Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Tây Âu

NHÀ NƯỚC TRONG THỜI KÌ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘPHONG KIẾN TÂY ÂU. NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN FRĂNG VÀ TRẠNGTHÁI PHONG QUYỀN CÁT CỨ PHONG KIẾN1.Qúa trình phong kiến hóa xã hội Tây Âu. Nhà nước phong kiến Frănga.Qúa trình phong kiến hóa xã hội Tây ÂuYếu tố tác động từ bên trongSự suy yếu của đế quốc La Mã , Khoảng cuối thế kỉ II, đầu thế kỉ III, phươngthức sản xuất chiếm nô Rôma bị khủng hoảng. Số nô lệ giảm sút mạnh, giá bán rấtcao nên nô lệ không còn là nguồn lợi chính mà còn trở nên nguy hiểm. Kinh tếcông- thương-nghiệp theo đó bị đình trệ. F Trong khi đó ở phía Đông, nhờ sự liênhệ với các nước Phương Đông nên kinh tế phát triển hơn. Năm 330, hoàng đếConxtantinut dời đô sang miền đông, năm 395, hoàng đế Têôdôdiut chia La Mãthành 2 quốc gia tách biệt: Tây La mã và Đông La Mã.Sự hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây La Mã :Quan hệ sản xuất dầnkhông còn phù hợp, những mầm mống sản xuất phong kiến đã xuất hiện, biểu hiệncụ thể qua hai mặt diễn ra đồng thời, đan xen lẫn nhau đó là: lãnh địa hóa toàn bộ ruộng đất nông nô hóa giai cấp nông dânDo nô lệ giảm sút, năng suất lao động ngày càng thấp. Chủ nô buộc phải nghĩ racách thức mới để bóc lột của họ có hiệu quả. Đó là chia nhỏ ruộng đất và giao chocác nô lệ tự cày cấy. Công cụ, giống má là của chủ nô, một phần thu hoạch nô lệđược hưởng, phần lớn thuộc về chủ nô. Họ chia đất của mình làm 2 phần : phần nhỏ hơn (1/3) do chủ đất trực tiếp quản lý phần lớn hơn (2/3) họ lại chia thành nhiều mảnh nhỏ, phát canh cho những nôngdân tự do và nô lệ.Họ có nghĩa vụ lao động và nộp lại cho chủ đất một khoản tiềnhoặc hiện vật;Ngoài ra họ phải đến lao động không công trên phần đất củachủ đất trong một sốngày nhất định (gọi là tô lao dịch). Họ không còn bị giám sát chặt chẽ như trướcmà có phần tự do hơn. Đó chính là những người “lệ nông”, tiền thân của thân phậnnông nô thời kì phong kiến sau này.Trong thời kỳ này, xã hội La Mã còn tồn tại một số nông dân tự do, trước nạncướp bóc khắp nơi, họ không thể tự bảo vệ mình, nhà nước La Mã suy yếu cũngkhông thể bảo vệ họ. Các chủ đất lợi dụng hoàn cảnh và địa vị xã hội đã tổ chứcquân đội riêng để bảo vệ đất, giữ gìn an ninh trong phần đất của mình. Do vậy,những nông dân tự do tìm đến chủ đất lớn xin được bảo vệ bằngcách biến đất củamình thnhà của chủ đất rồi lĩnh canh tại đó và trở thành lệ nông. Đất đai của cácchủ đất ngày càng lớn hơn, dần chúng nắm quyền thu thuế, lập tòa án riêng và nhàtù, thế lực ngày càng mạnh, có xu hướng thoát ly sự kiểm soát của chính quyềnTW.Nếu coi những “lệ nông” là tiền thân của nông nô thời trung cổ thì có thể coinhững tên chủ đất này là tiền thân của những lãnh chúa phong kiến tương lai.Như vậy, trong xã hội lúc bấy giờ đã hình thành 2 giai cấp tiền thân của giai cấpđặc trưng cho chế độ phong kiến là địa chủ và lệ nông. Phương thức bóc lột sức laođộng trong thời kỳ này cũng đã thay đổi và chuyển sang phương thức bóc lột củachế độ phong kiến là “ địa tô”Yếu tố tác động từ bên ngoài.Bên cạnh các yếu tố nội tại, ở phía đông biên giới sông Ranh và sông Đanuýpcủa La Mã là địa bàn cư trí của người Giecman gồm nhiều tộc người như Frăng,Iaraniêng…Lúc này, họ vẫn đang sống trong thời kỳ công xã thị tộc mạt kỳ, ngườiLa Mã gọi họ là “man tộc”.Người Giecman là bộ tộc lớn ở Đông bắc đế quốc La mã, vào đầu thế kỉ côngnguyên, chế độ công xã nguyên thủy do sự phát triển về kinh tế và dân số tăngnhanh, 1 số bộ tộc người Giec-man đã di cư vào lãnh thổ Rôma để sinh sống (cuốithế kỉ II). Đến giữa thế kỉ IV, người Giecman ồ ạt xâm nhập vào Rôma. Năm 476,một viên tướng người Giecman chỉ huy quân cấm vệ của Hoàng đế Rôma làmchính biến, giết chết Hoàng đế. Đế quốc Tây Rôma bị diệt vong. Chính quyền TWcủa Rôma không còn. Các vương quốc “man tộc” được dịp bành trướng khắp lãnhthổ Tây Rôma cũ và bắt đầu thực hiện phương thức sản xuất mới Phương thức sảnxuất phong kiến. Chế độ phong kiến ra đời thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ. •Nhưng một tộc người có trình độ văn minh thấp hơn làm sao có thể quản lý và caitrị một quốc gia có trình độ phát triển caohơn? Khi chinh phục những người La Mãcó trình độ phát triển caohơn mình, người Giecman không thể dung nạp họ vào cácthị tộc của mình, cũng không thể dùng những tập đoàn này để quản lý họ được. Dođó các cơ quan quản lý thị tộc buộc phải nhanh chóng chuyển hóa thành cơ quanNhà nước phù hợp để thống trị được người La Mã. Nhà nước đó không thể là nhànước Chiếm hữu nô lệ vì hình thức này đã không còn thực tế và hiệu quả nữa. Lựclượng sản xuất đã phát triển đến giai đoạn mới, dần trở thành lực lượng sản xuấtcủa chế độ Phong kiến, vì vậy QHSX và KTTT cũng phải phù hợp theo.Cho nên, nhà nước mà người Giecman có thể thiết lập chỉ là nhà nước Phongkiến mà thôi. Trong quá trình này, các thủ lĩnh quân sự đoạt lấy quyền lực, thay thếcho các tù trưởng, lại được sự ủng hộ của quân đội nên đã trở thành Vua với quyềnlực tối cao. Vua tuyên bố tất cả đất đai chiếm được đều thuộc quyền sở hữu củaVương triều và đem đất đó phong tặng cho những người có công lao như quý tộcquân sự, thị tộc, tăng lữ, quan chức La Mã cũ ủng hộ giúp chính quyền mới… Vềxã hội Tây La Mã, đang manh nha phát triển thành xã hội Phong kiến thì xuất hiệncuộc chiến giữa các tộc người Giecman.Đóng vai trò như nhân tố thúc đẩu làm choxã hội chuyển hóa sang xã hội Phong kiến một cách dứt khoát và nhanh chóng hơnb.Sự thiết lập. quá trình phát triển và tan rã của nhà nước FrăngVương quốc Frăng là biểu hiện rõ nhất của quá trình hình thành chế độ phong kiếnở Tây Âu. Nhà nước Frăng từng bước đánh bại các vương quốc khác, mở rộng lãnhthổ ra toàn Tây Âu, người sang lập ra nhà nước Frăng là Cloovit (481 – 511). Nhànước Frăng tồn tại qua hai chiều đại:-Triều đại Mô rô vanh riêngNăm 486, Clovic, là một thủ lĩnh liên quân người Frăng, ông liên kết với nhiều liênminh khác đánh bại quân La Mã. Năm 507, Hoàng đế của đế quốc Đông La Mã cửClôvic giữ chức Chấp chính quan, nghĩa là Clôvic được công nhận là quốc vươngcủa cả nước Frăng. Mở đầu triều đại Mêrôvanhgiêng.Do còn chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán trong xã hội công xã nguyên thủy,khi vua cha mất, quốc gia được đem chia đều cho những người con trai, hình thànhnên các quốc gia nhỏ, tranh chấp với nhau. do đó, lãnh thổ của vương quốc Frăngcứ thống nhất rồi lại bị phân chia, thống nhất, phân chia...Khi quyền lực của nhà vua suy yếu, thế lực của các quý tộc tăng lên , người nắmthực quyền trong cả nước là các Tể tướng hay vị quan tổng quản của triều đình.-Triều đại Carô lanh giêngNăm 714, Saclơmacten giữ chức Tể tướng. Khi làm Tể tướng, ông lập đượcnhiều công cho quốc gia bằng cách đấu tranh vũ trang, thống nhất toàn bộ vươngquốc Frăng hùng mạnh xưa kia và mở rộng thêm lãnh thổ.Năm 737, khi Quốc vương của gia tộc Mêrôvanhgiêng chết, triều đình không lậpvua mới. Vương quốc Frăng do Saclơmacten thống trị.Năm 741, Saclơmacten bị bệnh chết. Ông chia lãnh thổ của mình cho 2 đứa con,Caloman và Pepin lùn. Năm 751, Pepin lùn được cử làm vua, mở đầu cho vươngtriều Carôlanhgiêng.Năm 768, Pepin lùn chết. Con ông là Salơ đã thống nhất cả vương quốc Frăng vàcòn mở rộng vương quốc ra gấp đôi, bao gồm cả các nước Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ,Ao, Ý và một phần của Tây Ba Nha ngày nay. Do vậy, ông được xem như là vị đạiđế Saclơ hay Saclơmanhơ (Charlemagne).-Giai đoạn suy yếu của Frăng và tình trạng phân quyền cát cứNăm 824, Saclơmanhơ chết, người con trai của ông là Louis ngoan đạo lên ngôinhưng ông chỉ suốt ngày lo việc tôn giáo mà không lo việc triều chính. Chính vìvậy, trong 3 năm lên ngôi, Louis ngoan đạo đem đất nước chia cho 3 đứa con củamình, đó là: Lothair, Pepin, Louis.Nhưng đến năm 829, Louis ngoan đạo phủ nhận quyết định nói trên để cắt mộtphần đất cho người con trai của bà vợ sau là Saclơ hói. Ba người con trai của Louisngoan đạo đều không đồng ý, thế là cha con họ đã tiến hành một cuộc nội chiếnkéo dài gần 10 năm.Năm 840, Louis ngoan đạo chết, ba năm sau cả ba anh em họ ngồi lại với nhau đểký hoà ước Vecđoong (Verdun). Theo hoà ước này, ba người con trai của Louisngoan đạo sẽ chia nhau cai trị lãnh thổ vương quốc Frăng, tạo thành 3 nước Đức,Pháp và Ý ngày nay.c. Tổ chức bộ máy nhà nước· Mêrôvanh giêngBộ máy nhà nước được tổ chức còn rất thô sơ.ª Ở Trung ương- Đứng đầu bộ máy nhà nước là Vua;- Bên dưới vua là các quan lại cao cấp phụ trách các việc như quân sự, tư pháp, tàichính, văn thư, kho rượu… song sự phân công ấy chưa thật rõ ràng và cố định.Ví dụ: Quan Chưởng ấn hoặc Thị vệ có khi làm cả nhiệm vụ ngoại giao hoặc quânsự; Quan thống chế có khi phụ trách cả việc ăn uống hoặc tiệc tùng…- Ngoài ra còn có các viên quan quản lý trông coi các trang viên của nhà vua. Đứngđầu và quản lý các viên quan này là quan quản lý cung đình, tức Tể tướng.Trong thời kỳ vua lười, Tể tướng là người cầm quyền thực tế.Đến thời Carôlanhgiêng- Trong thời kỳ của vương triều Carôlanhgiêng, quan trọng nhất là thời kỳ trị vì củaSaclơmanhơ, bộ máy nhà nước của vương quốc Frăng ngày càng hoàn chỉnh hơn- Đứng đầu bộ máy nhà nước vẫn là Vua- Bộ máy quan lại dưới Vua là các chức: Thừa tướng, Tổng Giám mục và Đại thầncung đình.+ Thừa tướng giữ chức vụ bí thư và chưởng ấn của nhà vua.+ Tổng Giám mục quản lý giáo sĩ trong cả nước.+ Đại thần cung đình thì gần giống như quan Tể tướng trước kia, có nhiệm vụ quảnlý các công việc hành chính của triều đình.Chức tể tướng trước kia đến thời kỳ này bị bãi bỏ.-Bên dưới có các quan lại khác như: Quan Thống chế, Quan Chánh án, Quan coiquốc khố, Quan quản lý kho rượu…Ở địa phương :- Ở thời kỳ Mêrôvanhgiêng, cả nước chia thành nhiều đơn vị hành chánh địaphương. Đứng đầu mỗi đơn vị đó là Quan Bá tước nên đơn vị hành chính này cònđược gọi là “Khu quản hạt Bá tước”.Quyền hạn của Bá tước :+ Các bá tước được toàn quyền về hành chính, tư pháp, tài chính, quân sự ở địaphương.+ Họ được nhà vua ban cho một số ruộng đất và giữ lại 1/3 tiền án phí.- Từ thời Saclơmanhơ trở về sau, quan hệ giữa vua và các bá tước trở thành quanhệ giữa tôn chủ và bồi thần. Dần dần, chức vụ này (Bá tước) biến thành cha truyềncon nối.Ở các vùng biên giới :Từ thời Carôlanhgiêng, vua còn thành lập những đơn vịhành chính đặc biệt ở các biên giới, gọi là Biên trấn. Ở đây, nhà vua cho xây dựngnhững pháo đài kiên cố nhằm mục đích phòng ngự các cuộc chiến tranh từ bênngoài và làm căn cứ để tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ.Đứng đầu biên trấn là : Bá tước, hoặc Hầu tước, hoặc Công tước.Ngoài ra, nhà vua thường cử những đoàn khâm sai để quản lý tình hình ở địaphương, mỗi đoàn thường gồm hai người.Nhiệm vụ quyền hạn của quan khâm sai:- Để kiểm tra việc thực hiện các sắc lệnh của nhà Vua.- Xử lý các hành vi lạm dụng quyền hạn của các quan lại địa phương.- Giải quyết những vụ khiếu tố trong nhân dân đối với Bá tước hoặc Giáo chủ ở địaphương.Tòa án :+ Ở trung ương:- Cơ quan tư pháp có thẩm quyền xét xử là tòa án của nhà vua.- Thành phần xét xử: là các pháp quan gồm chánh án và bồi thẩm – do nhà vua chỉđịnh.+ Ở địa phương:- Lúc đầu, quyền xét xử thuộc về những người dân tự do. Lúc nhà nước Frăng mớiđược xây dựng, người dân được tham gia bồi thẩm và được cử những đại biểu củamình làm thẩm phán nhưng chẳngbao lâu, khi nông dân bị nông nô hoá, quyền hạnngày càng tập trung vào tay các bá tước thì tình trạng này bị bãi bỏ.- Về sau, quyền tư pháp thuộc tay bá tước.+ Ngoài ra, các đoàn khâm sai do nhà vua cử về địa phương cũng có quyền mởphiên tòa xét xử tại chỗ.Quân đội- Ban đầu, lực lượng quân đội chủ yếu của quốc gia gồm có đội thân binh của nhàvua, lực lượng quần chúng. (Tất cả dân tự do đều có nghĩa vụ quân dịch cho nhàvua). Nhưng do đời sống nông nghiệp định cư , đa số nông dân không muốn rời xaruộng đất, gia đình để đi chinh chiến nữa. Họ chấp nhận hiến ruộng đất cho địa chủvà trở thành nông nô nhằm thoát khỏi nghĩa vụ binh dịch. Vì vậy, giờ đây, đội thânbinh của nhà vua trở thành lực lượng quân đội chủ yếu.- Thời Carôlanhgiêng, lực lượng quân đội chia thành 2 bộ phận:+ Quân đội chuyên nghiệp:thường xuyên có mặt trong các trang trại quân đội, nhấtlà ở các biên trấn.+ Quân đội của bồi thần được phong đất - cùng kỵ binh của họ: Đội quân này chỉtập hợp lại mỗi khi có chiến tranhNhận xét- Bằng các biện pháp như tập trung mọi quyền hành về hành chính, tư pháp, tàichính, quân sự… và việc bản thân mình được phong làm hoàng đế, nhà nước Frăngtrở thành một nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền.- Thế nhưng, do chính sách phân phong ruộng đất cho các lãnh chúa phong kiến,do vua đã giao cho các lãnh chúa phong kiến quá nhiều quyền lực trên mãnh đấtcủa họ nên trong quốc gia dễ xẩy ra cục diện phân quyền cát cứ.- Đồng thời, do phong tục cha truyền con nối: Sau khi vua qua đời, quốc gia sẽ bịchia đều cho tất cả các con trai của vua - tàn dư của chế độ công xã thị tộc. Nên saukhi lãnh thổ vừa được thống nhất, thì lại phải chia cắt cho các con khi vua cha quađời. Nên lịch sử của Vương quốc Frăng là một chuỗi dài của sự thống nhất, phânchia, thống nhất...2. Trạng thái phân quyền cát cứ phong kiếnTrạng thái phân quyền cát cứ của nhà nước phong kiến Tây Âu Thời kỳ phát triểncủa chế độ phong kiến : - Hình thành và củng cố : TK 2 đến trước năm 843 - Pháttriển : sau năm 843 đến TK15 - Khủng hoảng, suy vong : TK 15 đến TK 17 Quanhệ PK được thể hiện : - Quan hệ bóc lột bằng địa tô được thể hiện rõ nhất, đặctrưng của chế độ phong kiến - Mối quan hệ giữa hai giai cấp cơ bản : địa chủ (lãnhchua PK) và nông dân (nông dân). Đây là mối quan hệ bất bình đẳng về mọi mặt.Nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào địa chủ PK, không có ruộng đất.- Chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất : tập trung vào tay giai cấp PK là nhiều nhấtvà gần như tuyệt đối. - 843 : chế độ phân quyền cát cứ xuất hiện, ngày càng pháttriển. Biểu hiện của chế độ phân quyền cát cứ : - Nguyên nhân : + Nguyên nhânsâu xa : đế quốc Frăng được dựng lên do kết quả của những cuộc chiến tranh xâmlược và được duy trì bằng bạo lực, không có cơ sở kinh tế, chỉ là một liên hiệp tạmthời, không vững chắc. Trong phạm vi cả Tây Âu và phạm vi từng nước đều cókhuynh hướng phát triển riêng, muốn tách ra khỏi sự ràng buộc của chính quyềnTƯ. + Nguyên nhân cơ bản, có tính quyết định là về kinh tế. Trong đó, trước hếtphải nói đến chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất. Đó là sở hữu tư nhân rất lớncủa PK. Được hình thành bằng hai nguồn : thứ nhất là chế độ phân phong ruộngđất và chế độ thừa kế ruộng đất, thứ hai là số ruộng đất ít ỏi của những nông dân tựdo, nằm rải rác trong những khu đất dai của lãnh chúa. Chế độ phân phong và thừakế dẫn tới hậu quả quyền sở hữu tối cao về ruộng đất không thuộc về nhà vua vàdẫn tới trạng thái phân quyền cát cứ.+ Về giao thông, do chiến tranh liên miên lại không được sửa chữa nên việc đi lạigặp rất nhiều khó khăn và không an toàn. Vì vậy, liên hệ từng vùng không thườngxuyên chặt chẽ. + Ngoài ra, từng nước còn có những nguyên nhân khác. VD : ởPháp, có những thời kỳ mà ruộng đất của nhà vua ít hơn rất nhiều so với ruộng đấtcủa các lãnh chúa PK, thế lực của nhà vua rất hạn chế. Những làn chúa lớn thườngáp đảo nhà vua và tranh giành quyền lợi với nhau. Nói đến trạng thái phân quyềncát cứ là nói đến lãnh địa và lãnh chúa PK. Đất đai được phân phong lần lượt trởthành tư hữu và tạo nên lãnh địa. Nà vua ở TƯ thực tế cũng chỉ là một lãnh chúamà thôi. Có hai loại lãnh địa là lãnh địa PK và lãnh địa của giáo hội thiên chúa. Phân quyền cát cứ là trạng thái cơ bản nổi bật nhất trong thời kỳ phát triển của chếđộ phong kiến Tây Âu. Nó bao trùm, chi phối mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và chínhtrị phong kiến. + Kinh tế : Nền kinh tế của lónh địa là nền kinh tế tự cung tự cấp.Lãnh địa có nhiều trang viên, các trang viên lại được chia thành hai phần, một phầndo lãnh chúa trực tiếp quản lý, một phần đ ược chia thành nhiều khoanh nhỏ đểnông dân thuê lĩnh canh.+ Xã hội : Quan hệ cơ bản trong xã hội là quan hệ giữa lãnh chúa với nông dân.Nông dân coa ba loại : nông dân tự do, lệ dân và nông nô. Lệ dân và nông dân tựdo trước sau gì cũng bị biến thành nông nô, cả đời phụ thuộc chặt chẽ vào lãnhchúa, làm lao dịch không công, nộp địa tô cho địa chủ...So với nô lệ trong xã hộicổ đại thì thân phận của nông nô có khá hơn, họ có nhà cửa, công cụ sản xuất, kinhtế gia đình riêng. + Chính trị : Những tước vị và chức vụ mà nhà vua trao cho lãnhchúa nay trở thành cha truyền con nối, biến luôn khu vực HC đứng đầu thành lãnhđịa riêng, biến thần thuộc, thần dân nhà vua thành thần thuộc, thần dân của lãnhchúa, có toà án xét xử riêng. Lãnh chúa có quyền đúc tiền, thu thuế..bộ phận quânđội của lãnh chúa hoàn toàn tách khỏi sự điều động của nhà vua. Giữa các lãnhchúa thường xảy ra chiến tranh nhằm mở rộng lãnh địa, quyền lực, tài sản. Nhưvậy, trên thực tế, các lãnh địa đã biến thành những quốc gia nhỏ. Các lãnh chúa trởthành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ các quyền lập pháp, hành pháp, tưpháp, có quân đội, toà án, luật lệ riêng. Chính trong trạng thái phân quyền cát cứ,quan hệ PK được thể hiện rõ nét nhất, đây cũng là thời ký phát triển của chế độ PKTây Âu.3. Tình hình pháp luậtCác quan hệ pháp lý về tài sản- Về quyền sở hữu ruộng đất:+ Từ thế kỷ 5 đến 6, do người Frăng vừa thoát thai khỏi chế độ công xã thị tộc nênở buổi ban đầu của chế độ phong kiến, quyền sở hữu ruộng đất ở công xã có 2 hìnhthức:· Thuộc quyền sở hữu chung của công xã đối với ruộng đất canh tác. Công xã tiếnhành việc phân chia ruộng canh tác cho các thành viên của mình. Đến thời hạnnhất định nông dân phải trả lại cho công xã để phân chia lại.· Thuộc quyền sở hữu tư nhân đối với nhà cửa, vườn tuợc xung quanh nhà.Theo bộ luật Xa Lích, ruộng đất được chia cho các thành viên công xã và được chatruyền con nối, tuy nhiên ruộng đất chỉ có thể chuyển cho con trai. Nếu người chếtkhông có con trai thì phải trả ruộng đất lại cho công xã.+ Đến đời vua Sinpê Rich (561 – 584), Nhà Vua quy định nếu người chết không cócon trai, ruộng đất được quyền để lại cho con gái, không phải trả lại cho công xãnữa. Đây là một bước quá độ để chuyển sang chế độ tư hữu về ruộng đất.+ Thế kỷ 6, 7 quyền sở hữu ruộng đất của công xã bị tan rã, đất đai thuộc quyền sởhữu của người được phân phối (nông dân). Bọn quý tộc+ Trên danh nghĩa, toàn bộ lãnh thổ của vương quốc là tài sản của Nhà Vua, NhàVua phân phong cho các thần thuộc của mình. Dần dần, các thần thuộc biến ruộngđất được phân phong thành ruộng đất tư hữu. Từ thế kỷ 9, 10 trở về sau, ruộng đấtnày trở thành lãnh địa và thuộc toàn quyền sở hữu của lãnh chúa phong kiến. Trênphần ruộng đất được phân phong, các quan hệ pháp lý về ruộng đất do các lãnhchúa quy định (quy định về hợp đồng mua bán, chuyển nhượng ruộng đất giữa cácchủ đất, việc lĩnh canh ruộng đất, các nghĩa vụ của nông nô đối với lãnh chúa, quyđịnh về thủ tục thừa kế ruộng đất… Những quy định này đều thể hiện nguyên tắc“Không đất nào là không có chủ”). Dần dần những quy định này trở thành tập quánpháp.- Đối với việc sở hữu các tài sản khác+ Bộ luật Xa Lích thừa nhận chế độ tư hữu về động sản. Vấn đề này được phản ánhqua những điều khoản quy định các hình phạt đối với các tội trộm cắp hoặc gâythiệt hại đến gia súc, hoa màu của người khác.+ Đến thế kỷ 11, 12, trong các thành phố tự trị kinh tế công thương nghiệp pháttriển, các thành phố này bắt đầu viện dẫn pháp luật la mã để giải quyết các vấn đềliên quan đến lĩnh vực hợp đồng, trái vụ như các loại hợp đồng mua bán, tặng cho,đổi chác, thuê mướn, ủy thác… do đó, pháp luật của các thành thị trong thời kỳ nàyrất phát triển.· Luật lệ về hôn nhân gia đình- Bộ luật Xa Lích nghiêm cấm tục cướp vợ hoặc mua bán vợ. Bộ luật quy địnhtrong thủ tục kết hôn, người chồng phải tặng quà cưới cho vợ (thay cho tiền muavợ). Sau đó số tài sản này trở thành tài sản chung.- Theo phong tục, để giữ lại toàn bộ số tài sản của dòng họ, người phụ nữ goá phảikết hôn với anh hoặc em của chồng (chưa có vợ). Tuy nhiên, người phụ nữ nàyđược quyền lấy chồng khác với điều kiện:+ Phải được gia đình chồng cũ ưng thuận+ Người chồng mới phải nộp cho gia đình chồng cũ một khoản tiền nhất định- Về sau, luật hôn nhân gia đình chịu nhiều ảnh hưởng của thế lực nhà thờ và luậtlệ thiên chúa giáo. Luật lệ tôn giáo và luật pháp nhà nhà nước đều ngăn cấm việc lyhôn.- Địa vị pháp lý của người phụ nữ có được cải thiện hơn so với trong thời chiếmhữu nô lệ. Tuy nhiên, họ vẫn phải phụ thuộc vào người cha, người chồng và contrai; ngoài xã hội phụ nữ có địa vị xã hội thấp kém hơn so với đàn ông cùng đẳngcấp. Do bị ảnh hưởng của thế lực nhà thờ, giáo hội, càng ngày người phụ nữ càngbị mất năng lực pháp lý về tài sản và bị áp dụng cực hình. Tuy nhiên ở một số địaphương của nước Anh, người vợ được quyền quản lý tài sản của mình, ở miềnNam nước Pháp, người vợ được quyền lấy lại của hồi môn và được gia đình chồngcấp phần đất riêng cho người phụ nữ goá chồng.- Ở nông thôn, trai gái làng này bị cấm kết hôn với trai gái của làng khác, do đóthường dẫn đến tình trạng loạn luân.- Đối với nông nô, khi kết hôn phải có sự đồng ý của lãnh chúa. Nếu kết hôn vớinông nô của lãnh chúa khác thì phải nộp phạt tiền ngoại hôn. Con do hai nông nônày sinh ra phải chia đều cho cả hai lãnh chúa.Các quy định liên quan đến luật Hình sựTục trả nợ máu- Do bị ảnh hưởng của các phong tục tập quán trong thời kỳ công xã nguyên thủy,trong giai đoạn đầu của chế độ phong kiến, tục trả nợ máu vẫn còn tồn tại khá đậmnét.- Bộ luật Xa Lích quy định:+ Nếu tội phạm không đủ tiền nộp phạt và cũng không có người nộp thay thì phảimang mạng sống của mình ra chịu tội.+ Đối tượng phải trả nợ máu là chính kẻ giết người hoặc con trai của người đó.+ Người được trả thù chỉ có thể là cha, con trai, anh em trai của nạn nhân+ Quy định thời gian chờ trả thù nhằm làm giảm bớt tính hung hãn của gia đìnhngười bị hại và tạo điều kiện cho tội phạm có tiền nộp để chuộc tội (ví dụ ở Anh,thời gian chờ trả thủ là 12 tháng).Nộp tiền chuộc tội- Theo bộ luật Xa Lích, bất cứ tội phạm nào cũng được phép dùng tiền để chuộc tội(trừ những tội phạm bị xem là trọng tội: tội phản quốc, tội chống lại giáo hội…)- Lúc đầu, mức tiền nộp phạt tùy thuộc vào sự thoả thuận của hai bên. Về sau, bộluật quy định mức phạt cụ thể (ví dụ: trộm chó: 15 xôlidút, trộm ngựa: 45 xôlidút,xúc phạm người frăng tự do: 30 xôlidút, giết chết người frăng tự do: 200 xôlidút,giết chết phụ nữ mang thai: 600 đến 700 xôlidút). ½ số tiền nộp phạt được chia chogia đình bị hại, ½ còn lại sung vào công quỹ.- Luật cho phép họ hàng của tội phạm được nộp tiền thay và tội phạm sẽ trở thànhnô lệ cho người đã nộp phạt thay mình. Nhưng đến thế kỷ 6, luật cấm người khácnộp phạt thay, tội phạm phải tự mình bỏ tiền ra để chuộc tội và mức tiền nộp phạttùy thuộc vào địa vị của người bị hại. Nếu tội phạm là kẻ giết người mà không chịunộp phạt hoặc không có tiền nộp phạt thì sẽ bị tử hình.- Đối với những tội phản quốc, không trung thành với nhà vua hoặc lãnh chúaphong kiến, chống lại nhà thờ và luật lệ tôn giáo, trộm cắp tài sản của nhà nướchay của nhà thờ… đều bị coi là trọng tội. Tất cả những trọng tội đều không đượcdùng tiền chuộc mà phải chịu án tử hình. Phương thức thực hiện án tử hình rất tànbạo như: chém đầu, treo cổ, hoả thiêu, làm cho tội phạm chết dần trong đau đớn…Tuy nhiên luật lại không quy định như thế nào là phản quốc, như thế nào là khôngtrung thành với nhà vua… do đó, đối với những loại tội phạm này, quan toà thườngxét xử tùy tiện, chủ quan.· Hình phạt- Tính chất giai cấp trong pháp luật phong kiến thể hiện rõ trong việc quy định hìnhphạt. Tùy theo thân phận và địa vị của người phạm tội và người bị hại, pháp luậtquy định mức hình phạt khác nhau. Ví dụ: giết một người có địa vị cao thì phải nộpphạt gấp 3 đến 4 lần mức bình thường, tiền phạt tội bắt trộm nôlệ bằng mức tiềnphạt tội bắt trộm con ngựa hay con bò, nếu người dân tự do và người nô lệ phạmtội như nhua thì người dân tự do chuộc tội bằng tiền, còn người nô lệ thì thì bị thểxác.Pháp luật về tố tụng và tư pháp· Toà án- Trong thời kỳ phong kiến, quyền tư pháp thuộc về cả nhà vua, giáo hội và cáclãnh chúa phong kiến. Tuỳ từng thời kỳ khác nhau mà quyền tư pháp của các thếlực có vai trò khác nhau.+ Thế kỷ 6 đến thế kỷ 10, quyền tư pháp của các lãnh chúa lớn mạnh. Nhà vua chỉcó quyền xét xử trên phần đất của vương triều.+ Thế kỷ 11 đến 14, nhà vua tìm mọi cách hạn chế bớt quyền lực của các lãnh chúaphong kiến, tăng cường quyền lực của mình. Do đó, phạm vi và thẩm quyền xét xửcủa toà án nhà vua ngày càng được mở rộng.+ Thế kỷ 15, 16 quyền tư pháp của các lãnh chúa phong kiến bị suy yếu và dần dầnbị loại trừ. Quyền xét xử trong cả nước thuộc về toà án của nhà vua.+ Giáo hội có quyền lập ra những “toà án tôn giáo thiêng liêng” để xét xử nhữngngười bị coi là dị giáo, chống lại giáo hội…- Trong thời kỳ hưng thịnh của chế độ phong kiến, một nguyên tắc hoạt động phổbiến của toà án là người xét xử phải có tài sản ít nhất bằng tài sản của của người bịxét xử.Tổ chức luật sư- Tổ chức luật sư đã từng xuất hiện trong thời kỳ La Mã cổ đại, đến thời kỳ phongkiến tổ chức này hoạt động như những ngành nghề trong xã hội và có vai trò quantrọng trong đời sống chính trị – xã hội.Viện công tố- Ban đầu, viện công tố do nghị viện thành lập và trực thuộc nghị viện. Ủy viêncông tố phải là thành viên của Nghị Viện. Về sau, Viện Công tố tách khỏi NghịViện thành một cơ quan độc lập.- Viện Công tố có chức năng theo dõi ngân khố quốc gia và giám sát công việc tốtụng hình sự.NHẬN XÉT- Pháp luật là một phương tiện để nhà nước đàn áp, bóc lột quần chúng nhân dânlao động, bảo vệ địa vị, quyền lợi của tập đoàn phong kiến thế tục và tập đoànphong kiến giáo hội.- Pháp luật phong kiến kém phát triển hơn so với pháp luật thời Hy La cổ đại, vìnhững nguyên nhân sau đây:+ Trong một thời gian dài, tình trạng phân quyền cát cứ và kinh tế tự cung tự cấpđã kìm hãm sự của kinh tế hàng hoá+ Các lãnh chúa phong kiến phải tập trung và các cuộc chinh phạt lẫn nhau, khôngcó thời gian cho việc xây dựng pháp luật. Trong các lãnh địa, các tập quán pháp vàmệnh lệnh của lãnh chúa phong kiến được dùng để điều chỉnh các vấn đề xã hội.Tuyệt đại đa số cư dân bị mù chữ, thậm chí nhiều quý tộc cũng không biết đọc biếtviết. Nhà nước và giáo hội thực hiện chính sách ngu dân, bắt buộc dân chúng họcthuộc lòng kinh thánh và không thực hiện giáo dục toàn diện.

Video liên quan

Chủ đề