Doanh nghiệp nhà nước có thể có nhiều Phó giám đốc

cấu tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước theo luật mới

Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2014 với nhiều sự thay đổi ý nghĩa và tạo được thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào doanh nghiệp. Một trong những thay đổi nổi bật của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có thể kể đến như việc thay đổi tỷ lệ phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nhà. Việc thay đổi này kéo theo nhiều thay đổi liên quan như việc thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý. Cụ thể:

Cơ cấu tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước theo Luật mới

Luật Doanh nghiệp năm 2014: Cơ cấu tổ chức quản lý của Doanh nghiệp nhà nước theo hình thức công ty TNHH một thành viên và có hai mô hình sau:

– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Luật Doanh nghiệp năm 2020: Cơ cấu tổ chức quản lý của Doanh nghiệp nhà nước theo hình thức Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên, Công ty cổ phần và có hai mô hình sau:

– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.

– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.

Cụ thể về từng thành phần trong cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước được hiểu như sau:

I. Chủ tịch công ty

Điều 99 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về chủ tịch công ty, theo đó có thể hiểu các khía cạnh đơn giản về chủ tịch công ty như sau:

Chủ tịch công ty do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch công ty có nhiệm kỳ không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Một cá nhân được bổ nhiệm không quá hai nhiệm kỳ, trừ trường hợp người được bổ nhiệm đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại công ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu. Tiêu chuẩn, điều kiện và các trường hợp miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch công ty được thực hiện theo quy định tại Điều 93 và Điều 94 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Chủ tịch công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 92 và Điều 97 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Tiền lương, phụ cấp, thù lao của Chủ tịch công ty được tính vào chi phí quản lý công ty.

Chủ tịch công ty sử dụng bộ máy, quản lý, điều hành, bộ phận giúp việc của công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch công ty tổ chức lấy ý kiến chuyên gia tư vấn trong nước và nước ngoài trước khi quyết định vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty. Chi phí lấy ý kiến chuyên gia tư vấn được quy định tại quy chế quản lý tài chính của công ty.

II. Hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Quyền, nghĩa vụ của hội đồng thành viên được quy định tại Điều 91 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Hội đồng thành viên bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác, số lượng không quá 07 người. Thành viên Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại. Một cá nhân được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên không quá 02 nhiệm kỳ tại một công ty, trừ trường hợp đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại công ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu.

III. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.

Để trở thành Giám đốc, Tổng giám đốc cần đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

– Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

– Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty.

– Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.

– Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.

– Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

– Tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng giám đốc được quy định tại khoản 2 Điều 100 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

IV. Ban kiểm soát

Đây là điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020 khi quy định doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải có Ban kiểm soát trong khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 không quy định bắt buộc. Có thể hiểu điều này xuất phát từ sự thay đổi về tỷ lệ vốn góp trong doanh nghiệp nhà nước sẽ làm cho doanh nghiệp nhà nước có nhiều vốn tư nhân hơn.

Điều 103 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về Ban kiểm soát theo đó:

Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát. Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước.

Quyền, nghĩa vụ của Ban kiểm soát được quy định tại Điều 104, Điều 105 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Xem thêm: >>> Ban kiểm soát trong Doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp mới

——————–

Bộ phận tư vấn doanh nghiệp – Phamlaw

Giám đốc, Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước do ai bổ nhiệm? Cần đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn gì? Trường hợp nào sẽ bị miễn nhiệm, cách chức?

1. Bổ nhiệm Giám đốc, Tổng giám đốc và Phó giám đốc, Phó Tổng giám đốc.

Điều 100 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.

– Công ty có một hoặc một số Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc. Số lượng, thẩm quyền bổ nhiệm Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc quy định tại Điều lệ công ty. Quyền và nghĩa vụ của Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động.

(Nguồn: Internet)

2. Quyền và nghĩa vụ

Khoản 2 Điều 100 quy định Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành các hoạt động hằng ngày của công ty và có quyền, nghĩa vụ sau đây:

– Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư của công ty;

– Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty;

– Quyết định các công việc hằng ngày của công ty;

– Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty đã được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chấp thuận;

– Bổ nhiệm, thuê, miễn nhiệm, cách chức, chấm dứt hợp đồng lao động đối với người quản lý công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

– Ký kết hợp đồng, giao dịch nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

– Lập và trình Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm về kết quả thực hiện mục tiêu kế hoạch kinh doanh; báo cáo tài chính;

– Kiến nghị phân bổ và sử dụng lợi nhuận sau thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

– Tuyển dụng lao động;

– Kiến nghị phương án tổ chức lại công ty;

– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

3. Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc

Điều 101 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Giám đốc, Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.

Điều 17: Những trường hợp không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”

2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty.

3. Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.

4. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.

5. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

6. Tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

3. Miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Tổng giám đốc

Điều 102 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc bị miễn nhiệm trong trường hợp sau đây:

a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 101 của Luật này;

b) Có đơn xin nghỉ việc.

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc bị xem xét cách chức trong trường hợp sau đây:

a) Doanh nghiệp không bảo toàn được vốn theo quy định của pháp luật;

b) Doanh nghiệp không hoàn thành các mục tiêu kế hoạch kinh doanh hằng năm;

c) Doanh nghiệp vi phạm pháp luật;

d) Không có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh mới của doanh nghiệp;

đ) Vi phạm một trong số các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý quy định tại Điều 97 và Điều 100 của Luật này;

e) Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.

3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm, cách chức, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty xem xét, quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm người khác thay thế.

4. Trường hợp miễn nhiệm, cách chức đối với Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, người quản lý khác của công ty, Kế toán trưởng do Điều lệ công ty quy định.

Video liên quan

Chủ đề