổi họp mặt hoặc đơn giản chỉ là muốn ngồi trong một không gian mang đậm màu sắc Hàn Quốc.

Quận nam từ liêm gồm những phường nào năm 2024

Nhà hàng Fenghuang

Nếu bạn là một người có niềm đam mê với các món ăn Trung Quốc thì không thể bỏ qua nhà hàng Fenghuang. Là nhà hàng nổi tiếng với Dimsum và lẩu Trung Hoa, có cả buffet cho các bạn thoải mái lựa chọn.

Với một không gian đậm chất Trung Hoa, đây không chỉ là nơi thích hợp cho các bạn trẻ mà còn dành cho những người muốn trải nghiệm văn hóa Trung Quốc ngay tại Hà Nội.

Nhà hàng Adobi Buffet

Là một nhà hàng nổi tiếng với nguồn hải sản tươi đến từ những vùng biển nổi tiếng tại Việt Nam. Bạn sẽ được cảm nhận hương vị biển ngay tại Hà Nội. Đây là điểm đến thường xuyên và lý tưởng của nhiều nhân viên văn phòng và các hộ gia đình sau những giờ làm việc mệt mỏi.

Quận nam từ liêm gồm những phường nào năm 2024

Lẩu nấm Hoàng Gia

Đây là một quán ăn dành cho những tín đồ mê lẩu. Nhà hàng lẩu nấm Hoàng Gia là nơi bạn có thể thưởng thức những món lẩu thơm ngon đậm đà được ninh tới 12 tiếng đồng hồ cùng với thảo dược thiên nhiên. Và đặc biệt bạn sẽ được thưởng thức một bữa tiệc nấm đúng nghĩa cùng các loại nấm quen thuộc như nấm hương tươi, nấm Thủy Tiên, nấm kim châm nấm đùi gà cùng các loại thịt ăn kèm cực đã mắt.

13. Tiềm năng bất động sản

Với định hướng phát triển thành một đô thị hiện đại, với nhiều dự án đầu tư khủng cùng với việc nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng, quận Nam Từ Liêm hiện tại đang là điểm đến hứa hẹn với rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Những tuyến đường trọng yếu dần được mở rộng. Cùng với việc triển khai xây dựng thêm đường bộ trên cao để tạo sự liên kết khu vực phía Nam với trung tâm và các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh. Bên cạnh đó còn là nơi sở hữu nhiều công trình kiến trúc quan trọng. Nam Từ Liêm là một vị trí lý tưởng đối với những ai muốn tìm một nơi an cư, lạc nghiệp và ưu thích cuộc sống tiện nghi.

Với hệ thống trường học đa dạng các cấp, cùng với không gian xanh thoáng. Các trung tâm thương mại, siêu thị đầy đủ tiện nghi. Hơn nữa hạ tầng đô thị và giao thông tại Nam Từ Liêm cũng được hoàn thiện, vậy nên những dự án bất động sản tại đây luôn là một chủ đề hot với các nhà đầu tư muốn tìm kiếm một mảnh đất sinh lời, và cũng là sự lựa chọn lý tưởng của rất nhiều khách hàng đầu tư.

Hiện tại, giá đất tại khu vực quận Nam Từ Liêm có sự chênh lệch và biến động nhẹ giữa các vùng. Với khu vực nhà mặt phố, giá trung bình có thể dao động trong khoảng 174 triệu/m2, giá căn hộ rơi vào khoảng 35,9 triệu/m2. Với các ngôi nhà trong hẻm hoặc ngõ, giá trung bình là 105 triệu/m2 và giá đất hiện nay vào khoảng 65,7 triệu/m2. Trong đó, giá đất cao nhất nằm tại khu vực Trần Bình, phường Mỹ Đình 2 với con số lên tới 294 triệu/m2.

Với định hướng phát triển trở thành khu vực trung tâm “lõi” và sôi động tại Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dù là một quận non trẻ nhưng vẫn đang cố gắng hoàn thiện để trở thành một điểm sáng với các nhà đầu tư bất động sản.